Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, April 18, 2019

CẢM NHẬN VÀI BÀI THƠ CỦA "BÀ CHÚA THƠ LỤC BÁT" - Nguyên Lạc


    
                                 Nhà thơ Nguyên Lạc


BÀI "ĐỌC TẬP THƠ BẤT TƯƠNG PHÙNG, KHÔNG TIN..."

I. NHỮNG TRÍCH ĐOẠN
Tình cđọc được bài "Đọc Tập Thơ Bất Tương Phùng, Không Tin Của Phạm Hiền Mây" của nhà bình thơ Trần Trung Thuần thấy hay hay, xin được ghi ra đây vài trích đoạn "ấn tượng" của bài viết ĐỌC TẬP THƠ...[1]
[ ... Ý tôi muốn mở bài viết hôm nay về thơ Phạm Hiền Mây, qua tập Bất Tương Phùng Không Tin do nhà Nhân Ảnh ở San Jose, Mỹ, xuất bản năm 2018, tôi vừa nhận được đầu năm mới, 2019, từ một người gửi ở Tiểu Bang Nevada, cũng Mỹ. Phạm Hiền Mây thì ở Việt Nam, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Hiền Mây, nói theo lối của Xuân Diệu, mới đã: đây là Bà Chúa Thơ Lục Bát Nước Ta! Cả tập thơ Bất Tương Phùng Không Tin toàn thơ Lục Bát dày tới 250 trang, tổng thể là 100 bài rất dài hơi.
...
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, tôi có hai cái hạnh phúc: năm ngoái, 2018, nhận tập Lục Bát Tản Thần của Nguyễn Hàn Chung gửi cho từ Texas, Mỹ, năm nay, 2019, nhận tập Bất Tương Phùng Không Tin của Phạm Hiền Mây (do ai) gửi cho từ Nevada. Trước hết là tôi Biết Ơn bạn bè luôn luôn chúc tôi có hạnh phúc, sau là Biết Ơn hai tác giả đều "chuyên khoa" làm thơ Lục Bát, theo cách định nghĩa của Nguyễn Du.
Thơ Lục Bát của Nguyễn Hàn Chung là loại thơ có tư cách Nguyễn Hàn Chung: Nói thẳng, nói thật, nói tuột luốt cái tư duy có trong đầu mình, trong bụng mình, không đụng hàng ai hết...thỉnh thoảng có giống giống chút thôi bởi không dè...người ta (Nguyễn thị Hoàng Bắc, Sơn Núi, Bùi Giáng...) lại có tư duy như Nguyễn Hàn Chung, không khéo mà thành Công Duy...(như chữ Tư Sản đã thành Công Sản vậy). Thơ Nguyễn Hàn Chung: Vui và Tuyệt Cú Mèo (dùng chữ Tuyệt Tác thì lễ phép hơn nhỉ?).
Thơ Lục Bát Phạm Hiền Mây...có thể "trùng thanh" nhiều người (toàn bậc thượng thừa) như Hồ Dzếnh, Trân Huyền Trân, Nguyễn Du, Huy Cận, Cung Trầm Tưởng..., có thể "trùng ý" nhiều người (toàn thể ai...hay yêu và hay buồn). Cái tài của Phạm Hiền Mây là làm thơ Lục Bát hay quá và đều tay quá, không chỉ một tập thơ dày cộm này, Bất Tương Phùng Không Tin! Phạm Hiền Mây có một đứa con thật mà có tới ba đứa con tinh thần, và chắc không ngừng ở số ba!
...
Bây giờ tới chuyện Phạm Hiền Mây, không khen là tôi đắc tội (không phải Phạm Hiền Mây đẹp mà tôi ve vãn). Tôi tin nếu Xuân Diệu còn sống thì Xuân Diệu cũng bái phục Phạm Hiền Mây như Xuân Diệu từng làm điều đó với Hồ Xuân Hương, Bà Chúa Thơ Nôm. Dù tôi "phát biểu": Phạm Hiền Mây Là Bà Chúa Thơ Lục Bát, hơi hướng Xuân Diệu, nghĩ có sao đâu? Có thể có người bảo tôi "ninh tinh", thì cứ lý lụn đi nào, coi ai lụn bại, ai thành công. Nếu "kết lụn" thua nghiêng về tôi, tôi sẽ méc Má tôi: tại Má sinh con ở Nam Bộ...phận!
...
Tôi không có nhận xét nào thêm để dài dòng về một thi tài độc đáo là Nữ Thi Sĩ Phạm Hiền Mây. Chuyện của Phạm Hiền Mây qua thơ (Tôi chỉ biết thơ, thú thật hổng biết Thơ Ca hay Thi Ca nghĩa là làm sao?). Tôi coi Phạm Hiền Mây như một đóa hoa mai. Nhất sinh đê thủ, rồi. Tôi coi Phạm Hiền Mây là Bà Chúa, tôi nghĩ Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn không bắt lỗi tôi
Tôi không còn gì để nói thêm! ](Trần Trung Thuần)

II. VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI ĐỌC TẬP THƠ

1. Đọc lời khen của nhà bình thơ Trần Trung Thuần, tôi chợt nhớ lại bài thơ  “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán:

Lời mẹ dặn
Phùng Quán

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu…

2. Đây là vài ý nghĩ của các bạn tôi khi đọc bài khen thơ trên:
- Chưa từng thấy có lời khen "tuyệt vời" như vầy
-  Quảng cáo tập thơ cô thi sĩ trẻ quá siêu!

THƠ CỦA "BÀ CHÚA THƠ LỤC BÁT"

Theo lời giới thiệu: "Phạm Hiền Mây, nói theo lối của Xuân Diệu, mới đã: đây là Bà Chúa Thơ Lục Bát Nước Ta!"(Trần Trung Thuần), tôi mạo muội ghé qua "vương cung"  (Facebook) của "bà chúa" để thưởng thức các bài thơ tuyệt với như lời "quảng cáo".
Thấy gì?
-- Đúng là nơi "vương giả" chỉ dành riêng cho thiểu số tót vời, giới thượng lưu.
Này nhé: - Dầy đặc trong các bài thơ những cụm từ  "hàn lâm": Hư không, vô ngôn, miên khê,  miên trường, miên du, uyên nguyên, phiêu bồng, địa đàng, thiên c, cát bụi, nguyên sơ, phù vân, cố thổ, tà huy, tà dương và nhiều nhiều nữa.
Gặp ở đây nhiều chữ của Phật giáo, của các triết gia, đặc biệt là của thi sĩ Bùi Giáng những chữ mà ông thường dùng một cách nhuần nhuyễn.

