NĂM HỢI BÀN VỀ HEO
/ LỢN (1)
Nguyên Lạc
PHẦN I
HEO: BIỂU TƯỢNG, CA DAO TỤC NGỮ
VÀI ĐIỀU
VỀ CHỮ HEO / LỢN
Tên gọi: Lợn, heo, trư, hợi, ỉn, thỉ...
Danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae)
Việt Nam phân biệt các loại heo -lợn như: Lợn lòi (lợn rừng), lợn sề (lợn đẻ nhiều lần), lợn nái
(lợn nuôi
để đẻ), lợn sữa (lợn con còn
bú sữa mẹ), lợn bột (lợn mới lớn
nhưng còn
non), lợn tháu
(lợn nói
nhiều), lợn cấn (lợn đực nuôi
làm giống), heo lang (heo đen có
xen đốm trắng), heo voi (heo nhà
loại lớn con), heo bông
(heo đốm đen trắng lẫn lộn), heo nưa
(heo vàng
mỡ).v.v..
1. Ý nghĩa biểu tượng
Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên
như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong
văn hóa
phương Đông, lợn đứng cuối cùng
trong 12 con giáp (Hợi) và
cũng đứng cuối cùng
trong lục súc.
Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính
dục và
sự nhàn
nhã sung túc. Người ta còn
dùng hình ảnh con heo đất như
là
một biểu tượng về tài
chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu
heo) là
một món
sính vật quan trọng trong một mâm
cúng ở những buổi lễ long trọng và
lễ nghi của người dân
Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam cũng mang nhiều hình tượng tiêu cực: Nói đến heo là người ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và
ngu (ngu như heo) ngoài ra còn hình tượng nhục dục (phim con heo).
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các
bức tranh dân
gian Đông Hồ, hình
ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm, ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân
gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều
may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.
Trên mình lợn có vòng khoáy Âm - Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng, con tím
lúc nhúc cả dưới chân.
Hình ảnh lợn Cấn sắc nét
nhất là
trên tranh Lợn ăn lá
ráy, Nghệ nhân
Đông Hồ đã
quan sát kỹ con lợn phàm
ăn, đang sục mõm
vào máng, cành lá ráy như động
đậy, ước lệ.
Ở vùng đất thuộc hạ nguồn sông Hậu, người Khmer vẫn cho rằng heo năm móng
và heo ba giò là những cốt tinh
lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện
gia đình
và người ta tìm
mọi cách
để tống khứ. Tại Chùa
Dơi còn có tên gọi khác
là chùa Mã Tộc
[*] ở tỉnh Sóc
Trăng, là nơi chốn những con heo đặc
biệt này
cư ngụ, cả phần xác
lẫn phần hồn. Người Khmer rất sợ
heo năm móng, heo ba giò, tức là heo có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò không phải thiếu một giò mà ba giò kia một màu lông, giò còn lại có màu lông khác, ví dụ
một chân
có màu đen, ba chân
có màu trắng.
[Theo Nguyễn Cung Thông]
Tổng hợp tư liệu từ sưu tầm thực tế ở chùa
Dơi cho biết về heo năm móng,
ba giò như sau:
Bà con người Khmer rất sợ heo năm móng,
ba giò (không phải thiếu một
giò mà ba giò kia một màu lông, giò còn lại có màu lông khác, 1 đen
3 trắng chẳng hạn.
Không rõ dựa vào đâu mà người ta tin rằng, những con heo đó
là cốt tinh của người,
nó
là linh hồn của con người đầu
thai. Những người đó vốn gây nhiều tội ác, nên bị đày làm kiếp heo.
Chính vì mang
linh hồn của kẻ ác,
nên những gia đình
nuôi nó sẽ phải gặp tai họa.
Người Khmer tin rằng, gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, gia đình
lục đục, vì
bị cốt tinh của con
heo quấy phá. Tuy nhiêu, nếu giết heo thì cả nhà sẽ phải đền mạng. Chính vì thế, gia đình nào nuôi phải heo năm móng, ba giò, thì phải nuỗi dưỡng và chăm sóc nó đến già. Khi heo chết, phải mai táng cẩn thận như người, mới mong thoát
kiếp nạn.
Rồi cũng từ những gia đình
đen đủi nuôi
phải heo năm móng,
ba giò, đã nghĩ ra phương thức
giải hạn cho mình bằng cách đẩy “heo quái thai” cho nhà chùa
nuôi. Họ tin rằng, nhà
chùa là nơi thích hợp,
có
thể nâng
đỡ linh hồn tội lỗi,
bị đày làm kiếp heo. Khi con heo quái
thai được nuôi
dưỡng, được nghe kinh
Phật sám hối thì không phá phách con người nữa và cũng vì thế mà hóa giải được tai họa. Vậy là
nhà chùa tự dưng biến thành
“nơi nuôi dưỡng heo quái
thai”.
