ĐẤT
SAU MƯA
Miên
mập hồng, gái mười chín bừng ngoại hình những đường cong hấp dẫn, làn da Miên
ngấm hương biển mặn mòi, khuôn mặt chữ điền sáng láng, cánh mũi hếch thoáng đãng
làm tăng vẻ ngang bướng. Thắp lên trên khuôn mặt ấy một đôi mắt ươn ướt. Miên đứng
trước gương nghiêng đầu, gỡ từng lọn tóc rối cuốn đêm qua, nheo mắt cười như
chớm dậy thì nên tập làm dáng!
Dòng
nắng xuyên tán vú sữa lốm đốm hoa nắng nhàn nhạt trên cát. Dì Quyên đã đi chợ,
tôi và Hải em trai Miên dọn bàn ghế dùng vào lễ ra mắt họ hàng bên vợ, hôm qua
chưa kịp dẹp. Lễ đơn giản, chỉ một khách đến chia vui là ông Chủ tịch xã. Tôi
và Miên được công nhận vợ chồng.
Ngoại
Miên, ngồi lọt trong chiếc chõng tre, bên trái bếp, vẫy tay gọi tôi, bà bảo:
Coi
chừng trễ tàu đó mấy đứa.
Nhìn
vào mắt tôi, bà tiếp:
Em
nó hư lắm, lớn xác rứa chớ chưa biết chi mô con, chỉ cho em từ từ nghe. Tội
nghiệp! Ngày cưới không cha không mẹ...
Nói
ngang đó, mắt ngoại rơm rớm, bà cầm xấp tiền dúi vào tay tôi dặn:
Cầm
ít tiền mà tiêu, mệ bòn có chừng ni thôi, khi mô mệ bán thơm mệ gửi tiền lên
thêm cho tụi bây.
Miên
ôm túi xách căng phồng đi đến, thấy ngoại cho tiền liền nhoẻn miệng cười nịnh
mệ, nói:
Thôi
mệ cất đi, tụi con có rồi.
Tay
Miên lấy xấp bạc nơi tôi nhét vào túi xách. Ngoại cười hiền, đáy mắt còn ngấm
ngước, mắng yêu cháu:
Thôi
đừng làm bộ nữa o, lên nói với mụ gia mi mai mốt rảnh mệ lên thăm.
Dạ,
con lên nghe mệ - giọng Miên chùng xuống buồn buồn - Thôi đi anh.
Đường
làng rực nắng, chúng tôi gặp những cô gái miền biển hối hả trong công việc
thường ngày. Tôi đùa:
Con
gái biển ngực tấn công, mông phòng thủ em hỉ?
Còn
em?
Cũng
rứa, đi cứ rung rung tề.
Kệ
tui, ai biểu ngó.
Ra
tới bến tàu sát nách đình chợ. Chúng tôi hoà nhập vào đám người nhộn nhịp.
Chiếc
tàu nước ùng ục chạy ra vùng đầm phá mênh mông, bỏ lại đằng sau bãi cát trắng
miệt mài và những rặng tre dần xám dần. Một vùng quê yên ả chìm vào chân mây.
Tôi
và Miên sống chung với nhau mấy tháng mới về thăm nội Miên, tôi mới biết Huyền
em Miên, em kế Hải. Sau giải phóng chị em Miên tứ tán người một nơi, sống nhờ
nội, ngoại, Miên kể:
Nhà
mệ nội giàu lắm anh, nhưng răng ở không thương tụi em mô. Mạ em làm dâu cực
lắm! Mạ làm tôm tiếc không lặt đầu, nội cũng chửi: “Con nhà ai không dạy”. Sáng
nấu nước nóng cho mệ súc miệng, phải đứng chờ mệ phun phù phù xong và khoanh
tay nghe mệ chửi: “Nóng quá muốn giết tui chắc”, nước ấm lại chửi: “Tê cả răng”.