I. Phân tích một số chữ tiêu biểu được dùng trong thơ

Xin tạm phân tích một số chữ của "bà chúa" Phạm Hiền Mây dùng  trong các câu thơ. Có gì không đúng xin bà giảng dạy thêm.
- Miên trường
Tiếng Hán Việt (H) giống như tiếng Anh (E) tính t đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt(V).
Thí dụ: Bạch mã (H) White horse (E) Ngựa trắng (V)
Do đó "miên trường" không phải là giấc ngủ dài, mà là dài rất dài: Trường  = dài; miên = dài (miên viễn).
Áp dụng vào các câu thơ:
"thiên lý dặm miên trường mù không" ̣Phạm Hiền Mây (PHM)]
(thiên lý dặm = ngàn dặm đã dài rồi, thêm miên trường = rất dài vào, ôi!)
"mới cơn bụi cát miên trường đêm say"(PHM)
"ừ anh mật ngọt miên trường giọt môi"(PHM)]
tôi thấy chúng sao ấy, nếu không nói là vô nghĩa!
- Tà dương ̣
Tà dương ̣hay tịch dương: Mặt trời lúc sắp lặn, có nghĩa là buổi chiều gần tối.
Câu thơ: "có em chiều xuống tà dương"  (PHM) dư ch "chiều xuống"
- Vô ngôn
Vô ngôn là cụm từ của Phật giáo với nghĩa không lời. Sóng tràn thì phải động mới tràn, nghĩa là có âm thanh:  Xem như có lời.
Vậy câu thơ: "sóng tràn vô ngôn" thi sĩ muốn nói về điều gì? Vô ngôn?
- Biển ngâu
Trong "mai đời dẫu khóc biển ngâu" có hai ch "biển ngâu"
Sự tích Ngưu Lang - Chục Nữ gặp nhau ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, ngày mưa Ngâu (Ngưu) sụt sùi. Bắc cầu "ô thước" qua "sông" Ngâu chứ đâu có "biển" Ngâu: Biển làm sao bắc cầu. Lại nữa, dãi ngân hà giống như dòng sữa, nhìn như dòng sông chứ đâu phải khắp bầu trời mà gọi là biển?
- Miên khê
Miên khê là khe nước đứng yên (ngủ), giang đầu là đầu nguồn sông lớn... vậy câu sau đây có nghĩa là gì?
"giang đầu nguyệt bóng miên khê"
Và "nguyệt bóng" là gì tôi tìm từ điển không thấy, xin bà chúa giải thích cho biết?
Hai chữ "nguyệt bóng" này làm tôi nhớ đến "sự đảo chữ"

II. Bàn sơ lược về đảo chữ

Tôi thấy "bà chúa thơ" rất "sính" đảo chữ. Mời đọc những chữ này: Nắng vạt, hoặc nghi, phai phôi, nguyệt bóng, trùng muôn... nhiều nhiều nữa.
Th dụ:
"hư không níu trùng muôn bớt dài"
Trùng muôn nghĩa là gì vậy nữ sĩ?

Tôi thấy đa số những cụm từ đảo trên gợi ra nhiều vấn đề. Bà chúa thích "đố chữ"?
Xin có vài ý kiến qua trích đoạn dưới đây:

[...Phép đảo chữ (đảo từ):
Đảo: Ngược, đảo ngược.
-- Trong nói đảo người ta thường dùng lối chuyển đổi trật tự, vị trí các chữ trong một nhóm chữ (nhóm từ)
-- Ta phận biết được ba trường hợp trong phép đảo chữ:
1. Chữ mới khi được đảo có thể xem như cùng nghĩa với chữ trước khi đảo:
Ngồi ngủ/ ngủ ngồi.
Đứng ăn/ ăn đứng
Khổ đau / đau khổ...
2. Chữ mới khi được đảo sẽ "vô nghĩa", nghĩa là không thể nào đảo được.
Chữ mới khi được đảo sẽ "vô nghĩa", nghĩa là không thể nào đảo được.
Độc đáo / đáo độc: Đáo độc vô nghĩa
Độc lập/ Lập độc: Lập độc vô nghĩa
Tà huy / huy tà: Huy tà vô nghĩa
- Khờ khạo / khạo khờ: Khạo khờ vô nghĩa.  
- Vừa vặn / vặn vừa:  Vặn vừa vô nghĩa.
Muôn trùng / trùng muôn: Trùng muôn vô nghĩa
câu thơ:
Hư không níu trùng muôn bớt dài (PHM): vô nghĩa.
Các thi sĩ nên xét lại! Nếu có nghĩa xin các thi sĩ cho biết tên từ điển Việt nào?
3. Chữ mới khi được đảo khác nghĩa với chữ trước khi đảo, nghĩa có khi trái nghịch...]
(Đảo Chữ - Nguyên Lạc)

Sẵn dây xin được ghi ra trích đoạn về ngôn ngữ thơ mà tôi tâm đắc của Lê Hữu
[... Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là có thực, có ý nghĩa và chấp nhận được; hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói” điều gì, đều là ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trườngmà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
[Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn]

III. Cảm nhận hai bài thơ tiêu biểu của "bà chúa thơ lục bát"

1. Hai bài thơ tiêu biểu
Các bài này đã được phổ nhạc và được rất nhiều thi sĩ  "lão thành" có tiếng khen (like), tức nhiên nó phải hay và chắc tôi không cý chọn lầm.