(Chuyện ở chùa Dơi - Hai Miệt Vườn)
2. Heo trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, danh từ “heo” có nghĩa chánh là
con heo, hay con lợn. Từ đó
người ta thường nói
thịt heo, heo quay, heo sữa, heo
nái,
heo rừng; hay
bánh lỗ tai heo, vân vân… Trong thành ngữ Việt Nam chữ “heo” rất thông dụng qua những câu nói bình dân như
“nói toạc móng
heo”, “ở dơ như
heo”, “mập như heo”, “làm biếng như heo”, thậm chí “ngu như heo” (nói chung bao nhiêu cái
xấu
trên đời đều đổ lên đầu con vật hiền lành và tội nghiệp nầy!). Trong tiếng Mỹ cũng có
những
thành ngữ thông dụng như “to make a pig of
oneself” (ăn phàm, ăn tham, ăn uống thô tục như heo), “to buy a pig in a poke” (mua vật gì
mà không được trông
thấy hay biết rõ,
tiếng Việt mình
hay nói là “mua trâu vẽ bóng”),
hay “pigs might fly” (biết
đâu
một chuyện thần kỳ hay phép
màu có thể xảy ra)
-- Heo: Diễn tả khí hậu hanh khô, thường vào dịp chuyển tiếp giữa thu sang đông.
“Gió heo lành lạnh thổi về
Thương người quan ải lòng
tê tái sầu”
[Ca dao]
“Heo đường leo lên
ngọn”
[Tục ngữ]
-- Heo may: Dịch thoát chữ "Lý Phong", nghĩa là: "Gió
cá chép". Theo truyền
thuyết, vào mùa thu, cá chép theo nước sông về hội ở Vũ Môn để chuẩn bị hóa thành rồng. Gió vào mùa này gọi là "Gió cá chép".
Tháng tư cá đi ăn thề,
Tháng tám cá về hội ở Vũ môn”
Trong văn chương
và nhất là
âm nhạc Việt Nam
chúng ta thường nghe “gió heo may”:
"Gíó heo may đã về, chiều tím loang vĩa hè, và gió
buông tóc thề...”
[Nhìn
Những Mùa
Thu Đi – Trịnh Công
Sơn]
hay:
“Lạnh lùng sương rơi heo may,
Buồn se sắt nhớ thu xưa,
Tôi nhớ em chiều gió mưa…”
[Thu Ca - Phạm Mạnh Cương]
-- Heo hút: Hẻo lánh và hiu quạnh. "Đi xuống lũng sâu heo hút" [Huy Cận]. Chữ nầy đồng nghĩa với“đèo
heo hút gió”. Tuy nhiên trong đối
thoại thực tế người ta hay nói “Ở nơi đèo heo hút gió”, chớ ít ai nói “Ở nơi heo hút”.
-- Heo hắt (desolate): Cảnh vật heo hắt (hoang tàn,
tiêu điều). Sống cuộc đời
heo hắt (cô độc).
Chữ “heo” sử dụng trong heo heo, heo may, heo
hút, heo hắt hoàn toàn không có một sự tương quan (correlation) nào với “con heo” cả. Đây chính là một trong những tính cách đa dạng và phong phú của tiếng Việt: Chỉ cần đổi một con dấu, hay xử dụng trong trường hợp khác nhau thì ý
nghĩa của
nó hoàn toàn thay đổi.
[Heo May - Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang]
Chữ Việt tuyệt với như ta vừa xét
vậy mà
có ngài tiến (hay lùi)
sĩ Bùi Hiền đòi
thay đổi nó
bằng loại chữ "trời
ơi" nào đó, ngu chưa?
-- Kinh nghiệm xã hội và truyền thống dân tộc ta gắn liền với hình ảnh con lợn qua ca dao tục ngữ như:
‘Mẹ em tham thúng
xôi chiêm
Tham con lợn béo tham tiền hoa-viên’
(Việt Nam Tự Điển,
1954)
‘Con lợn trắng
mắt thì nuôi
Con người trắng mắt là người bỏ đi’
"Nói toạc móng heo": Làm mất cái vỏ bề ngoài, làm rõ cái bên
trong.
3. Phát âm Heo trong tiếng Anh
Heo là tiếng Việt, phát âm nghe giống tiếng Anh “hell”
Hell (noun): Địa ngục.
Thơ rằng:
Chữ heo liền với
chữ "hell" một vần
Hãy
ăn đi lũ quan ôn!
Ăn cho tàn mạc nước non dân nghèo
Ăn đi rồi chết xuống "hell"!
(Nguyên Lạc)
...
[Còn tiếp phần II -HEO: TRONG ĐỜI SỐNG, VĂN CHƯƠNG]
Nguyên Lạc
..................
Tham khảo:
Thảo Trường, Chu Vương Miện, Nguyễn Viết Tân,
Nguyễn Cung Thông, Lý Lạc Long, Wikipedia, Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang, Wikipedia, Facebook...
Ghi chú:
[*]
Mã Tộc đọc trại từ Mahatup: Mahatup là trận kháng cự
lớn (Tup: kháng
cự; Maha: lớn). Theo người Khmer, nơi đây đã diễn
ra một trận đánh
ác liệt của phong trào
nông dân nổi dậy chống nhà
cầm quyền ngày
xưa. Ngoài ra dân gian còn gọi là
chùa Dơi bởi vì
trong chùa này có nhiều dơi.
(Nguyên Lạc)
No comments:
Post a Comment