Nhà thơ Phong Tâm |
TÂM TÌNH BIẾT ƠN
Cảm
nhận của Lê Liên
Thơ
Phong Tâm
MƯA
QUÊN MÙA
Tháng
hạ nhiều khói mây
Mưa
trút ngược về trời
Không
buồn rơi xuống đất
Mà
xô nghiêng lòng người
Mỏi
đợi mắt mòn trông
Lưỡi
lá vàng khô khát
Ơi
tình nước tình sông
Có
nghe mùa nắng rát
Đất
hằn khe rãnh nứt
Biển
mặn ngấm vào tim
Bờ
cây chờ chết đứng
Không
về một cánh chim
Đêm
nằm mơ không ngủ
Tìm
vui như bóng mờ
Chợt
thấy vầng trăng khuyết
Nắng
đốt tan màu thơ
Mùa
mưa còn nhấp nhứ
Như
cô gái ngượng ngùng
Sau
cánh màn buông rũ
Trêu
giọt đời nhớ nhung
Phong
Tâm
25.05.2020
Một
trong những Nhân phẩm quý nhất của Con Người đó là LÒNG BIẾT ƠN.
Từ
Lòng Biết Ơn mà Người ta biết SỐNG TỬ TẾ VỚI NHAU HƠN.
Thế
nhưng,
Vì
lợi ích cá nhân mà một số người đã lộng hành,
xâm hại đến quyền lợi chung của nhân loại.
Họ
thật Vô Ơn với Mẹ Thiên Nhiên. Rồi còn quay lại oán thán Thiên Tai, mà lãng
tránh đi trách nhiệm thuộc về nhân họa.
Vâng,
tôi đã trăn trở khi đọc bài thơ: MƯA QUÊN MÙA của nhà thơ Phong Tâm mà lòng bỗng
xốn xang.
Bài
thơ với thi phong trong trẻo đến tinh khôi. Nhẹ tênh đến không ngờ, nhưng nó lại
ẩn chứa bao nỗi niềm trắc ẩn
“Tháng
hạ nhiều khói mây
Mưa
trút ngược về trời
Không
buồn rơi xuống đất
Mà
xô nghiêng lòng người”
( Thơ Phong Tâm)
Đất
nước mình ở vùng nhiệt đới, quanh năm có 2 mùa Mưa, Nắng rất rõ rệt. Thế nhưng,
với sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp (đáng mừng) , dẫn đến ô nhiễm môi
trường ( đáng buồn) khiến bầu Trời qua đôi mắt hiền hòa của nhà thơ, đã tạo
thành những -vầng-mây- bụi lãng đãng trên thinh không!
Nhưng sao lại
có :
"Mưa
trút ngược về trời
Không
buồn rơi xuống đất
Mà
xô nghiêng lòng người”
Ở
đây , Chúng ta không xét về ý nghĩa sắc son chung thủy của bài thơ "Thề
Non Nước" của Thi Lão Tản Đà, mà hãy nghĩ
về câu :
“Nước
đi ra bể lại mưa về nguồn”
Như
một quy luật tuần hoàn trong tự nhiên thì quả thật ai cũng đau lòng khi nước
đi với lưu lượng bất thường...
Bởi
vì,
Rừng
bị tàn phá đến trơ trụi, mưa tới đâu nó thành một chuổi liên hoàn: không có cây
để cản sự xâm thực của nước từ trên cao rơi xuống đất, Không có cây và rễ cây để
giữ đất, thì không có đất để thấm nước, nước mưa trở thành lũ quét, tàn phá tới
tận cuối nguồn.
Thử
hỏi, Ta lấy đâu ra trữ lượng nước (?) để rồi có mưa thuận gió hòa?
“Mưa trút ngược về Trời” Câu thơ như đòn chí mạng
, khiến ta ngậm ngùi…
Hãy
nghĩ: Cứ như nước mắt chực chảy ngược vào trong, đau thắt lòng, gây áp lực cho
trái tim (mà xô nghiêng lòng người) vậy!
Nếu
Đất, Nước là hai trong bốn nguyên lý hình thành nên thế giới vật chất từ nhỏ bé
đến cực đại. Thế mà giờ đây nguồn tài nguyên chung, rất quý của nhân loại, gần
như bị con người vô tâm hủy diệt. Thế thì Mẹ Thiên nhiên sẽ trả lại cho tội vô
ơn đó những điều gì ?
“Mỏi
đợi mắt mòn trông (thị giác)
Lưỡi
lá vàng khô khát (vị giác)
Ơi
tình nước tình sông (cảm giác )
Có
nghe mùa nắng rát” (thính giác)
(Thơ Phong Tâm)
Ta
được gì khi vận hành cả 4 giác quan đó, mà Thiên nhiên vẫn không động lòng ?
Hay chúng ta vẫn vô tâm, vô cảm không hề vận dụng đến các giác quan đó trong cuộc
sống này?
