TỪ ĐIỂN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ
Biên soạn: Võ Công Diên
Đi rượng = Chỉ đi chơi hàm ý đi tán gái hoặc đi rong chơi của phụ nữ
Diều = nhiều
Điệng = (đễnh đoảng, chỉ người kém phát triển trí tuệ)
Địt = Trung tiện
Đợ = Dùng tay để đỡ một vật không cho rơi xuống
Dỗ = Nhổ (dỗ cỏ = nhổ cỏ)
Dớ = nhớ (Tui dớ = tôi nhớ)
Dõ = Nhỏ bé (Hắn còn dõ = Hắn còn nhỏ)
Dợ = Tạnh mưa (Trời dợ rồi = trời tạnh mưa rồi)
Dớ dà da diếc = Nhớ nhà da diết
Đỡ đang = (Xấu hổ, mắc cỡ)
Dổ khoai = Thu hoạch khoai lang
Do mi = Tại bạn, tại mầy
Đờ sơ = Chỉ người qua đời khi tuổi còn nhỏ chưa trưởng thành
Đọa qua = Mệt quá
Dọi = Rượt đuổi (Dọi chắc trữa cươi = Đuổi nhau giữa sân)
Đọi = Tô
Dọi chắc = Rượt đuổi nhau
Đôi đất = Liệng đất = Chọi đất.
Dòm = Nhìn (Dòm queng dòm cút = Nhìn ngó lung tung)
Dợn (rợn) = Dễ sợ, làm rùng mình
Đòn bào = Ghế băng dài (Ghế các thợ mộc dùng để bào gỗ)
Đòn triêng = Đòn gánh
Đòn xóc: Đòn gánh vót nhọn 2 đầu để gánh lúa, gánh rơm
Dừng roọng = Bờ đắp phân cách hai thửa ruộng khác nhau
Đợng = Đựng (Đợng trong thúng = Đựng trong cái thúng)
Dọoc = Bực mình, mệt (Doọc bụng = mệt bụng)
Đôộc = Cái lu sàng nhỏ dùng đựng nước tiểu
Dôông = Chồng (Lấy dôông = lấy chồng) (Hai cấy dôông = Hai vợ chồng)
Đôộng = Đồi cao hơn rú nhưng thấp hơn rừng
Độông đôông = Cái cây gổ hoặc tre được gác trên nóc nhà chỗ cao nhất, chính giữa nóc nhà
Dớp dúa = Dơ bẩn
Dư ni tề = Giống vậy nè
Dức = Đau nhức (Dức trôốc = đau đầu)
Dững = Những
Đừng cại = Đừng cãi lại
Đừng trẽn = Đừng mắc cỡ
Đuốc = Ruốc (Mắm đuốc = mắm ruốc)
Đưới = Dưới
Ẽ = Đại tiện (Đi ẽ, đi ỉa)
Ẹ = Dơ, bẩn
Ẽ quẹt = Không thèm nữa, bỏ đi, vất đi...
Êm rứa hi = Yên tâm vậy nha
Eng = Anh
Eng ni = Anh này
Eng tam = Anh em ruột
Gả dôông = Gả chồng
Ga Lăng Cô tề! = Ga Lăng Cô đây rồi!
Ga mô ri eng = Ga nào vậy anh?
Ga ni ga mô ri cô? = Ga này là ga nào vậy cô?
Ga tê, tau đi ga tê = Ga kia, mình đi ga kia.
Giằng giăng giằng gioói = Vất vả, mệt mỏi
Giánh nè = Nhánh tre
Giức = Nhức (Đau nhức)
Hai eng tam hắn đập chắc = Hai anh em ấy đánh nhau
Hai lạo nớ cại chắc = Hai ông kia cãi nhau
Hổ ngai = Hổ ngươi, xấu hổ
Hói = Mương nhỏ dẫn nước ra sông
Hột = Hạt (Cắn hột dưa)
Hộn hào = Hỗn láo
Hun = Hôn (Hun chắc = Hôn nhau)
Hung = Nhiều (Hung ri = nhiều vậy)
Khải trôốc = Gãi đầu
Khi mô mi đi? = Lúc nào mầy đi?
Khõ = Gõ (Khõ cái trôốt bây chừ = Gõ vào đầu )
Khõ = Gõ
Khoai hà = Khoai sâu
Không lưa = Không còn
Khóoc = Khóc
Khôông = Không
Khôông dắc = Không nhắc lại
Khôông đám mô = Không dám đâu
Khôông răng mô = Không sao đâu
Khôông răng mô eng = Không sao đâu anh.
Khu = Đít (Lỗ đít)
khu = Đít, chỉ hậu môn
Khu = Mông (Lộ khu = Thấy mông)
Khu đị = Phần tam giác ở hai đầu hồi của căn nhà
Khun = Khôn (khôn dại)
Ki đực rạ cụ đựng ni trọt chừ lộ mô? = Cái rựa dựng ngoài hiên nhà nằm đâu không thấy?
Ki = cấy = cái; (Ki = Giọng người nói chớt, hơi bị ngọng).
Kít = cứt
Lả = Lữa
Là đệng = đãng trí
Là diệng = bị cháy nhà (Từ rất lạ)
Lác lác /lao lác = (Chỉ hành động lời nói không đúng đắn, bậy bạ)
Lại = Lưỡi
Lại lưỡi ròi ruồi = Gảy lưỡi rồi
Lạo = Lão (Lạo ni = Lão ấy)
Lện = Sợ
Lèng = Lành (Lành bệnh rồi)
Liệng = Ném (Gần nghĩa chọi hoặc quăng ra xa ở trên)
Liệng cho tui cấy rựa = Ném cho tôi cây rựa
Lộ = Chỗ (Chỉ vị trí: Lộ ni = Chỗ này)
Lộ = Lỗ (Lộ mẹng= lỗ miệng)
Ló = Lú (Trăng non vừa lú, vừa nhú)
Ló = Lúa (Hột ló = Hạt lúa)
Lộ = Thấy (Lộ hàng, bị lộ)
Lộ chao cẳng = Vũng nước để rửa chân
Lộ chao cẳng mô ri O? = Cái hố nước để rửa chân đâu cô?
Lọ mọ = Lần mò
Lộ mội = Lỗ nước bị rò rỉ ở bờ đê
Lọ nghẹ = Lọ nồi
Lộ mội = Lỗ nước chảy bị rò rỉ
Lộ tún = Lỗ rốn , rún
Lộ= Chỗ
Lõa trôốt = Bể đầu
No comments:
Post a Comment