Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, October 5, 2016

AI LÀ MỘT TRƯƠNG? / Phiếm luận của Chu Vương Miện.


Tác giả Chu Vương Miện

AI LÀ MỘT TRƯƠNG?
Vĩ Văn * Chu Vương Miện
Nay cũng hơi hưỡn, ở không, chúng tôi lại xin được trở lại vấn đề “Một Trương” mà nhà thơ tiền chiến Phan Khắc Khoan đã có lần đề cập tới, nhưng chỉ chút đỉnh là ngưng ngay tức khắc. Tôi tính hay thắc mắc nên dò dẫm xem là Mr “Một Trương” là vị cao nhân xứ nào?
Nói tới thời nhà Đông Tây Châu xứ Ba Tàu có tới 1000 nước nhỏ, thuộc loại chư hầu, là nước trực tiếp với đại quốc nhà Châu, còn những nước thuộc loại phụ dụng như nước Ngô, nước Việt thì Ngô thuộc Tề và Việt thuộc Sở, đánh nhau ròng rã cả 1000 năm. Sau đến thời Xuân Thu thì còn vài trăm mà thôi và đến thời Chiếc Quốc thì còn bẩy trự. Sau đó nhà Tần nuốt trọn thống nhất Chung Quốc, thu gom về thành một mối. Nếu ông “Một Trương” mà xuất hiện vào thời kỳ này chắc chết mất xác, đàn địch cái nỗi gì? Sau đó thì sách báo bị Tần Thủy Hoàng mang đốt hết, vì mấy năm đó thời tiết lạnh kinh khủng, tuyết rơi cả ngày đêm, đốt hết mọi thứ mà dân chúng bá tánh không ấm. Thôi thì trong lúc lâm nguy cứu rét, nhà nào có sách vở thơ văn tiểu thuyết chi đó thì cứ mang ra mà đốt để sưởi cho ấm, mai mốt không rét nữa thì chúng ta tha hồ mà viết sách làm báo, thành ra nếu có vị nhạc sĩ nào chơi hồ cầm thuộc vào danh sư thì cũng chả ai mà biết tới, loạn lạc liên miên, chỉ có thời nhà Đại Đường là thơ phát triển, hy vọng có Mr “Một Trương”, nhưng vào giai đoạn “Giữa Đường” (tức là thời Trung Đường) thì Tiết Độ Sứ An Lộc Sơn ở không cũng buồn, bèn nổi loạn, giết bá tánh, dân số Nhà Đại Đường chỉ còn một nửa. Chắc vị “Một Trương” nếu có thì cũng thác trong giai đoạn tai bay vạ gió này?
Qua thời kỳ Tống Nguyên, dân số Ba Tàu khoảng 200 triệu, dân Mông Cổ (tức là Nguyên Chủ) ra lệnh cho toàn quân được quyền giết dân Ba Tàu tự do, nên sau 90 năm cai trị, nhà Nguyên đi đoong, Chu Nguyên Chương lên làm vua nhà Đại Minh cho kiểm tra dân số, thì lúc đó dân Ba Tàu chỉ còn 65 triệu, phần còn lại thì phiêu diêu miền cực lạc hết trọi, chắc là trong thời kỳ nhà Mông Cổ Mông Đít cai trị không có tiên sinh.
Sách báo tham khảo thì không có. Tư liệu, công liệu, tài liệu thì cũng không, chả lẽ bó tay? Thế là tôi lên đường “một chắc” bằng hai bàn tay không.
Trước khi đi vào thẳng vấn đề, chúng tôi xin vòng vo ra ngoài lề một chút, bản thân gia đình chúng tôi ở tỉnh Quảng Yên (trước là Quảng An Châu) rồi là Hồng Quảng, rồi là Quảng Ninh bây giờ là Hạ Long. 1/3 tỉnh này có Châu Vạn Ninh (tức là Móng Cái) là vủng đất tiếp giáp với Quận Đông Hưng (Tông Hưng) của tỉnh Quảng Tây, đất này ngày thời nhà Đại Lý của ta cho dân Nùng (bộ hạ của quốc vương Nùng Trí Cao đánh nhau với nhà Tống bị thua tạm trú) y như thời nhà Nguyễn cho di thần nhà Minh định cư ở Miền Nam vậy. Muốn tìm ra ngọn nguồn của Mr “Một Trương” mà tìm trong tư liệu thì đến tết Congo cũng chưa chắc tìm ra manh mối, mà phải nói cái chuyện tiếng Ba Tàu.
