VÀI
SUY NGHĨ KHI ĐỌC
"THUYỀN THEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN
"THUYỀN THEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN
Chiều 19 tháng 01 năm 2019, nhẩn nha dạo facebook, tôi
"gặp" bài thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" của nhà thơ Phúc Toản:
THUYỀN NEO BẾN LẠ
(Gửi NTPT)
Lạnh lùng cơn gió chiều
đông
Xô con thuyền nhỏ theo
dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành
hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt
nhòa câu thơ ...
Thật rồi... vẫn ngỡ là
mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng!
Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát
lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào
trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau
lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn
từng nhớ thương...
Mùa xuân phía trước
dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một
phương trời buồn...
Tân Yên, tháng 01.2001
PHÚC TOẢN
Thoạt đọc, bài thơ không có gì đặc biệt, cũng như những bài
thơ tình than vãn về tình yêu lứa đôi bị chia rẽ, bội bạc... đầy rẫy trên mạng,
đọc xong là quên liền. Tôi định nhấn like rồi chuyển đọc tin khác thì âm hưởng
câu thơ: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng..." níu tôi đọc lại.
Vâng. Tôi thích khổ thơ thứ hai, khổ thơ gây nhiều ấn tượng
với tôi.
Cách chuyển nhịp từ 2/4 (tiết tấu chậm) ở câu lục: "Thật
rồi... vẫn ngỡ là mơ", sang nhịp 2/3/1/2 (tiết tấu nhanh) ở câu bát:
"Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...", đã khéo léo đặt tâm trạng
của nhân vật "tôi" cùng (lúc) rơi vào nhiều cung bậc tình cảm. Với
cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu bát như thế, nhà thơ Phúc Toản đã thành công
trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy chồng chỉ
trong một câu thơ. Từ tâm trạng còn nhiều ngờ vực, bán tín bán nghi: "Lấy
chồng", chuyển sang tâm trạng sững sờ, buộc phải chua chát mà tin:
"Em lấy chồng", và đẩy nỗi niềm đắng cay dâng tiếp lên cao bằng câu
thảng thốt: "Ơ", biểu hiện của tâm trạng bất lực, rồi buông thõng bằng
câu xác tín: "Lấy chồng..." của tâm trạng thất vọng, chán chường.
Tôi nghĩ, đấy là câu thơ độc đáo, đã giúp bài thơ sáng lên.
Không than vãn, kế nể, không nặng lời trách móc khi người
yêu theo "thuyền neo bến lạ", nhà thơ Phúc Toản đã gói ghém tất cả sự
trách giận, nỗi xót xa của chàng trai vào 2 câu thơ:
"Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng ..."
Chính sự kiệm lời ấy càng làm nỗi đau nhân đôi.
Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi
buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi
đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh"
thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã
xâm chiếm cả không gian ngày "em"
làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức
buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.
Vâng. Câu thơ: "Nỗi
buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." đã đích thực chỉ ra là vậy.
Tôi thích 2 chữ "cứ
nhói" ở câu thơ này. Nó diễn đạt được nhiều điều. Nó làm cho câu thơ
day dứt thêm và lắng đọng hơn.
Làng
Đá, sáng 20 tháng 01.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
11 comments:
Bài bình đạt! Tuy nhiên, theo chủ quan tôi có vấn đề ở câu này
"Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." PT
Hai điểm:
- Hai chữ ở cùng một câu ̣( NỖI) là điều các nhà thơ nổi tiếng xưa khuyên nên tránh.
- "Nỗi mừng"? Người yêu đi lấy chồng, ngày vu qui mà mừng? Cũng lạ?
Theo tôi (chủ quan thôi nhe) tôi viết như vầy giải quyết vấn đề trên:
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn ..."
Có gì bỏ qua
Nguyen Lac
Thưa chú Nguyên Lạc!
Đúng là “Hai chữ ở cùng một câu ̣(NỖI) là điều nên tránh” nhưng ở câu thơ này, chú Phúc Toản đã (chủ ý) đặt đối trọng “nỗi buồn” - “nỗi mừng” giữa “anh” và “em” (chứ không phải chỉ riêng tâm trạng chàng trai) để nhấn sâu hệ lụy nỗi đau của cuộc hôn nhân không tình yêu, như thế theo cháu lại thành hay đấy ạ.
Cám ơn chú Nguyên Lạc đã đọc và chia sẻ!
Cháu
Đặng Xuân Xuyến
Ban Đ XX, bạn đã nói là đây là cuộc hôn nhân "không tình yêu" vậy thì cả 2 đều phải buồn chứ làm sao mà "mừng" được? Nếu nói "mừng" thì không thật lòng, không đúng cảm xúc của mình. Sự"không thật lòng" hay nói đúng ra là "giả dối" thì nguy hiểm lắm đấy.Còn nếu "thật lòng" thì đây cũng là cuộc tình "giả dối", bài thơ do đó càng có vấn đề, phải không? Chúc vui năm con Heo
Thưa chú Nguyên Lạc!
Người con gái trong bài thơ phụ bạc chàng trai, lấy người xa lạ (nhà thơ không nói lý do). Họ đã từng có nhiều kỷ niệm “Gừng cay muối mặn” nên trong ngày hôn lễ lẽ ra là ngày vui của cô gái, của họ hàng 4 bên thì phải vui lắm nhưng “nỗi buồn” của chuyện tình tan vỡ cứ nhói vào “nỗi mừng” của cô gái trong ngày hôn lễ. Vui bên ngoài mà thực ra là buồn trong tim đấy ạ.
