Những
mảnh vỡ màu mật ong rắc lên những tàn cây
Rắc
xuống dòng sông vừa dụi mắt
Rắc
lên ngọn tháp già cam phận dễ nghìn năm
Mùa
xuân đi qua
Thành
phố còn đang ngủ
Tháng
giêng trầm tích nỗi buồn
Mảnh
trăng vừa đủ tuổi
Chập
chờn trôi
Sóng
sánh màu cánh kiến
Đêm
Nguyên tiêu quá chén
Lao
xao bờ bụi
Tiếng
côn trùng lang thang
Mẩu
bánh phết đầy trăng
Dây
từng chiếc áo
Từng
khuôn mặt người như tượng đá mù câm
Trăng
chảy qua thung
Trầm
mình dưới đáy sông
Nhởn
nhơ đùa bỡn
Chiếc
bánh phết đầy trăng vỡ tan
Đêm
tàn
Trăng
xuôi về châu thổ
Để
lại những mẩu vụn thời gian
Tiếc
nuối
Cho
người.
CHIỀU CUỐI CHẠP NƠI MỘT THÀNH PHỐ TRẺ
(Tặng
thành phố Tuy Hòa tròn 400 năm tuổi)
Phố ngửa mặt đón mùa xuân trẩy hội.
Cánh đồng quê xuống tóc trả ơn người
Tiếng máy tuốt kêu khan chiều cuối chạp
Đêm giao thừa hối hả gói niềm vui
Nước sông Chùa thổn thức chảy về xuôi
Khi dáng tháp còn neo lời của biển
Kè Bạch Đằng ấm vầng trăng kỷ niệm
Chén rượu mời còn khuyết một niềm riêng
Quán tối đèn phố xá bổng lặng yên
Xe với cộ ngổn ngang hồn viễn xứ
Rừng hoa dại sống đầu non cuối bải
Chiều ba mươi hương sắc bổng tượng hình
Phố tuy hòa đang ấm một vầng trăng
Và đang nhã chút hương thầm cỏ nội
Mưa với gió để riêng mùa một cỏi
Nhánh Phong Lan âu yếm ngã vai người
Bốn trăm năm vành vạnh lể thôi nôi
Hay kỹ niệm một thời hương thiếu nữ
Chiếc eo thon ấm bao vầng trăng củ
Nay tơ non lịch lãm tuổi xuân thì
VÔ ĐỀ
Có lẽ tết này em đã tuổi ba hai
Ba hai tuổi hồn nhiên và mộng mị
Em biết giận, biết hờn, biết yêu thương và biết khóc.
Biết tự hành hạ mình,biết thách thức ngày mai
Từ Phú Yên ra Nam
Định xa xôi
Đường xa quá chập chùng…. xa dịu vợi
Đành nói thật ước gì anh có lỗi
Dẫu đèo cao núi cả cũng tìm ra
Nhớ ngày xưa … cái tuổi học trò
Anh một thuở đã từng yêu gái Bắc
Đêm lén nghe đài trong này kêu là giặc
Đu cây đu đủ
còm thân lá chẳng buồn cong
Lén nghe những bài thơ đọc tối mùa đông
Sao lại sáng trong anh những ngày hè rưc lửa
Những bài thơ phát ra từ chiếc radio buồn vốn không có tội
Vẫn chui nhũi hàng ngày trong góc khuất đời anh
Anh đâu biết rằng lớp chúng em những người sống bên kia
Trong sáng quá những tâm hồn tươi đẹp
Biết vượt trường sơn biết đi tìm tổ quốc
Khi Tổ quốc neo đơn trong mỗi trái tim người
Anh bây giờ cũng chớm sáu mươi
Sáu mươi tuổi hẳn không còn trẻ nửa
Chợt nhớ lại ngày xưa nghe bài thơ Bếp Lửa
Bổng ấm lòng cho suốt những ngày đông.
SÔNG BA YÊU THƯƠNG
Có tự bao giờ mà tên gọi sông Ba
Hay con nước đã chia nhiều ngã rẽ
Nhánh để cho
cha, nhánh về cho mẹ
Để thảo thơm chất ngất quê mình
Bốn cây cầu mắc võng chắc đinh ninh
Treo lơ lững những cuộc đời nhân hậu
Để mỗi sớm mai
Những cuộc đời nối hai miền đất bổi
Mỗi bước chân qua đau đáu bước chân về
Sông ân tình bọc lấy những triền đê
Những góc phố râm ran những con đường tráng lệ
Bên này sông tươi nguyên thành phố trẻ
Bên kia sông con mắt vẫn đa tình
Phú Yên mình tròn tuổi bốn trăm năm
Sông đã tắm bao cuộc đời quê mẹ
Hởi sông Ba yêu thương
Hiền hòa và lặng lẽ
Vẫn thảo thơm da thịt tượng hình
Lấy máu mình chia cho những dòng kênh
Đang còm cỏi nuôi cánh đồng giáp hạt
Sông mơn mởn với tình yêu năm tháng
Khẽ cựa mình khi ta gọi sông ơi
ĐỜI PHỐ
Tháp luống tuổi và giòng sông luống tuổi
Nước sông Ba ôm nổi nhớ sang ngày
Trầm tích chở che
Chầm chậm cứ mỗi ngày qua phố
Tháp trở mình sau mùa trăng vỡ
Để đất hằn vết cắt bổng xanh hơn
Những cây cầu khỏa thân
Trắng mơn mởn chãnh đời con gái
Tuổi tháng năm mềm mại
Trườn mình gieo lễ hội đêm xuân
Phố đăm chiêu
Tiễn những con tàu
Người khách lạ neo mình ở lại
Đôi mắt chùng theo bước chân sâu…
Tiếng nhac xập xình về đâu ?
Những quán cà phê cỏ
Hồn nhiên thách gió
Và bảo giông tãn mạn chờ mùa
Đuổi nhau về trên những cánh đồng mưa
Tiếng chuông điểm nóc nhà thờ
Chân người vội vã bên bờ áo cơm…
Phiên chợ tinh sương,
Mẹ quang gánh quàng đời con trẻ
Cha xe lô cút kít dặm trường
Sấm lao xao
Xé toạc những con đường
Dù xanh, dù đỏ
Những cơn mưa mây mẩy neo ngày
Choàng kín đôi vai
Chóp Chài lặng lẽ
Tiếng kinh cầu bâng quơ
Chúng sanh về lại
Nuôi cánh đồng tuổi thơ
Bốn trăm năm
Đất Phú chuyễn mình
Những gam màu tĩnh lặng
Mùa Xuân
PHAN MINH CHÂU
D.Đ 0922992662
3b Âu Cơ Nha Trang
xua_roidiem@yahoo.com
No comments:
Post a Comment