CHÂN THƠ DU MỤC
MacDung
Sắc Xuân quyến rủ gần kề. Triền đông hanh nắng giao mùa. Mọi
lo toan, biến động, sớm chốc bỏ qua, dành niềm vui ấm áp đón chào năm mới! Áp lực
công việc lãng quên, nhường chỗ cho những ánh mắt và nụ cười thân ái…
Xuân! Hoa cỏ đâm chồi nảy lộc. Hương đồng nội nhuộm mùi rạ
và phảng phất lời ca tiếng hát ngân vang…
Chính thời khắc này, một tác giả đã làm nên điều kỳ diệu khiến
người đọc liên tưởng đến câu: Cực Phát Chi Sơ, với tình yêu dành tặng người du
mục. Đồng cỏ là bạn. Trăng sao tựa đèn. Kỳ hoa dị thảo có mặt như chứng nhân
cho một thi phẩm xuất sắc ra đời…
Nguyên tác
XUÂN NỒNG
Tác giả: Lê
Yên
Ta đứng lặng
Bên triền
Đông vời vợi
Đợi thời
gian
Mang xuân về
tới
Đưa tay với
Gom mây trời xanh biếc
Trải xuống đời
Ta bày tiệc
mời em
Chiều có xuống
Này em ta
nâng nhé!
Thảm cỏ kia
Ta nhặt hết
gai đời
Bước đi em
Đôi chân trần
thật khẽ
Em dịu dàng
Ta ngỡ giấc
chiêm bao
Này đêm Xuân
Trăng cười bẽn
lẽn
Ta quay sang
Mượn gió
buông rèm
Mượn sao kia
Giăng đèn ru
em ngủ
Giấc nồng say
Ta thèm mộng
thiên đàng
Bình minh lên
Ngày mới đợi
chờ em
Đừng sợ nhé!
Hãy dang tay
chào đón
Nụ hôn nồng
Ngất say
hương tình ái
Thêm một lần
Em mở trái
tim yêu.
Lê Yên.
1/19
Sự lạc quan trong tư tưởng và bản thể thi phẩm rực rỡ sắc
màu với tinh chất lưu ly. Ánh sáng chói lòa bên triền Đông như báo hiệu ngày mới
bởi điều huyền diệu mà cuộc sống đương đại đã đánh mất. Mải cuốn theo đời sống
vật chất, loài người như đồng hóa cùng công nghệ. Cạnh tranh nhau bằng nhiều
hình thức để rồi bỏ quên câu: Tri túc tiện thị túc. Đãi túc hà thời túc (Nghĩ đủ
sẽ thấy đủ. Đợi đủ sẽ không đủ) Thế nào là ngôi nhà tiện nghi dành cho tổ ấm? Bạn
sẽ chưa bao giờ hài lòng với những gì mình hiện có! Tiền bao nhiêu mới gọi là Đủ!?
Một bài toán nan giải và chẳng ai muốn phí thời gian cho những việc vô bổ… Thi
phẩm như khúc hát người du mục thuở nguyên sơ chưa chạm tay đến mảnh giấy được
mệnh giá gọi là: Tiền…
Bình minh trên thảo nguyên lóng lánh ánh mặt trời. Xuân đến
theo nắng ấm với ngàn hoa đua nở. Khúc mở đầu đầy cuốn hút:
“Ta đứng lặng
Bên triền Đông
vời vợi
Đợi thời gian
Mang xuân về tới…”
Thảo mộc, cây trái, gia súc là tài sản người dân du mục. Họ
sống cùng thảo nguyên với trời xanh trải rộng, đồng cỏ mút mắt. Tình yêu thiên
nhiên và con người như hòa làm một. Gái trai đến với nhau bằng chân tình chưa hề
để ý đến vật chất, bởi đơn giản “vật chất” của họ là đồng cỏ, là sao trời…
Thiên nhiên như ngôi nhà mẹ luôn luôn ở cạnh mình. Vậy món quà dâng tặng cho
người mình yêu gom hết lại sẽ là gì???
“Đưa tay với
Gom mây trời
xanh biếc
Trải xuống đời
Ta bày tiệc mời
em…”
Chất thơ ngây ngất, tỏa sáng như thế giới siêu thực – điều
mà loài người đã lãng quên lâu lắm rồi chưa bao giờ nghĩ đến. Tứ thơ gợi nhớ đến
người da đỏ Châu Mỹ sơ khai, sinh sống với nghề săn bắt hái lượm. Họ thể hiện
tình yêu bằng chân tình chưa bao giờ biết đến ngoa ngữ. Tặng vật cho tình yêu
có chi ngoài những chiếc răng thú chứng minh chiến tích lòng dũng cảm bên cạnh
sự trung thực…
Cristoforo Colombo tìm ra Châu Mỹ, nhìn khía cạnh nào đó đã
xóa tan một dân tộc có cuộc sống chất phác giàu sức cuốn hút. Cuộc sống của họ
đơn giản, đầy ắp bản tình ca nhưng xã hội văn minh không thể với tới. Sự văn
minh không tiếp cận với lạc hậu sống đời nguyên thủy: Lều tạm, bếp cỏ, thịt nướng…
Và thể hiện Tình Yêu bằng chất liệu cũng đơn giản, trong khi xã hội hiện đại những
cho rằng Lãng Mạn: “Đưa tay với gom mây trời xanh biết. Trải xuống đời ta bày
tiệc mời em…”
Đẹp! Ai cũng thấy vậy chứ nào dám ao ước. Tôn vinh nó nhưng
lại xa rời cái đẹp vốn không hiện thực. Như chính người da đỏ chưa hề biết đến
thuốc kháng sinh trước khi có sự xuất hiện của người da trắng. Người da đỏ Vong
Quốc trước những cuộc di dân đồ sộ đi tìm miền đất hứa hẹn tiềm năng… Còn con
người hiện đại phải chăng đã Vong Ngả khi chạy theo đồng tiền rồi chợt có chút
lặng lòng lắng nghe tiếng thơ…
“Chiều có xuống
Này em ta nâng
nhé!