Thực
ra Mẹ Đất có vô tình không nhỉ? Hay vẫn nhẫn nhịn theo Hạnh-của- Đất, nghĩa là
mặc nhiên chấp nhận tất cả những gì con người giày xéo, xả hóa chất.... phá hủy
sự mầu mỡ vốn có của Đất? dẫn đến hậu quả:
"Đất
hằn khe rãnh nứt
Biển
mặn ngấm vào tim
Bờ
cây chờ chết đứng
Không
về một cánh chim.
( Thơ Phong Tâm)
Đất
không lành thì chim nào có đậu! Đó là quy luật sinh tồn từ bao đời nay !
Đến
một lúc nào đó, con người bị những cơn ác mộng ám ảnh đến độ không thể yên giấc
. Rồi tự huyễn hoặc mình :
“Đêm
nằm mơ không ngủ
Tìm
vui như bóng mờ”
Đâu
rồi những đêm, trăng thanh đùa vui với thủy triều, mang phù sa về, bồi đắp nhựa
sống cho đất, nuôi mùa màng, cây cỏ tạo bóng râm nên thơ cho đời?
“Chợt
thấy vầng trăng khuyết
Nắng
đốt tan màu thơ”
Theo
biến thiên tuần hoàn, thì mùa mưa đang miễn cưỡng hẹn hò…cùng đất!
“Mùa
mưa còn nhấp nhứ
Như
cô gái ngượng ngùng
Sau
cánh màn buông rũ
Trêu
giọt đời nhớ nhung”
( Thơ Phong Tâm)
Vạn
vật sẽ thụ hưởng những gì sau những cơn mưa nặng hạt chóng vánh?
Mưa
( bất khả) mang theo nỗi ê chề…
Và
,
Mưa
(chẳng đặng đừng) để lại …. Sự bẻ bàng cho ta!
ÔI!
Mỗi
tứ thơ như một khúc bi ca , nhưng sao không hề mang âm hưởng lạnh lùng trách cứ
...?!
Thi
phong thật thanh tao, bởi bao nỗi muộn phiền đã được tản mác, lan tỏa,
khéo làm giảm nhẹ tỷ trọng ở trong mỗi câu thơ rồi.
Ngôn
ngữ không thể diễn đạt được hết cảm xúc. Nhưng kỳ diệu thay nỗi buồn chừng như
đan kết trong tâm tưởng bạn thơ .
Ước
gì không có :
"Sau
cánh màn buông rũ
Trêu
giọt đời nhớ nhung”
Thưa
, Cánh màn không gian hay cánh màn thời gian đều được diễn tả bằng từ tượng
hình “ buông rủ” sao như sầu lắng nỗi buồn
bất lực, cam chịu sự giễu cợt của Mưa qua Đất Trời này. (Trêu Giọt Đời nhớ
nhung )
Để
rồi MƯA KHÔNG QUÊN MÙA nữa. Phải không?
Thoạt
tiên, ta cảm nhận được nét tinh khôi trong đôi mắt của nhà thơ khi chiêm ngắm
vũ trụ này, nhưng liền sau đó là sự tan chảy của trái tim mình, khi chợt nhận
ra ta thật vô tình, bởi tác giả đã gởi trong thơ một Thông điệp đau thương về
TY Thiên nhiên.
Làm
sao ta có thể thờ ơ khi mà Thượng Đế đã Tạo Dựng và Ban Tặng cho Con Người
Giang Sơn Cẩm Tú đến như thế, nhỉ?
Và,
Ngay
lập tức Sứ - Mạng –Thiêng – Liêng – về - Lòng –Biết-Ơn đã hình thành trong mỗi cung lòng.
Ước
gì
Mỗi
chúng ta HÃY TẠ ƠN MẸ THIÊN NHIÊN bằng nhiều phương thức có thể của mình, khi
làm tình nguyện viên Bảo Vệ “Quả Bóng
Xanh Bay Giữa Trời Xanh”… ( NS Trương Quang Lục) vậy.
Bảo
vệ Trái Đất, chính là bảo vệ sự sống còn của nhân loại.
Tôi
YÊU bài Thơ MƯA QUÊN MÙA không những vì Nhạc Thơ nhẹ tênh, trong sáng của tác
giả Phong Tâm, mà còn là sự tinh tế ẩn dụ trong Ý Thơ, của một tâm hồn thơ lớn.
Phong
thái bao dung và khắc khoải của nhà thơ đã chắp bút thành áng thơ hay. Sâu lắng
vô cùng.
Cảm
ơn Thi Sỹ Phong Tâm đã chạm đến cõi lòng bạn thơ của mình.
Trăn
trở của ông trước Thiên Nhiên không còn tươi đẹp, đang cần sự bảo vệ của con
người !
Ơi,
Xin
được gởi đến quý bạn thơ: Với cả tâm tình Biết Ơn Mẹ Thiên Nhiên, mà tôi đã cảm nhận được từ bài thơ này,
Lê
Liên
SG.
13.06.2020.
No comments:
Post a Comment