Mạ em nghe ba có bồ, mạ nhảy sông tự tử, em đứng trên bờ khóc hu..hu, người vạn
đò cứu mạ lên đó. Mệ cũng chửi: “Muốn gieo hoạ cho tau”. Ba em ít khi về thăm
nội, vì quê nội “bất an ninh”, chỉ một lần về bằng trực thăng, cả xóm bu lại
coi, lính nghĩa quân xã tự chạy ra gác máy bay. Làng nội cách làng ngoại mười lăm
ki-lô-mét.
Về
thăm Huyền, Miên dắt tôi ngủ lại nhà bà con trong xóm biển. Tới thăm Huyền,
Huyền đang phơi củi sau bếp, thấy chị
mừng không dám chạy vô. Miên chào mệ:
Thưa
mệ, chồng con nì.
Tau
có nghe mấy đứa nói - Bà nhìn tôi hờ hững - Ở lại ăn cơm hử?
Dạ
tụi con lên mệ nợ. Cho con thăm mấy đứa em chút.
Tụi
hắn sau ơ tề.
Miên
ra vườn, chị em ôm nhau ngồi bệt xuống cát, khóc! Tôi và Miên lội bộ lịch xịch
trên cát ra bền tàu. Miên nhìn lui thấy Huyền đi chân trần lẽo đẽo theo sau,
Huyền đòi ở với chúng tôi. Miên dỗ em: “Anh chị chưa có việc làm, mần răng nuôi
em được, từ từ đã rồi chị về đem em theo”. Tôi cũng hẹn: “Khi mô anh chị ổn định,
Huyền lên ở với cháu và anh chị nghe”. Huyền cứ lì lì đi theo. Miên mấy lần dỗ
em trở lui, Huyền lẵng nhẵng không chịu. Miên bẻ roi dương liễu doạ Huyền, rồi
...đánh thiệt. Miên quay lui, Huyền chạy lui. Miên đi tới, Huyền lẽo đẽo theo
cho tới bến tàu.
Tôi
đứng tần ngần ở bến chợ, nhìn hai chị em ôm nhau khóc. Bé Huyền mười bốn tuổi
da ngăm ngăm nắng gió miền biển, nhiều vết xước trên cánh tay trần đen nhẻm, vì
hàng ngày lủi thủi trong rừng dương kiếm củi, chứng tỏ em ở với nội chẳng sung
sướng gì!? Huyền từa tựa Miên. Cặp lông mày vòng nguyệt, như nét vẽ nhuyễn của
hoạ sĩ tài hoa đặt xênh xếch trên đôi mắt nhay nháy đen, đang loà luyện nước
mắt. Miên năn nỉ em:
Em
cố ở với mệ thời gian nữa, anh chị sẽ về đưa em theo.
Miên
nhắc hai ba lần. Huyền vẫn lúc lắc mái tóc hoe nắng, nói trong nhịp nấc:
Em
không chịu m..ô ô.. hớc..., mệ đập....hớc...em hoài...
Tàu
nước nổ máy. Tôi nâng má Huyền hôn vào đỉnh trán nụ hôn ruột thịt sao lòng ngấm
đầy vị mặn của em? Huyền khóc to, lững thững đi ra mép nước. Bóng bé nhỏ của
Huyền chơ vơ trên bến vắng, nhoà trong mắt tôi. Tôi hứa giữa thinh không: “Anh
sẽ cố gắng làm có tiền để đón em theo”.
Miên
sinh con đầu lòng, Huyền lễ mễ nách thúng gạo chiêm xay lức, phấn gạo hồng
hồng. Huyền từ trảng cát quê ngoại, đưa quà ngoại cho Miên ăn trong tháng còn ở
cữ. Tôi lén ngắm trộm cô em vợ sớm lấm tấm cảnh nghèo, nỗi u hoài trong đáy mắt
mười lăm cứ rưng rức trong lòng tôi niềm xao xuyến không nguôi. Miên len tay,
vén những sợi tóc mai vương trên hai má trắng mịn của Huyền, âu yếm nói:
Nhẹ
tay cho cháu ngủ, hành chị cả đêm đó. Coi, cặp lông mầy giống dì Huyền như tạc
chưa tề.
Huyền
thơm má cháu, rạng rỡ:
Giống
chi tui mà giống.
Bỗng
Miên nghiêm mặt, hỏi:
Nì,
bữa em theo chị ra bến đò, rồi đi thẳng về nhà ngoại luôn à? Nghe mệ nội chửi
chị dữ lắm, nói chị cù em theo.
Em
đi bộ lần lần, tới tối mới tìm ra nhà ngoại, mệ ngoại giữ em ở lại luôn, không
cho em về nội nữa.
Mẹ
Huyền mất năm bảy hai. Ba Miên có con rơi trong vùng hai chiến thuật! Ảnh ông
chụp thời làm tiểu đoàn trưởng bộ binh, trông thật oai hùng, đường bệ. Bông mai
bạc lấp loá dưới khuôn mặt nần nẫn, lưng đeo khẩu col 45 xề xệ, ngang tàng.
Tháng ba năm bảy lăm ông bị đồng đội bắn lầm đi chiếm tàu vượt biển, bỏ đàn con
dại chưa biết kiếm ăn, tan tác giữa đời.
Ba
tôi từ ông lao công làm đường, được lái xe ru-lô cán đường thảm nhựa. Mẹ tôi,
buôn thúng bán mẹt nuôi tám anh em tôi ăn học đủ ngạt thở. Tôi lấy vợ, gia đình
tôi thêm miệng ăn, ba tôi thường cấu bẳn:
Cha
cô bà, to đầu rồi còn bắt thằng già ni nuôi báo cô...
Tôi
và Miên thin thít trong buồng riêng, đợi ông đi làm mới dám chui ra.
Đất
nước thống nhất. Đâu đâu cũng hừng hực không khí dựng xây. Dạo ấy, gia đình tôi
nhung nhúc miệng ăn nên túng quẫn. Cái khó bó cái khôn, ảnh hưởng đến cuộc sống
vợ chồng tôi, ít khi được phẳng lặng, lâu lâu nổi lên cơn bão. Hạnh phúc chúng
tôi như bếp lửa mùa đông vừa nhen giữa vùng gió xoáy. Tôi, chàng thanh niên hai
mươi ba tuổi, non dại và ngù ngờ giữ lửa, lại mắc căn bệnh trầm kha của lòng
hẹp hòi, để ngọn lửa tình khi bùng khi tắt...
Tôi
quen Miên trên chuyến tàu chợ. Miên liến thoắng, tự nhiên, có giọng ca quyến
rũ. Tôi khoe Miên những bài thơ đã được đăng báo, cắt sẵn. Miên rót những bài
ca “Không tên” vào tai tôi trên chặng đường dài Huế - Đà Nẵng.
Lấy
nhau rồi, tôi bỏ hẳn làm thơ để đi buôn dàn xe đạp. Có tiền dấm dúi cho Miên ăn.
Chúng tôi quấn quýt thương yêu nhau và gây gổ. Giặt khăn lau cho Miên, nhìn da
thịt nuột nà lòng tôi lại lịm đi khi nghĩ quá khứ của Miên. Đôi mắt Miên phiền
muộn khi nghe tôi hỏi:
Cô
hãy kể cho tôi nghe!
Tôi
chở Miên ra bến sông khi trời chập choạng. Chênh chếch nguồn sông những áng mây
chìm ửng, mặt sông nhăn nhúm muôn con sóng, chuyển từ màu tím hoa cà sang màu
lam lam rồi xám đen, bóng tối ngốn dần những vùng sáng le lói cuối ngày.
Miên
dõi mắt vào hư vô lục tìm dĩ vãng...Miên kể:
Đại
uý Phong dưới quyền ba em đã có vợ, năm con. Phong xưng chú gọi em bằng tên. Mẹ
em chết, ba em lấy vợ. Em thường hục hặc với bà kế mẫu. Ba em phải đưa em vào đơn
vị ở với ba. Ở đó em yêu Phong.