VẼ EM

vẽ em
bằng hết đời
sầu
anh tô lại đẹp từ đầu giấc mơ
từ đầu buổi mắt xanh thơ
còn trong veo nắng màu tơ sợi trời

**
còn chân gót hát ca lời
vẽ em
anh vẽ mưa rời rợi
đau
tay vời vợi níu tay nhau
mùa đông hoài gạt lệ dàu dàu vương

**
mùa đông hoài vắng người thương
hoài thiên lý dặm miên trường mù không
vẽ em
bằng hết chờ
trông
đợi anh tịch lặng mênh mông bóng gầy

**
trăng treo cao bóng lên đầy
tiếng khuya lả tả trắng bầy rong rêu
trắng dòng lá mục lêu bêu
vẽ em
anh vẽ vạc kêu sương
tàn

**
vẽ em
bằng nỗi vui
tràn
anh hoàng hoa xuống cội vàng cánh xương
cội hoàng hoa đóa uyên ương
mây hoàng hoa bến mộng thường vân lâu

**
yêu cho bằng hết bể dâu
sông
anh ru cọ ơ ầu
vẽ em.

VÔ CÙNG TRĂM NĂM… .

yêu anh
cuộc
mộng nghìn trùng
dấu cô lý bến mịt mùng xa xăm
gót chân viễn xứ mù tăm
bâng khuâng bờ vắng em nằm chờ mai

**
bâng khuâng cõi vốn phôi phai
yêu anh
từ độ chia hai mây
trời
đất mơ gặp gỡ nhau đời
tạc câu huyền sử bời bời uyên ương

**
ghi rằng trời đất vấn vương
mới cơn bụi cát miên trường đêm say
yêu anh
yêu
cả gầy tay
hương thơm ngón thắp em ngày ái ân

**
hương xanh đôi thắp phù vân
thắp men tình muộn màng trần gian không
còn gì ngoài gió mùa đông
yêu anh
em
trái tim hồng cánh môi

**
yêu anh
yêu
vĩnh hằng ngôi
chỉ duy nhất một bồi hồi xưa sau
hàng mi khép lúc giọt mau
rót riêng em giấc ngủ màu bao dung

**
như nhiên đã lối về chung
em yêu anh
rất vô cùng
trăm năm…
(Phạm Hiền Mây)

2. Vài nhận xét

a. Vài ý đóng góp:
Đây là vài ý của bạn tôi đóng góp khi chúng tôi trao đổi về 2 bài thơ tiêu biểu trên:
-- Người được gọi là " Bà chúa lục bát" có giọng thơ hơi sáo rỗng:
"mùa đông hoài vắng người thương
hoài thiên lý dặm miên trường mù không
vẽ em
bằng hết chờ
trông
đợi anh tịch lặng mênh mông bóng gầy" (sic)

Các câu khác cũng vướng lỗi gần giống vậy. Ví dụ:
"còn chân gót hát ca lời
vẽ em
anh vẽ mưa rời rợi
đau
tay vời vợi níu tay nhau
mùa đông hoài gạt lệ dàu dàu vương" (sic)

-- Khổ 2:
"Còn chân gót hát ca lời" là ý gì?
"Mùa đông hoài gạt lệ dàu dàu vương": Câu này có ăn nhập gì với câu đầu (còn chân gót hát ca lời) của đoạn thơ không? Đã vậy lại vừa thừa vừa thiếu, Thừa cái kể lể, thở than; thiếu mất hình ảnh thương sầu, ly biệt.

