ĐỌC THƠ NHÃ MY
Châu Thạch
Châu
Thạch tôi nhận tập thơ Khơi Xa của Nhã My tặng. Nhìn trang bìa cũng hiểu qua tấm
lòng tác giả. Trang bìa in hình một người đàn bà xỏa tóc che phủ biển xanh và bốn
câu thơ giãi bày:
Trăng đã úa bên trời quan ngoại
Mây giăng đầy mấy ải non cao
Bước chân thềm lá xanh xao
Khơi xa sóng vỗ bạc đầu nhớ thương.
Mở
trang đầu, bài viết của nhà thơ Nguyễn Khôi có chủ đề là “Khơi xa -Nỗi lòng của
người con xa xứ” cũng cho tôi có khái niệm
về tập thơ nầy. Gối đầu giường đọc nó biết hay. Cầm bút nhiều lần trong bốn
tháng để viết về nó không được chữ nào. Rồi một hôm, nhìn qua cửa sổ thấy đàn
bướm bay nhẹ nhàng. Ồ! đây rồi phong cách
thơ Nhã My: như đàn bướm đang bay. Bướm bay luôn đẹp và thanh thản. Dầu
trời nắng hay trời âm u, dầu đi kiếm ăn hay chạy trốn tai họa, bườm vẫn nhẹ
nhàng lướt đôi cánh mỏng, bay là là trong không gian.
Thơ
của Nhã My cho tôi cái cảm giác êm ái ấy, như đang nhìn một đàn bướm đang bay.
Nhà
thơ Nguyễn Khôi nói về đặc tính cúa Khơi Xa như sau:
-
Đó là nỗi nhớ quê bên kia bờ đại dương thương nhớ.
-
Đó là nỗi hoài niệm tình yêu đầu đời của cái thời mộng mị say.
sưa.
sưa.
-Trùm
lên cái “hoài niệm” về cố xứ, về tình xưa: thơ Nhã My suốt một đời thơ là cái
đau cái buồn về cái kiếp người ( con người Việt Nam đương đại).
Về
nghệ thuật sáng tác của Nhã My nhà thơ Nguyễn Khôi nhận xét như sau:
- -Là tiếng con tim thâm trầm, tỏa một hồn thơ lên tới
cao xanh.
-Một thứ thơ
bàng bạc, lãng đảng và một chút ly tao, của một thoáng “trung niên thi sĩ” Bùi
Giáng.
- Thơ Nhã My
ngôn ngữ tinh luyện, cổ phong với những hình tượng thơ đẹp.
Thiết nghĩ một
nhà thơ huynh trưởng đáng kính đã nhận xét thơ Nhã My nhứ thế thì nó nhất định
phải như thế rồi. Châu Thạch tôi viết chi thêm nữa cũng chỉ là thừa, chỉ xin viết
thêm cảm nghĩ của mình về đàn bướm bay trong thơ Nhã My mà thôi.
Vâng, xin
nhìn những cánh bướm bay tư lự vì đang nhớ đến quê hương:
Trùng dương ngọn sóng xa khơi
Chim bay lặng lẽ bên trời buồn chắng?
Dấu trong sỏi đá khô cằn
Bước chân rùa biển mấy lần đi qua
(Tâm cảm)
Qua thơ ta
thấy nỗi sầu ly quê trùm lên trên tất cả cuộc đời người xa xứ, dầu cuộc đời đó
thành công như cánh chim tung cánh trên trời hay thất bại như con rùa trườn
mình qua sỏi đá khô cằn. Tiếng thơ trầm tư như cánh bướm bay nhẹ nhàng và rất
thấp nhưng diễn đạt trọn vẹn “về cái đau cái buồn về cái kiếp người ” của “con người Việt Nam đương đại” mà nhà thơ
Nguyễn Khôi đã nói.
Bây giờ hãy
nhìn một cánh bướm bay vút lên cao:
Bên trời viễn xứ ngùi trông
Thương về cố lý mà mong tương phùng
Tay đan sợi nhớ mông lung
Nỗi niềm xin gởi không trung đợi chờ…
(Lục bát trên cao)
Vế
thơ cho ta nhiều liên tưởng. Thi sĩ có thể vừa đan áo mùa đông mà trong lòng nhớ
về cố lý suốt năm nầy qua năm nọ. Thi sĩ cũng có thể vừa đan áo mùa đông mà tưởng
như mình đan những sợi tơ trời là biểu
tương của nỗi nhớ nhung thầm lặng trong lòng đang giăng khắp một bầu trời. Sự
nhớ ở trong lòng qua thơ, thể hiện trên không gian cao rộng. Sợi nhớ như con bướm sầu bi ẩn trú trong lòng
vụt bay lên cao và cánh buồn của nó biến hóa thành muôn ngàn sợi nhớ trên cõi mông lung.
Người
nào yêu quê hương mà xa quê hương thì cũng nhớ, nhưng có người nhớ trong chua
xót, có người nhớ trong đau thương, đặc biệt thơ Nhã My nhớ quê hương như nhớ
người yêu, nghĩa là nó “bàng bạc, lãng đảng và một chút ly tao” như nhà thơ
Nguyễn Khôi đã nói.
Hãy
đọc Nguyễn Du trong kiều:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Ta
thấy chất thơ lãng mạn trong bức tranh vẽ được nổi lòng của kẻ ở trong phòng
kín và nổi lòng kẻ đi trên dặm trường. Rồi đọc hai vế thơ của Nhã My ở trên, ta
cũng thấy được chất lãng mạn ấy chứa trong nỗi lòng tác giả với quê hương có
khác chi người yêu đang nhớ người yêu. Khác chăng là ở đây Nhã My diễn tả người
yêu ở chốn khơi xa đang nhớ người yêu ở nhà là quê hương, là cố lý.
Nhã
My hoài niệm tình yêu đầu đời cũng đẹp
như bướm bay, đúng như nhà thơ Nguyễn Khôi đã nói: Sầu muộn mà không bi lụy, hồn
thơ chân thật tình đời, lỡ tình nhưng không hận tình…tất cả chỉ còn “hoài niệm”
những nét vàng phai thương nhớ. Hãy đọc một vài đoạn thơ sau đây:
Anh lạc bước gánh linh hồn phong nguyệt
Để đêm tàn ôm giấc mộng phù du
Em thánh thiện bên bờ ao ảo ảnh
Áo xiêm xưa giấu lại vết oan cừu
Mai trở lại thăm vườn cổ tích
Bóng tà huy rơi xuống nhuộm thiên thu…
( Rơi)
Trong
hoài niệm anh vẫn luôn mang linh hồn của gió và trăng (phong nguyệt), em vẫn
thánh thiên cho đến khi “trở lại thăm vườn cổ tích” thì đã cuối cuộc đời ( bóng tà huy rơi xuống nhuộm
thiên thu). Vế thơ thất tình đến cùng tận nhưng vẫn hoài niệm tình trong cả áo
xiêm và nhớ tình trong gió, trong trăng để nhìn vào quá khứ như đứng trên bờ ao
mà nhìn vảo ảo ảnh ngày xưa nhòa trong nước. Đọc thơ tôi liên nghĩ đến một bầy
bướm bay bên bờ ao và trong bóng tà huy. “ Bóng tà huy rơi xuống nhuộm thiên
thu” là một tứ thơ tuyệt vời. Tà huy rơi hay nắng vàng rơi buồn hơn ngàn vạn
chiếc lá múa thu rơi. Tà huy chỉ rơi vào từng buổi chiều và chỉ nhuộm vàng buổi
chiều ấy. Tà huy ở đây nhuộm cả thiên thu là tà huy của đời người, là hình ảnh
của người, của tình yêu đi về thế giới bên kía vĩnh viễn. Thơ buồn não nuột
nhưng vẫn trong sáng vô biên, nếu không ví nó là bướm đang bay thì không có gì
so sánh được.
Ta
hãy đọc thêm Nhã My nói về một nửa:
Nửa câu thơ nửa lời mời
Nửa hoa nửa nguyệt nửa đời nửa mơ
Nửa anh hẹn với đợi chờ
Nửa em về với ngây thơ ngọc ngà
Nửa thương giấc mộng đã xa
Nửa nêu bến đợi giang hà nước trôi
Nửa chừng mới biết xa xôi
Nửa nghe trống vắng nửa trời nhớ nhau
(Nửa)
Nhớ
về tất cả cái không trọn vẹn trong quá khứ nhưng tâm hồn hoài niệm trọn vẹn vì
hòa chung với cả đất trời: “Nửa nghe trống vắng nửa trời nhớ nhau”. Tám câu thơ
của bài thơ nầy hình dung như tám đàn bướm bay chấp chới càng lúc càng xa và
khuất bóng ở bầu trời, để lại sự cô đơn khi thấy mình chỉ còn lại nửa mình.
Trong
bốn câu thơ sau đây Nhã My đã cho bóng thơi gian đố kỵ với con người, chẳng
khác chi “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen:
Cạn chén một lần ta nhớ nhau
Hồn thơ dĩ vãng khó quên màu
Son môi còn thắm tình trong trắng
Mà bóng thời gian dấu bóng nhau?
( Tâm Không)
Tuy
bóng thời gian dấu bóng đôi tình nhân, cho họ chia lía nhau nhưng khó được, bởi
vì nhờ sự hoài niệm luôn có trong lòng tác giả nên “Hồn thơ dĩ vãng khó quên
màu”.
Trong nỗi nhớ quê hương, trong sự hoài niệm
quá khứ như những đàn bướm bay về chốn cũ, thơ Nhã My chất chứa vào đấy nỗi đau
của kiếp người. Nỗi đau Nhã My thổ lộ trong thơ là nỗi đau từ kiếp người phiêu
bạc xa tổ quốc, xa quê hương:
Em lạc mấy mùa trăng quá khứ
Hồn đi hoang lữ thứ xa đưa
Nhớ thương một mái nhà xưa
Bên hiên tiếng võng mẹ đưa trĩu lòng.
( Khơi xa)
Trong
ly tan đó tác giả ngơ ngác vì tình yêu bất ngờ biến mất. Tiếng kêu tình đau cất lên trong thản thốt. Bài thơ
“Tình đau’” có 17 câu thơ. Tôi xin mạn phép cô đọng ý thơ còn lại 6 câu:
Người mang tình tôi đi về nơi đâu
Ngàn năm mây bay tình nay đong sầu
Thành muôn thương đau vùi chôn trong
nhau
Nhìn theo mây bay người tình ơi về đâu
Chìm
trong mưa rơi ngàn đời không nhau
Tình đau.
Bài
thơ “Ta Phụ Nhau Rồi” có 16 câu thơ. Tôi xin cô đọng lại còn 4 câu thơ chính:
Đời chia đôi ngã tình không hẹn
Người ở đầu sông ngóng cuối sông
Ta phụ nhau rồi em biết không…?
Hẹn nhau mà có được tương phùng!
“Bài
thơ cho người đã xa” có 18 câu. Xin cô đọng
lại còn 4 câu chính:
Ước gì lật ngược bể dâu
Tình xưa vẫn chẳng bạc màu tháng năm
Bốn mươi năm cuộc thăng trầm
Trái tim anh vẫn đậm màu thủy chung.
Người
viết xin lỗi tác giả và bạn đọc vì đã tự ý cô đọng thơ lại, hầu rút ngắn bài viết,
làm cho bạn đọc có thể khái quát ý thơ
Nhã My mà không gây sự nhàm chán vì bài viết quá dài.
Cuối
cùng người viết xin mời bạn đọc đến với thơ Nhã My trong vườn thơ Khơi Xa để
nhìn nhiều đàn bướm bay, để tâm hồn thư giản, dầu vào đó có lúc buồn, có lúc cô
đơn, không có niềm vui trong thơ, nhưng có niềm vui được thưởng thức thơ hay
cho mình. Thật vậy, vì đọc thơ Nhã My, nhà thơ thờì danh Kha Tiệm Ly cảm xúc viết
được “Cảm Đề Khơi xa” rất tuyệt vời, được đăng ở cuối tập thơ. Bài thơ có một
đoạn như sau:
Em
đi mang cả khung tời cũ
Mới
biết rượu tình cũng đắng cay
Trăm
cánh phượng hồng, trăm héo rũ
Ta
ngàn đêm nhớ, bấy đêm say
Hay
sông đời bên trong, bên đục
Mà
sông tình mới bên cạn, bên sâu
Mắt
ngày ấy đã khô chưa dòng lệ
Mà
từng đêm ta rượu uống đong sầu?
Chẳng
đợi thuyền lao vào sóng gió
Mới
thấy dòng yêu lắm thác ghềnh
Chẳng
trách tình em gây bão tố
Cho
thuyền ta mãi cứ lênh đênh.
Kính
tạm biệt mọi người nơi đây
Châu Thạch
No comments:
Post a Comment