Phong
đẹp hoang dã, mái tóc bồng bềnh mùi lửa đạn, trầm ngâm hằng giờ bên tách cà phê
ở câu lạc bộ. Ba em ít quan tâm đến tụi em, ông thường la cà ở các vũ trường,
hoặc về nhà ngủ với bà kế mẫu và các em nhỏ của em. Cơm nước của em và Hải do
mấy chú lính lo, thậm chí áo quần hai chị em em mấy chú lính cũng giặt.
Em
ở trong trại lính ăn học và vui chơi rất tự do.
Hôm
ấy, Phong từ ban 3 hành quân ghé dặn em “tối anh qua”. Em lí nhí “dạ”. Tối ấy
em thức khuya chờ Phong, dù Phong đi dép im re em vẫn nhận ra bước chân quen
thuộc. Phong vào ngồi im lặng ngắm em, em học bài lòng hồi hộp, những dòng chữ
cứ nhảy múa lung tung. Phong cầm tay em dắt em qua giường, vì biết ba em đã về
nhà và Hải đã ngủ say, còn chú lính gác Phong cho phép đi chơi. Em như bị thôi
miên mặc cho Phong nhẹ nhàng cởi áo... Phong về lén ngó trước ngó sau như tên
trộm.
Sáng
mai, khi em đi học, em xoay một vòng trước gương, em vẫn tròn trặn đến lớp vui đùa
cùng bạn gái không hay mình đã mất...
Giải
phóng, em và Hải về ở với ngoại. Em học lớp mười hai, em yêu thầy Đỗ. Cứ mỗi
lần sắp hàng vào lớp, lòng em sung sướng, khi thấy thầy mặc áo quần do em giặt,
ủi. Thỉnh thoảng chủ nhật thầy về nhà ngoại, có khi ngủ lại. Ngoại em trọng người
có học, biết em thương thầy, mẹ cũng ngầm tác hợp. Nên ngoại thường giữ thầy ở
lại ăn cơm chung.
Với
Phong, em là con bé ngu dại, vì nhiễm mốt yêu cuồng sống vội thời chiến. Qua cơn
đau em chín chắn nhận định: Biết xúc động trước sự khốn khổ của người khác, em
thương thầy Đỗ vì thầy nghèo mà có nghị lực vượt khó, không biết ăn chơi đàng điếm
và bản chất lãng mạn nơi em. Tình yêu giữa thầy và trò có gì đó chênh vênh
ngoài phạm vi lễ giáo, nhuốm màu bí mật, chơi vơi giữa vùng trời lung linh bảy
sắc cầu vồng huyền ảo. Em dễ nuôi trong mối quan hệ trai gái vì không còn trong
trắng. Em thích tính cách mô phạm của thầy Đỗ, khi đùa Đỗ định nghĩa mô phạm là
“mô cũng phạm”, thầy đã phạm với em!
Nhưng
than ôi! Đỗ không dám lấy con bé vụng dại, lầm lỡ. Đỗ loá mắt trước sự giàu có
của một nữ đồng nghiệp xấu xí. Đỗ đột ngột lấy vợ, quên lời hứa: “Năm sau anh cưới
em!
Em
tan tác giũa mùa gió cát!
Em
đi dự tiệc cưới bạn gái làng em, em nghĩ đời em sẽ không được lần mặc áo cưới
lên xe hoa. Em uống rượu trút buồn... rồi thấm say. Dân bạn cùng lớp với em,
ngồ ngộ bởi chớp mũi hay đỏ khi xúc động. Dân có thời săn đón em, khi ấy em thương
thầy Đỗ nên chỉ thương hại Dân thôi. Tiệc cưới tàn, em say, Dân dìu em về. Ở
làng giáp biển thì anh đã biết, bao la rừng dương, Dân dìu em về phía ầm ào
tiếng sóng, ngan ngát hương đêm, hương cây và hương cát. Nằm trên cát em tưởng
mình đang phiêu du trên sóng biển khơi. Em cảm nhận thấy hơi ấm mơn trớn quanh
em, thì Dân đã.... Em vùng dậy, chạy lảo đảo vì bản năng sực nhớ lui tìm cái...
mình quên. Có Dân đỡ quạnh quẽ. Dân muốn cưới em làm vợ, em không chịu, em nghĩ
em sẽ chóng thành bà nhà quê lam lũ vì cực, tàn tạ vì lũ con.
Em
không thể sống với ngoại, nơi vùng đất em có nỗi buồn bỏng rát. Em vào đoàn
thanh niên “Làm đẹp quê hương”. Cùng với bạn bè trong lao động, em tìm được
nguồn vui và nét tươi tắn ngày nào vốn có. Gặp Siêng, anh ruột Thuý, Thuý bạn
học với em thời lớp chín. Siêng là tay du đãng két tiếng.
Siêng
cao lớn dềnh dàng, mặt ngầu hung dữ, vô học. Em nằm viện, Siêng thuốc thang tận
tình, bán cả dây chuyền cho em tiêu, hết tiền Siêng bán máu. Em suýt thành vợ
Siêng vì nghĩa cử ấy. Nhưng đi chung với Siêng em còn ngại tai tiếng. Nghỉ
việc, em bán cà phê cho dì Quyên, dì cũng đáo để, dùng em để câu khách, nhưng
tủn mủn sự tiêu dùng của một người con gái cần có. Siêng lui tới giúp đỡ em. Em
lại lui tới thăm Thuý, có bữa gặp Siêng. Nhà vắng, Siêng rủ em đàn hát chờ
Thuý. Bỗng Siêng vật em xuống giường và la lên như Chí Phèo... Em chống cự
không nổi...
Đời
con gái em như cái phao mãi lênh đênh trong dòng giông gió! Em về thăm ngoại,
gặp Vân làm xí nghiệp trên phố. Vân lù khù mà có cái xảo quyệt học mót ở thành
thị, dù không điển trai nhưng Vân có tiền. Lúc này, em nghiệm ra đồng tiền cần
thiết, có thể bọc nhung cho đời mình, che giấu được dĩ vãng tan hoang. Vân đưa
em lên phố chơi, đến nhà bà con Vân ngủ lại, giới thiệu em là vợ, em lừng khừng
không tiện đính chính. Tối ấy Vân chun qua mùng em, hùng hục như chó rồi bỏ về!
Sáng
sớm Vân chở em ghé đổ xăng, nói: “Miên cầm lấy mà về xe, anh hết tiền rồi”. Cầm
hai đồng bạc Vân đưa, em đắng trong lòng, lang thang giữa phố, em tủi thân vô
cùng. Chiều, em tạt nhà chú Tư ngủ nhờ. Em thù thằng Vân nhất!
Đêm
vẫn sâu, lòng tôi như nhấp rượu nhạt, không đủ làm say để xua đi nỗi buồn. Miên
tựa vai tôi, người thắm lạnh, ngước đôi mắt vô hồn, đẫm lệ!
Hết
rồi đó anh!
Tôi
bỗng hối hận khi đã nghe Miên kể, mâu thuẫn nói:
Sao
em không nói dối, em kể dối hay hơn, anh ít tủi phận và buồn.
Khi
yêu, em không thể dối lòng.
Em
yêu anh thật hay em muốn nương tựa?
Anh
có gì cho em nương tựa, ngoài lòng chân thật và độ lượng nơi anh? Em yêu anh vì
dám lấy em làm vợ, chịu sự hư đốn của em. Nhưng, anh ác với em nhiều lắm, cứ
bắt em kể quá khứ của em hoài. Anh ơi! Em đã bỏ tất cả để về với anh, em không
còn gì nhưng còn tấm lòng chung thuỷ trao anh. Hãy chìu và nhịn nhau mà sống
nghe anh! Đó rồi, cùng chia nhau những gian nan sắp tới, còn lo cho con chúng
ta nữa. Chúng ta hứa thương nhau đến hơi thở cuối cùng nghe anh! Hãy thề cho em
tin.
Tôi
và Miên cùng chắp tay trước ngực:
Xin
thề...
Xin
thề...
Vùng
trời phương Đông cuối nguồn sông ừng đỏ dần. Ánh sáng lan nhanh, rút màu đen
xám đang phủ trùm vạn vật. Mặt sông rõ dần những mẻ sóng lăn tăn, dòng sông vô
tình trôi xuôi, không biết trên bến vắng có đôi vợ chồng vừa qua cơn bão, vừa
yêu nhau hoang dã Tabu!
Tôi
đạp xe đạp thồ về nhà. Dắt xe ngang cửa bếp thì thấy Miên lui cui che miệng
thổi lửa. Miên đón tôi với hai má ửng hồng vì lửa, ánh mắt sóng sánh niềm vui:
Anh,
em nói đây nì.
Chi
rứa?
Con
máy.
Miên
kéo tay tôi vào phòng, nằm xuống vén bụng lùm lùm cho tôi áp tai vào nền bụng
mát rượi của Miên, lắng chờ nghe... Tôi nghe rung động nhẹ trong bụng Miên.
Miên tròn xoa mắt sung sướng.
Hai
vợ chồng tôi xuống bếp. Nồi cơm khô khét tự bao giờ.
Đứng
trước trách nhiệm làm cha, mẹ. Chúng tôi ao ước có ngôi nhà riêng, nên bồng con
đi kinh tế mới.
Đứa
con đầu lòng mở cánh cửa mùa xuân cho người mẹ bước vào mùa thu để chín tới độ
ngọt ngào. Miên bớt những đường cong thô mộc, nhen lên nét thon thả mặn mà.
Chúng tôi, như đôi chim non, tung cánh bay vào vùng trời ước mơ, hy vọng.
Rừng
núi đại ngàn thâm nghiêm, hùng vĩ, phảng phất huyền thoại. Đất bazan tươi đỏ.
Nhưng sự non yếu lao động của chúng tôi, quả không biết làm sao đảm bảo cuộc
sống ổn định. Tôi khả dĩ tồn tại một mình, huống chi gánh thêm vợ dại con thơ,
trong khi quanh chúng tôi còn bộn bề vất vả, hiểm nghèo. Tôi và Miên bồng con
trở về. Can đảm lắm chúng tôi mới dám đục mặt về nhà cha mẹ tôi. Ngày ngày lại
nghe ba tôi chửi: “Cha cô bà, đồ ô nhi Nam thục”. Cầu viện chút vốn liếng ở mạ
tôi, chúng tôi lại ra đi.
Vất
vưởng các sân ga, nhờ vả bà con ở Sài Gòn. Miếng ăn đã khổ, miếng ở còn khổ trăm
bề! Nhờ vả đôi bữa đã chạm cái bản mặt sưng sỉa của họ hàng. Người sống lâu ở
thành thị phồn hoa, đa phần nhạt nhẽo tình người, cung cúc tư hữu một cách ích
kỷ. Vợ chồng tôi gồng gánh về vùng đất mút phương Nam, từ lâu nghe miệng đời
ngợi ca, tính cách phóng khoáng, giàu lòng nhân ái của người Nam Bộ, và vùng đất
trù phú cũng ưu đãi con người.
Miên
bồng con đứng trước hiên nhà chờ tôi. Bé Đoan Cơ mười tháng tuổi bụ bẫm, bé đang
xoè hai tay trắng xinh ra với từng giọt nước từ mái hiên rơi xuống. Miên nhướn
người nâng con nghịch nước, dễ chừng mỏi. Bé lật mình bá cổ mẹ. Tôi, vác chài,
xách thùng đầy tôm cá đi nhanh tới khoe vợ. Nhìn tôi với ánh mắt tha thiết,
Miên hỏi:
Nước
nay ròng sát anh hì?
-
Ừa, nên anh mới chài được nhiều chưa nì.
Hơn
nửa năm rồi tôi lam lũ trong cuộc mưu sinh cực nhọc mà thoáng đạt, trở thành
ông chài cá rạch rồi cồn bãi. Cư dân địa phương thường bảo: “Thằng Hai y chang
dân trong bưng dzậy”. Tôi chung sống với người miền Trung, miền Nam lưu lạc tụ
về, chia nhau nỗi hiu quạnh sông rạch và nỗi buồn tha hương ngun ngún trong
lòng. Tất cả cái gì ở đây cũng khang khác, dần rồi cũng quen. Ở cồn hoang, muội
mị vì thiếu tiện nghi thành phố, đôi dép nhựa, người kẻ chợ về đổi cá tôm khô
do chúng tôi làm được, cũng thành vật xa xỉ phẩm, hai ba tháng còn mới nguyên, đi
chợ huyện, chợ xã mang vào đâm cấn chân. Ngày chống cự với bò mắc, đêm tiếp tục
với đám muỗi như trấu, đến lợn phải treo màn. Gì rồi cũng quen, có cụ bà hơn
chín mươi tuổi, sống ở vùng cồn này hơn nửa thế kỷ. Thích hợp với môi trường là
điều tất nhiên để tồn tại. Chúng tôi không hề ăn độn như ở quê, độn chăng là độn
tôm cá. Vợ tôi đẩy ra, bé Đoan Cơ trở thành bé ‘nận’. Có bữa tôi đi xa về. Bé Đoan
Cơ lẩm chẩm trên bờ đê đón tôi và méc mẹ:
Bà
zề mà ơi...má ồ ồ... má ồ...
Tôi
giật mình, con gái tôi rặt quê đến vậy, mai mốt con học hành ra sao ở chốn cồn
hong này.
Tôi
quan hệ bên đất liền. Chúng tôi từ giã vùng cồn nơi một thời xao xác phận làm
thuê.
Vợ
chồng tôi được ông bà Nam Thanh nhận làm con nuôi,cho ở căn nhà lá của con gái
ông bà theo chồng bỏ hoang. Tôi làm cỏ lúa, cỏ mía, đi ruồng cho ông bà và tập đi
lễ nhà thờ. Miên gốc công giáo, chỉ cho tôi cách làm lễ, đọc kinh, đẻ vui lòng
bố mẹ nuôilà gia đình sùng đạo.Rỗi rảnh, tôi trở về với cây bút bỏ quên, viết
những bài thơ cũ và mới gửi lên Phòng Văn hoá huyện, biết Phing Văn hoá ít khi
dùng thơ, nhưng tôi có ý khác.
Ông
Thanh thứ năm, gần sáu mươi tuổi. Ông bà giàu có nhờ bền bỉ, chịu khó làm
ruộng, lập vườn. Ông Năm Thanh đích thị là nông dân cần cù ham việc, suốt ngày
lúc thúc trong vườn, tren ruộng không ngơi nghỉ. Bàn tay ông chai sần, nói lên
cả hời thanh niên khổ ải. Tôi gặp ông rượt con chuột trong bồ lúa, bắt được,
ông bóp một cái, con chuộpt trào máu chết queo. Hôm tôi đi sạ lúa giống về,
Miên háo hức báo tin:
Có
cô phóng viên Phòng Văn hoá về tìm anh. Trời mưa bất chợt, nhà dột, ướt hết, cô
cảm động lắm, cô hẹn lần sau có dịp vè xã cô sẽ ghé thăm mình. À, cô nói Phòng
khen thơ anh hay. Anh coi thu xếp lên huyện thử xem, biết đâu...
Tôi
mừng những bài thơ của tôi gửi đi đã có tin hiệu tốt.
Tôi
được nhận vào làm hợp đồng Phòng Văn hoá huyện. Khi trao quyết cho tôi, ông Ba
Phương trưởng phòng nói:
Ở
cái hyện hơn hai trăm ngàn dân này,mười bốn xã môt thị trấn, vỏn vẹn có ba mươi
vị cử nhơn, nên chúng tôi rất caanf người có “dăn hoá” mà thiếu daqưn hoá thì
không làm được “diệc”, chú em giỏ tôi đề nghị lên lương và cho vào biên chế.