Dân Nùng là dân thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng định cư ở đất Việt Nam sát nách ngay biên giới tỉnh Quảng Tây (tức Quảng Si). Tuy ở đâu thì người Nùng cũng nói giọng và tiếng Quảng Đông (pha chút tiếng địa phương) và người Ba Tàu vốn là dân đa văn hóa nói sao cũng hiểu được, ví dụ:
Về nhà ăn cơm: “Xực phàn pán nhể”.
Nguyên chữ là: “Xực phàn hồi gia”.
Dịch nghĩa là: “Ăn cơm về nhà”.
Hiểu theo chữ Việt là “Về nhà ăn cơm”.
Nhưng người Ba Tàu thì “pán nhể” hay “pán sẻ” cũng có nghĩa là “về nhà”, mà “xực phàn”, “xực phan” hay “xực phạn” cũng đều có nghĩa là ăn. Chữ “hành”, chữ “hàng”, chữ “hãng” đều là một chữ, tùy theo nó đi với ai mà thành ra “ngân hàng”, “bộ hành”, “hãng xưởng”.
Trở lại truyện Kim Vân Kiều của Tố Như tiên sinh, chúng tôi nhận ra như sau khi tả về anh hùng Từ Hải:
-Gươm đàn nửa gánh giang sơn một chèo.
Có nghĩa là khi đi đâu, trên vai của anh hùng Từ Hải có vác một thanh gươm, có bao gươm đàng hoàng, trên bao thanh gươm eó treo một cái đầu quang, trong cái quang có một cái thúng đựng một cây đàn, chưa biết là cây đàn gì. Tay còn lại là cầm một cái bơi chèo. Cướp ở bên BaTàu cũng chia ra nhiều loại, ở trên núi là sơn tặc, mạn dưới sông dưới biển là thủy tặc, hay thủy khấu, còn giặc lở Lương Sơn Bạc thì vừa núi vừa sông, muốn kêu sao cũng được. Nhìn qua bộ dạng của tướng cướp Từ Hải thì phải nhận ngay ra rằng ông thuộc vào loại thuỷ tặc (giặc ở dươi nước), vì trong tay thủ sẵn một cái “bơi chèo”. Không rõ khi chưa xuống nước hành sự nghề thủy khấu thì trên cạn tiên sinh dùng thứ vũ khí gì? Theo sự suy đoán riêng của chúng tôi thì lúc đó Từ Hải dùng một ngọn côn dài 6 thước Tàu, bằng 2 thước Tây, làm vũ khí tùy thân, Côn hay gậy hay trượng là một loại vũ khí gọi thì khác nhưng chỉ là một thứ, có khi bằng gỗ, có khi bằng sắt. Các vị đại sư thì gọi nó là thuyền trượng như trường hợp của Lỗ Đề Hạt, hoặc thêm cái ngù đầu con rồng ở trên của Kim Hoa bà bà thì là long trượng, của Dương Quá thì là thiết huyền trượng, nói nôm na là chiếc gậy.
Tiếng Ba Tàu thì chữ Trưởng (lớn), chữ Trường (dài) cũng chỉ là một chữ, thành ra Trương, Trượng, cũng chỉ là một chữ mà thôi. Khi làm sơn tặc (tức giặc trên núi) thì anh hùng Từ Hải dùng tay cầm trượng, gọi là “Một Trượng”. Trượng này trung bình nặng từ 50 ký lô trở lên, không ai hai tay cầm hai trượng. "Một Trượng" hay "Một Trương" giống y nhau. Sau khi chuyển địa bàn làm ăn từ núi xuống nước thì dẹp trượng mà dùng bơi chèo, tức “Một Chèo” nhưng thiên hạ quen gọi Từ Hải là “Một Trượng” hay “Một Trương” nó quen miệng rồi, mặc dù bây giờ người anh hùng đã chuyển vũ khí chuyên dùng là chèo. Giang sơn một chèo.
Các bậc thức giả, ngủ giả có vị nào cần dậy bảo xin email về địa chỉ sau: chuvmien@yahoo.com.

No comments: