BẢNG CHỈ DẪN ĐỌC MẠC NGÔN
1. TÁC PHẨM MẠC NGÔN
(Phần một)
KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC
NGÔN
2. TÁC PHẨM MẠC NGÔN
(Phần hai)
CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
( khoa trương ở cấp độ từ)
2. TÁC PHẨM MẠC NGÔN
(Phần ba)
CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG
(Phần ba)
CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG
TRONG
TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
(Khoa trương ở cấp độ câu)
CÁC PHƯƠNG
TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM
CỦA MẠC NGÔN
(Sử dụng so sánh tu từ
biểu thị koa trương)
KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC
PHẨM CỦA MẠC NGÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGỮ
NGHĨA NGỮ DỤNG
(Phần bốn)
CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
TS.
Nguyễn Ngọc Kiên
2.6. Sử dụng so sánh tu từ biểu thị
khoa trương
So sánh theo cách hiểu phổ thông là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau hoặc khác
nhau hoặc sự hơn kém”.[4, tr. 861]
Theo Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú thì: “So
sánh tu từ là sự đối chiếu về hai sự vật (về tính chất, trạng thái sự việc) A và
B cùng có một dấu hiệu chung nào đó giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua
B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm về A. So sánh tu từ còn gọi là so sánh
hình ảnh, đó là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung,
miễn là một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”.[3, tr.14]
Căn cứ vào ý nghĩa có thể chia so sánh tu từ ra thành so sánh ngang bằng và
so sánh không ngang bằng. So sánh tu từ biểu thị khoa trương cũng vậy.
(2) Cấu trúc của跟 - so sánh ngang bằng biểu thị
khoa trương
Biểu thức: “X跟 Y一样
P”.
Biểu thức này được dùng để diễn đạt so sánh ngang bằng biểu thị khoa
trương: X giống với Y ở một khía cạnh nào đó.
Trong những câu so sánh nói chung, thành phần X và Y có thể do danh từ, đại
từ đảm nhiệm, ngoài ra X và Y còn có thể do (đoản ngữ) động từ hoặc (đoản ngữ)
tính từ đảm nhiệm. Trong loại câu này, X và Y là hai sự vật hoặc hai
tính chất được đưa ra để so sánh, “一样” là kết quả so sánh, làm thành phần chủ
yếu của vị ngữ trong câu, “跟 Y”
làm trạng ngữ tu sức cho “一样”; sau “一样” có thể có tính từ hoặc (đoản ngữ) động từ chỉ hoạt động
tâm lí, khi đó “跟 Y一样” sẽ là trạng ngữ của tính từ hoặc động từ.
Trong loại này, các tính từ so sánh đứng
sau trạng ngữ “跟
Y一样” thường là tính từ
thang độ biểu thị độ cao, độ dài, độ rộng, độ dày, độ lớn.
Xét những câu so sánh biểu thị khoa trương, chúng tôi nhận thấy, thành tố X
và Y chủ yếu do (đoản ngữ) danh từ đảm nhiệm. Ví dụ:
(65) 司马库的手跟闪电一样快, 嗖地便收回了。《丰乳肥臀》
(Tay của Tư Mã Khố nhanh như chớp, thoắt cái
đã thu lại.) (Báu vật của đời)
Có mấy trường hợp sau:
a/“X跟 Y一样 P” (P là vị ngữ) độc lập tạo
thành câu.
Trong trường hợp này, X đóng
vai trò là chủ ngữ, “Y一样 P” là vị ngữ trong câu, VP là kết quả so sánh có thể
xuất hiện hoặc không xuất hiện.
+
Thành tố P không xuất hiện.
Ví dụ:
(66) 母亲说, “他生来就是吃草的命.” 连他拉出的粪便, 也跟骡马的粪便一样。《丰乳肥臀》
(Mẹ
nói “Nó sinh ra đã phải ăn cỏ rồi.” Đến ngay cả phân nó thải ra cũng giống phân
của lừa.) (Báu vật của đời)
+ Thành tố P xuất hiện.
Trong trường hợp này X vẫn là chủ ngữ,
P là thành phần chính của vị ngữ và “跟
Y一样” làm trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho P. Xét ví dụ
[65], thành tố X 司马库的手
(tay của
Tư Mã Khố) làm chủ ngữ, thành tố P do tính từ快 (nhanh) đảm nhiệm làm thành phần chính của vị ngữ, 跟闪电一样 (như chớp) làm trạng
ngữ cho P.
Giữa “跟 Y一样” và P có thể dùng hoặc không dùng trợ từ
kết cấu 地. Ví dụ:
(67)
闲人们愣了一下,发一声 喊,跟风一样地散去了。《丰乳肥臀》
(Mọi
người đứng ngây người một lát rồi vội vàng giải tán, nhanh như gió) (Báu
vật của đời)
(b) “X跟 Y一样 (P)” làm định ngữ
Trong
trường hợp này, giữa “跟 Y一样” và danh từ trung tâm bắt buộc phải
dùng trợ từ kết cấu 的. Xét về
ngữ nghĩa, danh từ trung tâm chính là thành tố X. Ví dụ:
(68)
夹烟的手指呈现出跟红烧肉一样的焦黄色,说明他是一个老烟鬼了。(莫言《美人冰雪》)
(Hai ngón tay kẹp điếu thuốc
có màu vàng cháy như màu thịt quay, chứng tỏ ông là người nghiện thuốc nặng) (Mĩ nhân băng tuyết)
Các biến thể của “X跟 Y一样 (P)”
Chúng
tôi gọi là biến thể vì, trong cấu trúc so sánh ngang bằng loại này có thể vắng
mặt “跟”, hoặc
một trong hai yếu tố được thay thế hoặc cả hai yếu tố được thay thế. Có rất nhiều
biến thể khác nhau nhưng những cấu trúc biến thể biểu thị khoa trương trong tác
phẩm của Mạc Ngôn có thể chia thành mấy nhóm sau đây:
Nhóm 1: Yếu tố “一样” được thay thế bằng: 同样/一模一样/一致/差不多/相像/相仿/一般/似的
Biểu thức: “X跟Y同样/一模一样/一致/差不多/相像/相仿/一般/似的…”
Ví dụ:
(69) 他的脖子很快便肿起来, 脸也跟着脖子肿了, 肿得那人的眼睛成了两条缝, 跟娃娃鱼的模样极其相像。《丰乳肥臀》
(Cổ của nó
sưng vù lên, mặt cũng sưng lên cùng với cổ, sưng đến mức mắt húp như hai sợi chỉ,
hệt như một con cá búp bê.) (Báu vật của đời)
Nhóm 2: Yếu tố跟được thay thế bằng: 与/和/如/好像/仿佛/像/似乎
Biểu thức: “X 与/和/如/好像/仿佛/像/似乎Y一样”. Ví dụ:
(70) 老金终于筋疲力尽地被他摆平了, 他不顾一切地把头扎到她的怀里, 深深地把她的乳头吸进口腔, 那股贪婪的劲头儿, 似乎要把她的整个乳房生吞掉一样。《丰乳肥臀》
(Lão Kim cuối cùng cũng kiệt
sức …, cái vẻ tham lam ấy dường như muốn nuốt chửng cả bộ ngực của cô.) (Báu
vật của đời)
Trong loại biến thể này, chúng
tôi đặc biệt lưu tâm đến cấu trúc “像 Y一样 (P)”.
(71)
小孩子都喜 欢看热闹,听到敲锣打鼓还能不出来看?姑姑后来说,她扯着我的腿,像拔萝卜一样把我拔了出来。《蛙》
(Trẻ con đứa nào chẳng
thích náo nhiệt? Nghe tiếng phèng la vui vẻ thế này, có lẽ nào
chúng lại chẳng chịu chui ra mà xem? Sau đó cô tôi nói, cô túm chặt
lấy chân tôi như người ta nhổ củ sắn vậy
[nguyên văn: nhổ củ cải].)
+ “像 Y一样 (P)” độc lập
tạo thành câu
Trong trường hợp này, thành tố P có thể xuất hiện hoặc
vắng mặt. Ví dụ:
(72)
杜五花扔掉韭菜跑过来,拉着我的手就往河堤那边跑,她的手像铁钩子一样。《牛》(vắng mặt thành tố P)
(Đỗ Ngũ Hoa vất mấy bó rau hẹ trên tay, nhảy bổ tới,
kéo tay tôi chạy về phía bờ đê. Những ngón tay cô ta chẳng khác gì
những chiếc móc sắt) (Trâu thiến)
(73) 每个字都像磨盘一样大。《丰乳肥臀》(xuất hiện thành tố P là một tính từ)
(73) 每个字都像磨盘一样大。《丰乳肥臀》(xuất hiện thành tố P là một tính từ)
(Mỗi chữ to bằng cái thớt
xay.) (Báu vật của đời)
+ X像 Y一样 (P) làm định ngữ
Trong trường hợp này, giữa “像 Y一样” và danh từ trung tâm bắt
buộc phải dùng trợ từ kết cấu 的. Biểu thức: “X像 Y一样 (P) 的 N”. Ví dụ:
(74) 母亲背着篓子走街串巷收破烂,有一次正碰上雷阵雨,下冰雹,像一颗鸡蛋大一样的冰雹把母亲打晕了, 多亏麻邦把她背回塔前破屋。《丰乳肥臀》
(Một bận mẹ gặp mưa đá, cục đá to bằng quả
trứng gà khiến mẹ mê man bất tỉnh, may được Mặt Rỗ cõng về túp lều
dưới chân tháp.) 《丰乳肥臀》
Sự khác biệt giữa các tiểu cấu
trúc trong nhóm biến thể này cũng không quá lớn, trong nhiều trường hợp có thể
thay thế được cho nhau, thậm chí trong cùng một câu, để tránh trùng lặp cũng có
thể dùng đồng thời hai cấu trúc. Ví dụ:
(75)
因为不吃鸟儿韩赠送的鸟, 我们将缺乏营养, 像村里大多数人一样, 浮肿, 气喘, 双眼如鬼火一样闪烁不定。《丰乳肥臀》
(…. Chúng tôi
sẽ thiếu dinh dưỡng, như phần đông người trong thôn, bủng beo, thoi thóp, đôi mắt
thì lấp lóe chẳng khác gì đốm lửa quỷ.) (Báu vật của đời)
Nhóm 3: Cả hai yếu tố “跟” và “一样” đều được thay thế
Biểu thức: “X与/和/像/好像/仿佛/宛若Y同样/差不多/ 似的/般/一般”
Ví dụ:
(76)
仓惶爬真情煌他感到受潮的关节巴格巴格地响着,胸膛宛若针扎般疼痛。《丰乳肥臀》
(Hốt hoảng
chồm dậy, anh thấy các khớp xương bị bệnh tê thấp kêu răng rắc, ngực
buốt như kim châm) (Báu vật của đời)
“好像” và “仿佛” là hai từ kiêm loại hay
“nhất từ đa loại”, chúng có thể là động từ hoặc phó từ. Tuy nhiên, khi kết hợp
với trợ từ 似的 chúng có tư cách là động từ. Ví dụ:
(77)
碰到大人他跟大人说,碰到小孩他跟小孩子说;大人小孩都碰不到他就自言自语, 好像把一 句话憋在肚子里就要爆炸似的。《牛》
(Gặp người lớn nó nói
lại với người lớn, gặp trẻ con nó kể lại với trẻ con, nếu không
gặp người lớn hoặc trẻ con thì nó tự nói với chính mình; dường như
nếu không nói ra ngoài được mà để trong bụng thì bụng nó sẽ nổ tung
ra.) (Trâu thiến)
Nhóm 4: Cấu trúc không có sự tham gia của “跟”
Biểu thức: “X + Y一样/一般/般/似的”
Khi
khuyết yếu tố “跟”, tức yếu tố nhằm dẫn ra thành phần chuẩn so sánh Y, thì toàn bộ nghĩa
so sánh của cấu trúc đều được rơi vào yếu tố còn lại “一样”. Theo khảo sát của chúng tôi, có thể
tham gia vào cấu trúc này và thay thế cho “一样” còn có一般/般/似的. Ví dụ:
(78) 母亲心情舒畅, 脸上呈现着圣母般的, 也是观音菩萨般的慈祥。《丰乳肥臀》
(Lòng mẹ thanh
thoát, khuôn mặt hiện lên vẻ Thánh Mẫu, nhân từ như Bồ Tát vậy.) (Báu
vật của đời)
(79) 他手足无措, 在灶台狭窄的空间转着圈儿。两行蜂蜜般的泪水, 从他枯干的眼窝里流出来。他心里的狂喜无法用语言形容。《牛》
(Hai chân ông ta trở nên
thừa thãi khi đi một vòng quanh chiếc giường đất, hai dòng nước mắt
đặc quánh như mật ong từ từ trào ra khỏi hốc mắt khô khốc và lăn
xuống gò má.) (Trâu thiến)
Biểu thức: X(就)是/(好)像/如/若/似/宛如/宛若/犹如/如同 Y”
Trong loại này, X có thể xuất
hiện hoặc không xuất hiện, thành tố Y bắt buộc phải xuất hiện, thành tố biểu thị
quan hệ so sánh ngang bằng nằm giữa X và Y đóng vai trò như một vị ngữ. Như vậy,
X đóng vai trò chủ ngữ, Y đóng vai trò tân ngữ của vị từ so sánh ngang bằng. Ví
dụ:
(80)
我跳过去,孟地开 她明媚的脸像一记重拳击打在我的心窝,使我眩晕。《美人冰雪》
(Tôi nhảy chồm tới, giật mạnh cửa ra.
Khuôn mặt đáng yêu của cô làm tôi choáng váng ngạt thở như bị một đường quyền
thoi đúng giữa tim khiến tôi hoa mắt.)
Biểu thức này dùng để so
sánh nói chung, nhưng trong ngữ liệu chúng tôi sưu tập được từ các phẩm của Mạc
Ngôn, biểu thức so sánh biểu thị khoa trương chủ yếu tập trung vào bốn loại sau
đây:
(1) Biểu thức: X (好)像Y. Ví dụ:
(81) 王肝他娘的*脱出*,像个烂梨, 可王腿还想要个儿子! 《牛》
(Tử cung của mẹ Vương Can đã thoát ra khỏi âm
đạo, trông chẳng khác nào một quả lê vữa, mà Vương Cước vẫn muốn
tìm có trai.) (Ếch)
(82)
杜大爷说,“这个大闺女,好像刚出锅的白馒头,喧腾腾的,好东西,真是好东西呀!”《牛》
(Ông Đỗ nói: Đứa con gái này chẳng khác gì một chiếc
bánh bao mới ra khỏi lò hấp, sáng trưng, trắng nõn. Đúng là của
ngon, đúng là của ngon!) (Trâu thiến)
(2) Biểu thức : X 是 Y. Ví dụ:
(83) 无论从哪个部位看她都不像一个五十多岁的女人, 她是一朵冷藏了半个世纪的花朵。《丰乳肥臀》
(Dù
nhìn ở góc độ nào thì chị ta cũng không giống một phụ nữ ngoài 50. Chị như một
bông hoa ướp lạnh suốt một phần hai thế kỉ.)
(Báu vật của đời)
Ở đây, (就)是vốn là một động từ phán đoán, cho nên khi được sử dụng trong
cấu trúc này, cả cấu trúc còn mang sắc thái khẳng định vốn có của động từ. Tuy nhiên, hình thức so sánh tu từ dùng “(就)是” cũng khác với phán đoán
logic có công thức “S是 P” (S là P).
Chính vì vậy, có người không cho rằng “是” là thành tố trong phép so
sánh. Tuy nhiên căn cứ vào ngữ nghĩa chúng tôi cho rằng “是” không những có khả năng biểu
đạt so sánh mà còn có khả năng biểu đạt khoa trương.
(3) Biểu thức: X 仿佛 Y. Ví dụ:
(84)
每当我看到她明媚的笑脸,心中就 阵阵刺痛,仿佛被尖锐的东西扎了。《美人冰雪》
(Mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của cô, tôi lại
thấy đau lòng, dường như có cái gì rất nhọn đâm vào tim tôi.) – (Mỹ nhân băng tuyết)
(85) 公家人气昂昂走了。来时他仿佛从天而降,去时仿佛他入地有门。《丰乳肥臀》
(Ông người nhà nước hiên ngang bỏ đi. Ông đến,
như trên trời rơi xuống. Ông đi như đất nẻ mất tăm.) (Báu vật của đời)
(4) Biểu thức: “X 宛如Y”
Trong
trường hợp này, Y thường là danh từ hoặc ngữ danh từ. Ví dụ:
(86) 它的金黄眼珠子宛如两颗金色的星星。《丰乳肥臀》
(Đôi mắt long lanh của nó chẳng khác gì như hai đốm sao kim.) (Báu vật của đời)
(5) Biểu thức X 犹如Y . Ví dụ:
(87) 虽然那时我不懂爱情,但爱情的灿烂光华,吸引着我奋不顾身地扑上前去,犹如投向烈火的飞 蛾。《牛》
(Tuy lúc đó
tôi chưa hề biết tình yêu là gì nhưng ánh sáng chói lọi của nó đã
hút tôi lao về phía trước chẳng khác nào một con thiêu thân lao mình
vào lửa.)
Xét về bản chất, trong cấu
trúc này 犹如投向烈火 (thành tố Y) làm định ngữ cho 飞 蛾 (thành tố X).
(4) So sánh không ngang bằng với “比” biểu thị khoa trương
(a) Ý nghĩa của cách so sánh dùng giới từ “比”
Thông thường khi cần biểu thị
sự hơn kém nhau về trình độ, tính chất của hai sự vật, hiện tượng hoặc hai người
thì có thể dùng giới từ “比” để chỉ ra đối tượng so
sánh, sau đó dùng vị ngữ để chỉ ra kết quả so sánh. Tuy nhiên, bài báo này chỉ
quan tâm tới những cấu trúc so sánh có sự tham gia của giới từ “比” biểu thị khoa trương, vì cách dùng “比” để biểu thị khoa trương cũng không nằm ngoài qui luật hoạt
động của “比” nói chung. Ví dụ:
(88)
牛受的罪比天还高,比地还厚。《牛》
(Những gì con trâu đang chịu đựng kể ra phải cao hơn trời xanh, dày hơn cả đất vàng.)
(89)
郭好胜爱护车子像爱护眼睛一样,能把他的车子借来真是比天还要大的面子。《牛》
(Quách Hiếu Thắng nâng niu chiếc xe này như
yêu con mắt của mình, mượn được chiếc xe của anh ta thì mặt của chú
Mặt Rỗ phải to hơn cả ông trời.)
+ Giới từ “比” và đối tượng so sánh kết hợp
với nhau tạo thành kết cấu giới từ và phải đặt trước vị ngữ để làm trạng ngữ.
Biểu
thức: X (S) 比 Y (Adj) + P
Trong biểu thức này, X có vai trò là chủ ngữ, Y là trạng ngữ trong
câu. Thành phần sau Y do tính từ / ngữ tính từ đảm nhiệm.
- Sau kết
cấu giới từ “比” và trước vị ngữ có thể sử dụng phó từ 更,还, 还要 làm trạng ngữ biểu thị mức
độ tăng lên một bậc. Ví dụ:
(90)
我谅你也不敢去,他那把小斧头比风还要快,一下就能把你的狗爪子剁下来广。《牛》
(Tôi cũng đoán là cậu
không dám gặp hắn. Chiếc rìu trong tay hắn còn nhanh hơn cả gió, e
rằng chỉ cần vung lên là mấy chiếc móng chó trên tay cậu không cánh
mà bay.) (Trâu
thiến)
(91)
说句难听的话,老董同志编出的蛋子儿比你吃过的窝窝头还要多。。。” (莫言《牛》)
(Nói khó nghe một chút, số dái trâu mà
đồng chí lấy được còn nhiều hơn cả số trứng gà [nguyên văn: bánh cao lương] mà ông đã ăn bao nhiêu năm nay rồi đó!) (Trâu thiến)
(Còn nữa)
(Còn nữa)
Kì sau: Ngữ nghĩa và ngữ dụng của khoa trương trong tác phẩm Mạc Ngôn
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hữu Đạt (2001), Phong
cách học tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH Quốc Gia HN.
2. Đào Thản (1990), Lối nói phóng đại trong tiếng
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ.
3. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt, NXB Giáo dục.
4. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng.
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN
No comments:
Post a Comment