(Trầm hương của gió, thơ Võ Văn Luyến, nxb Thuận Hóa, 2003) |
Trung tâm của những sức hút và sức đẩy về mặt
cảm hứng nghệ thuật của Võ Văn Luyến trong hầu hết thời gian sáng tạo Trầm
Hương của gió được xác định bằng chính những bài thơ về những con người và tâm
trạng của họ trong đời sống. Cuộc sóng văn học trong Trầm hương của gió được
hình thành từ đây và trở nên độc đáo bởi Võ Văn Luyến đã xác lập biên độ của
cuộc sống đó là những gì ở hiện thực nhân sinh đã gợi cho anh sự chiêm nghiệm
về cuộc sống của con người trong đời sống trần thế và tâm hồn. Bởi vậy, làm nên
vần nên điệu và hình ảnh thơ trong Trầm hương của gió là những câu chuyện có
niềm vui, nỗi buồn, suy tư và ước vọng của những người mà Võ Văn Luyến đã gặp
hay chính bản thân anh đã trải qua. Đó là lời ru đọng giữa đêm khuya/trăng thì
mờ tỏ như chia nỗi niềm của một người mẹ ở Ái Tử hát ru con, là cảm xúc rạo rực
của một người rất yêu Hà Nội khi đi dạo dưới hàng cây sấu /nghe con chim lồng
ngực hót vang trời, là tâm tưởng hối tiếc một thời rạn vỡ/ tình đây người đã xa
mù trong một ngày ngẩn ngơ anh về thả gió/trầm hương ký ức ngút trời và những
con chữ tình yêu tôi vớt được/mãi còn trên mặt nước, là người theo sự thôi thúc
của ảo ảnh về nơi bắt đầu hồn nhiên: hồn nhiên tiếng khóc/hồn nhiên nụ cười/hồn
nhiên vạt tóc không cần làm dáng/cơn mưa đêm qua rũ hết bụi trần, là câu thơ
gầy guộc mỏng manh của người ngày đi dạy, đêm trang giáo án: chong thức với
nghĩa đời quá lớn/vẫn biết cơn đau con không tròn giấc/thiếu nồm nam ba làm gió
ru hời, là bước hành đạo của người về ngồi trên đỉnh núi/thu trí huệ trăm nơi.
Cuộc sống văn học
trong Trầm hương của gió có sự lóe sáng của những tia nhìn của Võ Văn Luyến
hướng vào thiên nhiên, ca dao và tâm sự của con người khi anh xây dựng bản chất
thẫm mỹ cho thơ. Bài thơ thứ nhất của Trầm hương của gió là tiếng lòng vọng phu.
Lời ru con à ơ của người phụ nữ sống cái cảnh ai ăn ở bạc cho hồn ai đau vẫn
mang cái thương còn mặn, cái chờ còn mong cho thấy không gian, thời gian và
hình tượng thơ trong Trầm hương của gió biểu hiện sự thâm nhập của Võ Văn Luyến
vào chiều sâu thế giới bên trong con người.. Từ đó, trong cuộc sống văn học
đang mở ra trước sự cảm thụ của người đọc có những tình cảm và khát vọng của
con người. . Cuộc sống trong văn học nhờ đó mà có một sự vững chãi cho những
câu thơ: Niềm đau chín trái còn lưa/bao giờ cho đến bây giờ riêng mang (Lời
xưa); nhiều khi, có nhiều khi đổi gió/ Chẳng đâu hơn ngọn gió quê nhà/ Xin em
giữ ngày xưa tôi dại ngộ/ Con đường về đất sẽ nở thành hoa (Không đề ở biển),
nước vẫn chảy bèo vẫn trôi nhưng hình hài trái tim ở lại/đập nhịp rộn ràng (Đi
bên dòng sông tình sử), dù sao anh vẫn giữ lửa trái tim/ngày mai, ngày kia em
hồi quang tia nắng (Độc thoại)…Những thực tế như thế trong Trầm hương của gió
cho thấy những gì có giá trị đối với con người đều nằm trong quỹ đạo chú ý của
Võ Văn Luyến và có sức vang vọng giữa tâm hồn lẫn trang thơ của anh. Tinh thần
chính của cuộc sống văn học mà Trầm hương của gió có được là cảm tình và yêu
thương đối với mỗi con người, những câu chuyện tạo ra nỗi xốn xang, xao xuyến
và cả trăn trở, ước mong, khao khát tinh thần tràn ngập tâm hồn. Cuộc sống văn
học ấy với những nhân vật trữ tình có nhiều tâm trạng và hình ảnh thơ khác nhau
mang đậm dấu ấn cảm thụ của cá nhân Võ Văn Luyến đối với hiện thực. Trong cuộc
sống ấy, có những chi tiết hòa hợp mật thiết tâm hồn Võ Văn Luyến mà có thể
nhận ra nơi cái cách anh phát hiện tâm sự của một người lỗi hẹn cùng xuân hoặc
những người ngày ngày ra sông, tâm cảm đầy vơi của đôi tình nhân, nỗi buồn
trong câu nam ai quyện tiếng đàn bầu trên mênh mông sông nước, niềm khắc khoải
của người phụ nữ chung thủy, suy tưởng của một tu sĩ hướng đạo vào đời sống
trần thế…Rõ ràng, trong những mối liên hệ của Võ Văn Luyến với đời sống tinh
thần của con người đã đáp ứng nhu cầu thẫm mỹ của anh, làm lóe lên ánh sáng
sáng tạo và sự bùng cháy nghệ thuật bên trong cách thụ cảm cuộc đời. Trên cở
đó, từ cuộc sống văn học trong Trầm hương của gió vang lên những câu thơ có sức
cuốn hút của sự tinh tế như: Nhớ hôm qua nụ cười còn biết tím/Cho nhau nghe dịu
ngọt trái mơ hồng (Đầy vơi); vườn rộng roang chẳng nơi nào có cỏ/hoa mộc thơm
dìu dịu tỏa làn riêng (Lỗi hẹn cùng xuân); xa xôi đén khát từng giọng nói/dễ
đành lòng im lặng gửi vào cây (Tình yêu Hà Nội)…Trầm hương của gió với những
câu thơ như thế bộc lộ việc nhận thức hiện thực về mặt thẫm mỹ của Võ Văn Luyến
đã có cuộc sống văn học được cắt nghĩa bằng sự gia nhập hữu cơ giữa những tình
cảnh đời thường với triết học và mỹ học. Cho nên, một số việc diễn ra trong
thực tế đời sống hoặc ở nơi sâu thẳm của tâm lý xã hội và cá nhân vào những
thời điểm được Võ Văn Luyến phát hiện đã tạo ra những khơi gợi, những hình
tượng, những khung cảnh của thơ. Đây là đặc điểm sáng tạo cho phép cuộc sống
văn học trong Trầm hương của gió có lúc đã đạt tới tính nhiều nghĩa trong những
hình tượng thơ.
Đích đến của Trầm
hương của gió tựu trung cũng chính là hướng lòng tin của người đọc vào những
khả năng tinh thần, đạo đức của con người trong đời sống. Với mức độ nhất định,
cuộc sống văn học trong Trầm hương của gió giúp người đọc hiểu và cảm thấy phần
nào khả năng con người nâng niu trong mình những suy tưởng và sức amnhj tinh
thần, niềm tin đạo đức trên những bước đường đi tới nơi tràn đầy tình yêu
thương và hương sắc của cuộc sống.
Bội Nhiên
Võ Văn Hoa gởi đăng
No comments:
Post a Comment