-- Kh3:
Câu đầu rất ổn, nhưng câu kế vừa thừa lại vừa lang bang.
"Thiên lý" là ngàn dặm rồi, vậy "Thiên lý dặm" nghĩa là gì đây?
Lại nữa, "Thiên lý" đã diễn tả được cái cách biệt, cái xa xăm nghìn trùng rồi, lại nối theo hai chữ "miên trường" (thôi thì cứ hiểu theo ý tác giả "miên trường" là đằng đẵng, là vô cùng) vậy thì cái " thiên lý dặm miên trường" nên hiểu sao đây? (Chữ "hoài" đầu câu là phó từ, 2 chữ "mù không" phía sau là ngữ động từ mình tách ra)
-- Hai bài thơ khác nhau, mỗi bài đều có 2 chữ "miên trường"
"hoài thiên lý dặm miên trường mù không"
"mới cơn bụi cát miên trường đêm say"
đúng là đặt ở hai ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên xét kỹ thì hai cụm chữ:
"Miên trường mù không"
"Miên trường đêm say"
Giai đêu lập lại, cách dùng lập lại, ý tưởng không khác. Nghĩa là tác giả tự bị TRÙNG TÁC với chính thi phẩm của mình.
ỗ Phú]

b. Ý nghĩ riêng tôi:
-- Trước hết xin có ý kiến: Rong rêu và lá mục thường xanh đậm (xanh rêu) hoặc xanh đen chứ không thể nào màu trắng. Làm gì mà "trắng bầy rong rêu"?
-- Theo chủ quan ca tôi, trong con người cái tôi chia ra hai phía, hay nói một cách đơn giản là có hai cái tôi nh: Cái tôi lý trí cái tôi cảm xúc:
. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua.v.v.. Trong cái tôi này có chứa cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm. Cái tôi  sợ hãi này thì có nhiều  thi sĩ,  văn sĩ XHCN đã kinh qua và lên tiếng rồi. (Nếu tôi nh không lầm là Tô Hoài)
. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi đích thực, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần tiền tài,danh tiếng, vân vân và vân vân. Nhà thơ rất cần cái tôi này.
Một bài thơ hay khi nào "cái tôi cảm xúc" lên làm chủ, đè "cái tôi lý trí" xuống. Do đó, người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng" là vậy. Nghĩa là lý trí "đi chổ khác chơi": Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đc, và chắc s bị quên mau .
Hình như tác giả Phạm Hiền Mây đưa cái tôi lý trí lên "đỉnh", đè bẹp "cái tôi thực sự, cái tôi cảm xúc".
Nói như nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, đại khái: - Thơ loại này (lý trí làm ch) "Ào ào lá đổ nhưng chẳng thấy mùa thu đâu!: Thơ thiếu vắng" hồn thơ"
Hai chữ "cảm xúc" cũng xuất hiện trong định nghĩa về thơ của William Wordsworth:
"Poetry is the spontaneous overflow of powerful feelings: it takes its origin from emotion recollected in tranquility”.[3]
"Thơ là sự tuôn trào tự phát của cảm xúc mạnh mẽ, bắt nguồn từ cảm xúc được hồi tưởng trong sự tĩnh lặng"
-- Xin được ghi ra đây vài ý về "thơ mở ngõ"
[... Về thơ mở: 
Thơ muốn "hay" phải là thơ mở, nghĩa là bài thơ tác giả mở ngõ, mời độc giả dự phần, đưa tâm tư của riêng mình vào. Độc giả bây giờ không còn là người bàng quan và sẽ nghĩ rằng thơ viết cho mình, nên rất thích thú, thấy bài thơ hay thêm.
- Xin giới thiệu bài thơ mở của thi sĩ Trần Phù Thế,  thi sĩ mời các bạn gởi tâm sự riêng mình vào:
khóc
tuổi thơ
khóc
kiếp người
từ đâu tiếng khóc gọi mời nỗi đau?
khóc là cười chẳng được sao? 
(khóc cười - Trần Phù Thế)...]
[Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ - Nguyên Lạc]

Một bài thơ hay khi ta cảm thấy hình như thơ ấy viết riêng cho ta, thấy có cuộc đời riêng của ta trong đó. Thơ mở rộng cánh cửa để ta đặt cuộc đời riêng mình vào. Nếu tất cả đã được nói ra hết rồi thì độc giả bây giờ chỉ là người bàng quan và từ đó nghĩ thơ viết cho ai chứ đâu phải cho mình; do đó thơ sẽ bớt hay.
Trong các bài thơ của Phạm Hiền Mây, hình như thi sĩ đã nói lên "hết tất cả"rồi, không còn gì để  độc giả đóng góp thêm được nữa. Không còn "ngõ" nào để vào "lâu đài" thơ "Bà Chúa", ch đứng ngoài cửa nhìn vào. Hay nói chính xác hơn, thi sĩ  Phạm Hiền Mây ông thầy đang "giảng đạo", độc giả chỉ biết lắng nghe và tuân theo. Hoặc như Trần Trung Thuần đ nói: Phạm Hiền Mây  "Bà Chúa thơ lục bát VN", nên "Bà Chúa" đang ban "huấn từ" cho người dân, đ đầy đủ rồi phải tuân theo, không được ý kiến. Chữ nghĩa ơi chữ nghĩa!
Qua trên là những cảm nhận của tôi và bạn tôi về các bài thơ tiêu biểu của "Bà Chúa thơ lục bát VN", gixin thử đọc thơ của "người dân dã".

THỬ ĐỌC VÀI BÀI LỤC BÁT CỦA "NGƯỜI DÂN DÃ"

Xin thử đọc vài bài thơ mà theo tôi "cái tôi đầy cảm xúc" làm ch: Thơ của "người dân dã", thi sĩ Quỳnh Nga, người tôi chỉ tình cờ biết qua Facebook.
Đây là vài bài thơ với lời lẽ giản dị, đọc hiểu ngay, không "hàn lâm", không "đố chữ", khỏi cần chạy tìm từ điển:

CÁI ĐÊM TRĂNG MỎNG EM TỪ TÔI NGHIÊNG

Cái đêm mưa gió ướt đầm
Cái đêm tôi nhớ điếng bầm ruột đau
Cái đêm ta nợ nần nhau
Cái đêm ân ái mùa sau để dành

Cái đêm phiến nhớ long lanh
Cái đêm tơ lụa mong manh khôn cùng
Cái đêm em chạm ngại ngùng
Cái đêm tôi đợi cháy bừng đêm tôi

Cái đêm hôm ấy phải rồi
Cái đêm cánh gió gọi trời sang thu
Cái đêm em tóc hương nhu
Cái đêm trăng mỏng em từ tôi nghiêng...

GÕ CỬA THÁNG GIÊNG

Tôi về gõ cửa tháng giêng
Hỏi ai giấu tuổi hồn nhiên đâu rồi?
Tháng giêng tôi mở cửa tôi
Tìm mong gặp lại một thời chân quê

Tháng giêng tôi đón tôi v
Áo vàng hoa với đường đê hoa vàng
Nghe hồn quê rộng thênh thang
Nghe tôi về giữa nồng nàn yêu thương!
(Quỳnh Nga)

***
Đó là thơ lc bát của hai người, "bà chúa" và "người dân dã", tự các bạn cảm nhận và phán đoán.

                                                                      Nguyên Lạc
.....................
Ghi chú:
[1] ĐỌC TẬP THƠ BẤT TƯƠNG PHÙNG, KHÔNG TIN CỦA PHẠM HIỀN MÂY.
[2]. Tôi đồng ý với Trần C. Trí không dùng chữ “từ”, vì nó chính là cội rễ của tất cả những “từ” độc hại khác. Xin xem:
"từ và ch" - Trần C. Trí
[3] (William Wordsworth Quotes, Brainy Quote, brainyquote.com)

No comments: