Tác giả Trà Thanh Lam
VÀI CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ĐÒ ĐI CÓ VỀ”
CỦA TÁC GIẢ ĐẠI NGÀN
Rất tình cờ trên fb có một nic mang tên
Đại Ngàn, tôi tò mò đọc thơ của họ để tìm hiểu. Càng đọc càng thấy nhiều bài
chị viết rất hay đặc biệt thơ tình nhưng tôi thích và dừng lại ở bài đò đi có
về của chị. Phải nói rằng theo tôi đây là một bài thơ hay cả về nội dung và câu
từ. Tôi là một người ngoại đạo về văn thơ mạn phép tác giả và các bạn có đôi
điều cảm nhận về bài thơ này.
Mở đầu tác giả nêu ra một
khung cảnh đó là buổi chiều mà con đò bỏ bến ra đi ,cái khung cảnh ấy làm
cho chúng ta liên tưởng đến một điều gì đó không được tốt đẹp, suôn sẻ
“Đò chiều bỏ bến đi đâu
Bến đau tình bến biệt sầu chia ly
Bến đau tình bến biệt sầu chia ly
Chỉ 2 câu thơ thôi tác giả nhắc đến 3
lần từ bến, rồi kế tiếp là đau và sầu .Cái logic của nó đã được hiện ra, rõ
ràng đây là một sự chia ly, và
“Mười hai bến nước xuân thì
Bến nào trong đục đò đi có về.”
Bến nào trong đục đò đi có về.”
Một câu hỏi như một sự lựa chọn và một sự hy vọng , đò đi vào
cái chiều như thế có còn trở về nữa không ?
“Đò đi bỏ lại câu thề
Trăng soi vỡ bóng mải mê cuộc tình.
Trăng soi vỡ bóng mải mê cuộc tình.
Một lời than thở của bến, trách bến đã
bỏ lại lời thề nguyền ngày xưa, đến với những cuộc tình khác mới hơn để đến nỗi
“trăng soi vỡ bóng”, tạo nên cái hình ảnh của sự tan nát hạnh phúc của một cặp
vợ chồng .
nhưng bến lại nhẹ nhàng chấp nhận dù cho phải lênh đênh lận đận như cánh lục bình :
nhưng bến lại nhẹ nhàng chấp nhận dù cho phải lênh đênh lận đận như cánh lục bình :
“Bến đau ôm trọn bóng hình
Lục bình trôi dạt một mình bể dâu”
Lục bình trôi dạt một mình bể dâu”
Bến sẵn sàng chấp nhận nỗi đau khi
thuyền chiều có thể không trở về, và “ôm trọn cả cái bóng hình” ngày ấy đi xa
như trong sầu thảm bể dâu. Nhưng cái hay là ở chỗ với bốn từ “Bến đau – Bể
dâu”, làm cho đoạn thơ toát lên một nỗi đau da diết làm cho người đọc rất cảm
động. Ai cũng hiểu cái bến và đò ở đây là nghĩa thực nhưng cái sức thuyết phục,
cái hay của nó lại ở nghĩa bóng rất tuyệt vời .
Khổ thơ tiếp theo nói lên nỗi lòng của
bến và hình ảnh trầu cau mới đẹp làm sao, nhưng trầu không têm bằng vôi mà têm
bằng nỗi nhớ thương vô bờ của bến. Đó là cách ví von của tác giả, tuy không
phải là cái mới nhưng khi diễn đạt theo cách dùng từ của chị ta thấy lạ
và cảm giác như mới vậy.
“Bến chiều rụng trắng hoa cau
Trầu không nhạt nắng têm màu nhớ thương”
nhưng tình cảm của bến không oán trách căm dận con đò đã bỏ ra đi mà trái lại tình thương con đò ấy, lo cho con đò trước những cơn sóng gió của cuộc đời. Đây chính là nét đẹp, tấm lòng vị tha nhân đạo … của người phụ nữ Việt Nam .
Trầu không nhạt nắng têm màu nhớ thương”
nhưng tình cảm của bến không oán trách căm dận con đò đã bỏ ra đi mà trái lại tình thương con đò ấy, lo cho con đò trước những cơn sóng gió của cuộc đời. Đây chính là nét đẹp, tấm lòng vị tha nhân đạo … của người phụ nữ Việt Nam .
“Đò đi xa cách dặm trường
Biết đâu sóng gió để thương lấy đò”
Biết đâu sóng gió để thương lấy đò”
“Mười hai bến nước so đo
Rủi đi lỡ chuyến xót đò bến đau
Đò đi có biết nông sâu
Sông dài rộng lắm biết đâu hạ nguồn”
Rủi đi lỡ chuyến xót đò bến đau
Đò đi có biết nông sâu
Sông dài rộng lắm biết đâu hạ nguồn”
Khổ thơ này muốn nói lên sự lo lắng của
bến đối với con đò bởi vì làm sao con đò biết được con sông ấy nông sâu đến thế
nào và sông dài và rộng như vậy không biết con đò có tới đích được không ? Tác
giả đã khéo léo nói lên cái tình cảm của bến đối với con đò tuy đã bỏ bến ra đi
.
Và tác giả viết tiếp câu để chuẩn bị kết
thúc bài thơ :
“Phù sa lạc bến đỏ buồn
Bến chờ ở phía thượng nguồn gió mưa”
Bến chờ ở phía thượng nguồn gió mưa”
Phù sa thường ở bên sông gần bến nhưng ở
đây đã lạc bến – và chính cái lạc bến dẫn đến đỏ buồn, một hình ảnh đầy ấn
tượng mà đọc lên làm cho nỗi lòng ta xúc động. Sự nhắc lại 2 lần chữ
“bến” đã nói lên bản tính trung thực thủy chung chờ đợi chồng trở về.
Nhưng chờ ở đâu ? ở phía “thượng nguồn” mà lại đang rất cơ cực vì “gió và mưa”.
Cuối cùng tuy con đò đã ra đi vào cái buổi chiều buồn như vậy nhưng niềm hy
vọng của bến vẫn nghĩ rằng cái ngày xưa tốt đẹp đó sẽ làm thức tỉnh con đò. Một
ngày nào đó tuy đã dầu dãi nắng mưa, con đò sẽ trở về với bến, một kết thúc có
hậu và mang tính nhân văn sâu sắc.
“Bao giờ cho đến ngày xưa
Đò đi dầu dãi nắng mưa lại về.”
Đò đi dầu dãi nắng mưa lại về.”
Toàn bộ bài thơ đã nói lên nỗi lòng của
bến khi con đò chiều bỏ bến ra đi nhưng luôn đặt niềm tin vào con đò một ngày
nào đó sẽ lại trở về. Một sự đoàn tụ vợ chồng hạnh phúc êm ấm. Cảm ơn tác giả
Đại Ngàn, cảm ơn các bạn đã đọc và mong có điều gì tác giả bài này còn khiếm
khuyết xin được thứ lỗi.
QN tháng 11/2016 Trà Thanh Lam
ĐÒ ĐI CÓ VỀ
Đò chiều bỏ bến đi đâu
Bến đau tình bến biệt sầu chia ly
Mười hai bến nước xuân thì
Bến nào trong đục đò đi có về
Bến đau tình bến biệt sầu chia ly
Mười hai bến nước xuân thì
Bến nào trong đục đò đi có về
Đò đi bỏ lại câu thề
Trăng soi vỡ bóng mải mê cuộc tình
Bến đau ôm trọn bóng hình
Lục bình trôi dạt một mình bể dâu
Trăng soi vỡ bóng mải mê cuộc tình
Bến đau ôm trọn bóng hình
Lục bình trôi dạt một mình bể dâu
Bến chiều rụng trắng hoa cau
Trầu không nhạt nắng têm màu nhớ thương
Đò đi xa cách dặm trường
Biết đâu sóng gió để thương lấy đò
Trầu không nhạt nắng têm màu nhớ thương
Đò đi xa cách dặm trường
Biết đâu sóng gió để thương lấy đò
Mười hai bến nước so đo
Rủi đi lỡ chuyến xót đò bến đau
Đò đi có biết nông sâu
Sông dài rộng lắm biết đâu hạ nguồn
Rủi đi lỡ chuyến xót đò bến đau
Đò đi có biết nông sâu
Sông dài rộng lắm biết đâu hạ nguồn
Phù sa lạc bến đỏ buồn
Bến chờ ở phía thượng nguồn gió mưa
Bao giờ cho đến ngày xưa
Đò đi dầu dãi nắng mưa lại về.
Bến chờ ở phía thượng nguồn gió mưa
Bao giờ cho đến ngày xưa
Đò đi dầu dãi nắng mưa lại về.
Đại Ngàn
No comments:
Post a Comment