Thảm cỏ kia
Ta nhặt hết
gai đời
Bước đi em
Đôi chân trần
thật khẽ
Em dịu dàng
Ta ngỡ giấc
chiêm bao…”
Bò Bison là nguồn thực phẩm chính của người da đỏ. Người ta
ước tính thời điểm hoàng kim độ khoảng 50 triệu con. Nhưng từ khi người da trắng
xuất hiện, trong thời gian ngắn chỉ còn 2000 cá thể tồn tại… Điều này nói lên rằng,
khi tiếp cận văn minh loài người nhận được nhiều thứ mới lạ, nhưng lại đánh mất
cái đẹp vĩnh viễn không thể khôi phục lại được. Thế giới tinh thần bị đảo lộn
thay vào đó bằng sự thống trị vật chất từng thế hệ bị cuốn theo.
Tuân Tử là nhà triết học, đại diện trường phái Pháp gia
phương Đông cho rằng: Ngày xưa không có chiến tranh bởi đất rộng người thưa.
Ngày nay người đông của ít nên chiến tranh liên miên… Chiến tranh đại diện cho
tư hữu. Khi loài người tách biệt khỏi đời sống quần thể tức đã bước vào sự tư hữu.
Tư hữu xuất hiện, vật chất tất nhiên được đề cao. Từ đó nét đẹp thế giới nguyên
sơ bị tổn hại nghiêm trọng và phút chốc trở thành quá khứ luôn luôn bị chối bỏ.
Còn đâu cảnh:
“Này đêm Xuân
Trăng cười bẽn
lẽn
Ta quay sang
Mượn gió buông
rèm
Mượn sao kia
Giăng đèn ru
em ngủ
Giấc nồng say
Ta thèm mộng
thiên đàng…”
Phương pháp nhân hóa và lối tả ước lệ của tác giả Lê Yên như
kéo người đọc về đời sống du mục. Ở đấy chỉ có thiên nhiên và Chân Tình mở cửa.
Không thước đo vật chất nào tác động đến cảm xúc nam nữ trong sắc Xuân gợi
tình. Tình yêu tinh khiết chạm vào trái tim vốn chai sạn nếp đời, muốn thoát ra
nhưng không thể, khi thực trạng con người đang bị “bỏ tù” trong xã hội vật chất
đầy khắc nghiệt…
Xuân Nồng đẹp và quyến rủ bởi cái Chân được đề cao. Khi đời
sống vật chất khiến con người mòn mỏi rồi ao ước quay về với đơn giản – cho dù
đó là cuộc sống du mục…
Tác giả Lê Yên đã đem cái chân chất quá khứ thay cho sự Lãng
Mạn hôm nay, đánh vào lòng trắc ẩn mà thực trạng Thất Bại, Bất Đắc Chí trong xã
hội hiện đại ngập tràn… Quà tặng cho người
mình yêu chỉ ước lệ, không thể nắm bắt như bản thể cuộc sống hiện đại. Điều tác
giả muốn nói là Chân Tình xuyên suốt thi phẩm được đề cao.…
Tư tưởng thi phẩm chỉ định: Dù bạn chọn cách sống như thế
nào vẫn có biệt lệ. Và sự khác biệt thâm nhập cảm xúc người đọc khi Lê Yên xóa
sổ “vật chất”, quay về với đời sống nguyên thủy làm bạn cùng trăng sao, đón gió
bình nguyên bát ngát của buổi hồng hoang xa xưa…
“Bình minh lên
Ngày mới đợi
chờ em
Đừng sợ nhé!
Hãy dang tay
chào đón
Nụ hôn nồng
Ngất say hương
tình ái
Thêm một lần
Em mở trái tim
yêu.”
Bình minh trên thảo nguyên chắc phải khác với đô thị bằng độ
sáng và sạch trong môi trường. Tinh chất trời đất giữa không gian mênh mông tiếp
nhận một tình yêu chẳng hề pha nhiễm tạp chất, chính điều này giúp cho thi phẩm
tỏa sáng trước mắt người thưởng thức…
Xuân Nồng là viên ngọc lạc loài trong xã hội đầy ắp những mối
quan hệ thật giả khó phân. Và để thi phẩm in dấu ấn, tác giả Lê Yên đã chọn
cách sống Thật, nhằm tự khẳng định giá trị bản thân cùng đứa con tinh thần ra đời
trong tiết Xuân giao, giàu sức thuyết phục…
Đêm Xuân trong veo, trên nền trời lấp lánh ngàn vạn tinh tú.
Nhưng nhất định sẽ có một ngôi sao rực rỡ không phải vì sắc đẹp mà bằng sự lung
linh của buổi hồng hoang phi vật chất, mặn nồng ánh pha lê hữu tình…
CHÂN THƠ DU MỤC –
Giúp ai cũng hiểu rằng: Dù có thể mất tất cả, nhưng khi tiếp cận Vong Ngả là vực
thẳm muôn đời…
VL – 31.1.2019
MacDung
No comments:
Post a Comment