Thêm một lần cuối để học hỏi nhe bạn ĐXX. Câu : "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." diễn tả cảm xúc của "riêng một người" ̣(NHÓI), theo ý bài thơ là của chàng trai chứ không phải giữa 2 người. Bạn ngẫm lại xem. . Bạn thì đạt, ở đây vấn đề là ở bài thơ chứ không phải người bình. Chúc vui
Vâng! “Nỗi mừng” ở đây là chỉ cô gái trong ngày đại hỉ, đâu phải chỉ chàng trai? Chàng trai đến chúc cô gái trong nghịch cảnh như thế thì cả chàng trai và cô gái vui sao được? Vì thế nhà thơ mới viết: “Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng”.
Cháu cũng đã viết rõ trong đoạn cảm nhận:
“Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.
Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."đã đích thực chỉ ra là vậy.”
Chú biết rõ là vậy mà!?
Đúng ra thì tôi muốn dừng, nhưng vì bạn hỏi tôi:"Chú biết rõ là vậy mà!?" nên tôi phải trả lời, nếu không thất lễ.
Câu "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." theo tôi là " diễn tả cảm xúc của "riêng một người", và là người con trai nên chữ"mừng" không hợp. Bạn nói rằng chữ"mừng" là cảm nghĩ của cô gái :"mừng trong ngày vụ quy nhưng buồn vì nghĩ lại mối tình" phải không? Vậy là bạn phải thay đổi nhân vật "tôi" [...nhà thơ Phúc Toản đã thành công trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy chồng chỉ trong một câu thơ.- ĐXX]: - Chàng trai thành cô gái ở phần bình luận trên. Tuy nhiên dù có thay đổi, câu thơ cũng không ổn như tôi đã nói: Nếu "mừng", dù chàng hay nàng, thì cuộc tình này vẫn là giả dối.
Lập lại, như theo tôi nghĩ, để tránh cả 2 điều bất cập đã nêu, dùng chữ "bâng khuâng" hay chữ nào đó để thay thế ̣chữ "mừng" là hay nhất. Tuy nhiên, cái quyền là ở tác giả bài thơ, ông ta là người "sáng tạo" . Xin ngừng ở đây
Vâng! Thưa chú Nguyên Lạc!
Cháu cũng trả lời chú lần này lần cuối vì chú và cháu có cách hiểu khác nhau nên cứ trao đổi sẽ mất nhiều thời gian, mà cũng sẽ làm phiền người khác.
1. Thì hẳn câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." diễn tả tâm trạng chàng trai nên nhà thơ mới dùng từ NỖI mừng mà không là NIỀM vui hoặc chữ nào khác. Vì lẽ ra chàng trai cũng như mọi người đến dự hôn lễ của cô gái để chúc mừng hạnh phúc của cô gái nhưng trong hoàn cảnh trớ trêu cô gái lại là người yêu (của mình) nay “theo thuyền neo bến lạ” thì chàng trai sao vui được? Còn cô gái, nhân vật chính của ngày đại hỉ, người chàng trai nói là “nỗi mừng”, (thân bằng quyến thuộc của cô gái sẽ nói là (chúc mừng) ngày vui, (chúc mừng) niềm vui) thì trong nghịch cảnh ấy đâu có thể vui khi gặp chàng trai? Và cả những người biết chuyện tình của hai người đó nữa, thấy cảnh đấy ai chẳng có phút trầm buồn?
Thế nên cháu mới viết:
“Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.
Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."đã đích thực chỉ ra là vậy.”
2. Câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." theo ý cháu không nên thay thế chữ MỪNG bằng “chữ “bâng khuâng” hay chữ nào đó” vì nếu không khéo sẽ rất dễ “lợn lành thành lợn què” đấy ạ.
Kính chúc chú sức khỏe và nhiều bài viết hay!
Ha ha , cảm ơn lời chúc sức khoẻ. Tôi cũng tính dừng ở đây nhưng thấy bạn nói câu nầy nên thêm vài lời: không khéo sẽ rất dễ “lợn lành thành lợn què"
Bạn giải thích sao về 2 chữ"cứ nhói". Do 2 chữ nầy nên "nỗi mừng" phải ở trong lòng của chàng trai chứ không phải của "thân bằng quyến thuộc của cô gái", và do đó nếu có 2 chữ này thì bài thơ sẽ có "vấn đề" như đã nói.
Tôi dừng tại đây, có lẽ sẽ gặp lại bạn trong một bài tôi viết đã lâu, sẽ đăng lại : ĐẢO NGỮ.
Chúc vui Tết
Xin viết lại cho rõ cmnt trên:
Ha ha , cảm ơn lời chúc sức khoẻ. Tôi cũng tính dừng ở đây nhưng thấy bạn nói câu nầy nên thêm vài lời: "không khéo sẽ rất dễ “lợn lành thành lợn què" - ĐXX
Bạn giải thích sao về 2 chữ"cứ nhói? Do 2 chữ nầy nên "nỗi mừng" phải ở trong lòng của chàng trai mừng cho cô gái(hoặc thấy cô gái vui) chứ không phải của "thân bằng quyến thuộc của cô gái", và do đó nếu có 2 chữ "nỗi mừng" này thì bài thơ sẽ có "vấn đề" như đã nói.
Tôi dừng tại đây, có lẽ sẽ gặp lại bạn trong một bài tôi viết đã lâu, sẽ đăng lại : ĐẢO NGỮ.
Chúc vui Tết
Post a Comment