Ngày nay con người chúng ta luôn
quan tâm đến ngoại giới mà Phật giáo thì ngược lại, ngoài những điều kiện vật
chất cho đời sống, họ luôn quay về với đời sống nội tâm như “thiền học” để duy
trì và gia tăng rất nhiều về sự “bình an tâm thức”.
Không một ai trên đời này có thể
đem bình an cho mọi người ngoài sự “hồi quang phản chiếu” bằng công án thiền
gọi là “định tâm” tâm bình an chỉ lưu hiện trong bản thân của mình, mọi người
điều muốn an lạc, hạnh phúc, nhưng nếu chúng ta so sánh sự an lành của bạn thân
và sự đau khổ của bản thân. Niềm an lạc của tâm và nỗi đau tinh thần, chúng ta
có thể thấy cảnh giới của Tâm ấn tượng hơn, hiệu quả hơn và siêu việt hơn. Mà
hiện nay các vị Bồ Tát sống, Thanh Tịnh Tăng, Thánh Tăng đang là những người
gìn giữ cái giá trị thực tại về cái “bình an tâm thức” ấy.
Khi chúng ta nói đến dự bảo dưỡng
môi trường thì nó liên quan nhiều về vấn đề khác, rốt ráo, sự quyết định ấy
ngay từ bổn tâm, từ tấm lòng con người.
Điểm quan trọng là ý thức chân
chính về trách nhiệm đối với toàn cầu mà nền tảng ấy chính là lòng từ bi, và
trí tuệ trong sáng.
- Dịch bệnh và các tệ nạn:
Hiện nay trên thế giới vấn đề quân
sự cũng tạm lắng dịu, không có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn, mà cái thời đại
chạy đua vũ trang có phần ít lại. Điều phát triển nhất hiện nay là ngành không
gian. Và tìm ra những phát minh mới về khoa học để giúp cho nhân loại thoát ra
khỏi sự đau đớn của thể xác trong cuộc chiến tranh vi trùng.
Trước đây tôi có đọc được một cuốn sách của
một nhà bác học Hồ Hữu Tường nói về “Hội Long Hoa” vào thập niên bảy mươi có lẽ
như vậy, vì tôi không nhớ rõ, nhưng nguyên văn là “Thế kỷ XXI. Là một thế kỷ mở
đầu cho một cuộc chiến tranh vi trùng”.
Nếu đem so với thời đại bây giờ thì có phần
đúng.
Mối hiểm họa lớn nhất hiện
nay là HIV – AISD mà con người phải hứng chịu, các nhà khoa học đang bó tay
nhìn những cái chết bi thảm đang dần dần cấu xé mỗi một con người mang căn bệnh
quái ác ấy. Nếu có chăng thì cũng quá đắt cho một con người bình thường, ngoài
những căn bệnh di chứng của chất độc, còi xương, viêm não nhật bản, siêu vi gan
thì hiện nay thế giới cũng đang đối diện với căn bệnh lạnh lùng và tàn nhẫn như
SARP,cúm A,H1-N1. Con người là tâm điểm hứng chịu, hằng tỷ vi trùng đang rìn
rập tấn công vào một cơ thể, trước nguy cơ ấy con người chúng ta phải tìm hiểu
rõ nguyên nhân xuất hiện những dịch bệnh ấy.
1- Điều đầu tiên xin đề cập đến “cái tôi” là
bản ngã, bản ngã sẽ bị điều khiển bởi lòng tham của con người và tự nó hình
thành từ những nhu cầu lợi lộc của bản thân về sắc tướng, thọ, tưởng, hành,
thức, là “ngũ uẩn”. Muốn bảo vệ thân mình thì thiết lập một vòng đai an toàn
cho chính mình, như ngôi nhà và hàng rào vậy.
Khi cái tôi đó biến thành cái tôi tập thể
hay chủng tộc hoặc là một quốc gia … từ lòng tham nẩy sinh ranh giới. Từ tranh chấp ranh giới biến thành
chiến tranh.
Nếu ai xâm phạm vào quyền lợi
của người khác, thì lòng đố kỵ ganh ghét, vị kỹ sinh ra.
Từ
những cuộc chiến tranh thế giới đã đi qua, cái thảm họa của lòng hận thù mỗi
ngày mỗi nhiều nỗi thảm khốc, sinh linh đồ thán ấy cứ kéo dài mãi qua nhiều thế
hệ. người ta không ngừng phát minh khoa học ra nhiều loại khác nhau như: Hạt
nhân nguyên tử hoặc là vụ khí sinh hóa, thải ra trên trái đất này biết bao
nhiêu vi trùng và hình thành hệ vi trùng cao hơn, ngay trong y dược một loại
kháng sinh, sau kháng sinh là kháng thể. Gần đây là những hóa chất thải xuống
đồng ruộng cỏ cây để diệt những loài côn trùng độc hại. Các nhà nghiên cứu cho
biết đó là những mầm họa. Vì sau khi diệt được vi khuẩn này thì các loại vi
khuẩn miễn dịch cao hơn sẽ được sinh ra và tồn tại, để rồi chúng ta không ngừng
sáng chế. Mà hậu quả mà con người chúng ta phải hứng chịu.
2- Điều thứ hai là chúng ta sinh ra trên đời
này vì những hiểu biết thấp kém, nhận thức sơ đẳng về sự hiện diện của mình
“không biết sinh ra để làm gì ? và chết sẽ đi về đâu?” vì vậy nên không ngừng
lao vào cuộc sống như nhữngcon thiêu thân. Sống sa đọa truỵ lạc vào những cuộc
chơi thâu đêm, suốt sáng, đàn đúm, ca hát, nhảy múa, hút sách, mãi dâm, xì ke,
ma túy, mặc cho cuộc sống đi đến chiều hướng như thế nào?, rồi một ngày nào đó
họ sẽ nhận lãnh sự tiêu diệt mà không hiểu về cuộc sống, một cái chết đau
thương đem đến cho bản thân và gia đình họ.
Trước các sự kiện giữa các vấn đề xã hội Phật
giáo nên làm gì ?
Tôi hiểu rất ít không dám nói
sự cao siêu và mầu nhiệm của Phật pháp xin đề cập ở đây một số giáo lý thực tế
để ngỏ hầu xoa dịu những hiệu quả mà cuộc sống vốn có.
a-Bình đẳng: Chúng ta hiện nay tất nhiên có sự
khác biệt về nói giống, sắc dân, địa vị, giàu nghèo, trí thức hoặc ngu dốt.
Nhưng sự sống và quyền sống ngang nhau bởi vậy chúng ta nên quan hệ với những
người không may khi họ bị những căn bệnh, cùng nâng đỡ chia sẻ, như hiện nay
một số tổ chức Phật giáo Việt Nam và thế giới đang vận dụng pháp (lợi hành) để
cưu mang những con người xấu số ấy.
b-Lòng từ bi: Như tôi đề cao ở
trên lòng từ bi, không bị trói buộc bởi những bệnh nhân đang rên la đau đớn, mà
hình ảnh đức Phật đã thân hành ra cửa thành để thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử ấy
mà giáo hóa trong suốt 26 thế kỷ qua, chúng ta nên tạo điều kiện, hoặc giúp đỡ
trực tiếp trong muôn một, từ vật chất lẫn tinh thần bằng “ái ngữ “ hoặc vận
dụng tương thích bạn bè, đồng nghiệp thực hiện “đồng sự nhiếp, bố thí nhiếp” để
gánh vác phần nào đau khổ của nhân loại. Chính khi chúng ta tham gia vào những
khổ đau, bất hạnh của con người, thì lúc ấy đã xây dựng cho mọi người một niềm
tin sâu sắc vào chánh pháp, từ đó họ sẽ học hỏi, chiêm nghiệm, và thân chứng sự
hiện hữu của mình vào đời sống, sẽ làm những việc có ích hơn cho bản thân và xã
hội.
Để giải quyết những vướng mắc
đang đối lập nhau giữa các vấn đề xã hội và đạo Phật. Vì có người cho rằng đạo
Phật là xuất thế, còn các vấn đề xã hội nóng bỏng như trộm cắp, mãi dâm, xì ke,
ma túy thì như thế nào ? Tôi xin được nêu ra ở đây
3 - Người Phật tử hiện nay:
Sau khi người Phật tử tại gia (
nói chung ) đã thọ tam quy và trì ngũ giới tức là đã chọn cho mình một lối đi
tốt đẹp để tiến bước, nhưng vẫn thường thắc mắc và băn khoăn:
- Làm sao tu được.
- Và tu như thế nào để đạt đến kết quả.
Người Phật tử tại gia phải đối
diện biết bao nhiêu vấn đề, từ việc ứng xử , ngoại giao, quan hệ, vợ, con.Thân
bằng quyến thuộc … chung dụng biết bao nhiêu nghich cảnh, thuận lợi, khó khăn,
và hằng trăm hằng ngàn điều phải chung dụng. Nhưng trước mắt là ngũ giới, người
phật tử hành ngũ giới như thế nào?
Cho dù sống trong hoàn cảnh nào giới vẫn là
thầy dạy: Không uống rượu vì rượu là một chất kích thích đồng dạng với mỗi loại
kích thích hiện nay. Khi con người dùng chất kích thích tì sự phấn khích sẽ đi
đến tận cùng mà ý trí không kìm hãm được, khi ý trí không kìm hãm được thì tâm
sẽ hoãng loạn. Sự hoãng loạn kéo theo một chuổi vi phạm, giết hại, tà dâm, nói
dối, trộm cắp…
Nói
tới chữ tu người ta thường thấy to tác và quan trọng quá, nhưng ở đây đối với
bậc xuất gia tu hành thì giới luật vốn cao thâm không lường. Nhưng đối với người
tại gia thì hướng đến một nhân cách tương đối. Người Phật tử có được nhân cách
tương đối là góp phần xây dựng đời sống xã hội theo phong cách Phật giáo rồi,
vì từ trước đến nay chưa có loại tội phạm nào, bệnh nhân quái ác nào là Phật
giáo cả.
Vậy tu là sửa đổi, sủa đổi
cái xấu thành cái tốt, cái sai thành cái đúng, sửa những cái gì mà sai với đạo
lý.
Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh nổi
tiếng về đại thừa đã ca ngợi phương pháp và phong cách tuyệt vời của ngài Duy
Ma Cật. Một tục gia, cư sĩ cũng có vợ, con, thê, thiếp sống một cuộc sống chung
dụng với thế nhân nhưng nhân cách, phẩm chất và đạo đức quả là siêu xuất khiến
chữ Phật 10 phương ca tụng (Duy Ma Cật Luận).
Trương Nguyễn
No comments:
Post a Comment