Tôi chon nguời mien Trung làm thủ quỹ, làm dăn hoá, cần người bảo vệ tôi chọn
người Nam.
Tôi
đã có công việc ổn định, nhớ lời hứa với huyền tôi cho Miên ra quê đưa em vào.
Miên
bồng con đi hơn nửa tháng rồi!...
Trời
qua cơn mưa đêm, nắng hừng lên. Quang cảnh thị trấn sạch sẽ, óng ả. Tôi đang
ngồi làm tin tờ bên cửa sổ. Chợt thấy một cô gái vén quần bước qua vũng nước
ngoài đường, cô mặc bộ áo quần màu đen càng tôn làn da trắng mìn mịn, mắt cô ngơ
ngác và huyền hoặc như mắt nai rừng - Khi tôi mường tượng ra Huyền, đã thấy Miên
bồng con đứng bên kia đường, cỉ tay nói với bé Đoan Cơ:
Tề,
ba nơi tề.
Anh-
Huyền duyên dáng chào.
Lòng
tôi như mở hội... Chiều nào cũng trông mau hết giờ hành chánh, lội bộ đường đất
ven sông về ngủ chung với vợ con. Huyền vào, chưa sắm thêm giường, tạm ngủ
chung với anh chị và cháu gái. Có đêm tôi chỉ nằm chỉ cách Huyền là bé Đoan Cơ,
làm tôi không ngủ đặng... Nơi đất khách quê người người vợ tôi sinh đứa thứ
hai. Tôi một phen xất bất.
Huyền
chớm mười tám tuổi, hừng hực và cuốn hút. Tôi làm bài thơ tặng Huyền mà không
dám tặng, lén nhét vào túi áo Huyền. Có mấy câu mà tôi tâm đắc:
“...Ta
bỗng dưng thành người có tội
Say
hương em trong giông bão của tâm hồn...
...
Ta đã đi qua trăm ngàn bất hạnh
Nên
hiểu nỗi buồn trong đáy mắt em...
...
Em trong sáng như làn nắng mới
Đi
vào đời bằng những bước thơ ngây
Trên
mái tóc nhiều lần ta hôn vội
Choáng
ngợp hồn như đứng trước trời mây...”.
Hôm
sau chuẩn bị đi làm, bé Đoan Cơ cầm bài thơ chạy đến đưa tôi, bé nói:
Dì
nói ba qu..ên..n nè.
Bóng
Huyền chạy khuất sau vườn dừa, còn rụng lại vào tai tôi tiếng cười khúc khích
thơ ngây.
Tôi
xin cho Huyền vào bán cửa hàng ăn uống huyện. Xin được căn hộ cho gia đình tôi
tá túc. Huyền làm có tiền, ăn diện lộng lẫy, thành trung tâm chú ý của các
chàng trai trẻ.
Thị
trấn nhộn nhịp, ôm vào lòng các ban phòng huyện khang trang. Có nước máy, có điện
chạy bằng máy nổ, có khu chợ và thị tứ sầm uất. Lớp trẻ áo quần sang trọng mà
sẫm mùi cải lương, đua đòi ăn chơi. Từng đêm nhập nhằng những cặp trai gái ngồi
du dương bên vệ cỏ, trên con đường nhập
nhoạng bóng tối dẫn vào các sóc Miên.
Theo
chồng về ở huyện, Miên bị cám dỗ vật chất mà thời con gái thụ hưởng thừa thãi.
Miên bắt đầu thích ăn ngon, mặc đẹp, siêng soi gương và thả hồn mông lung.
Trong đám thanh niên làm quen với Huyền có Hoàng. Anh ta đến nhà tập thể của
tôi chơi, lúc nào cũng đầy nhóc tiền, hào phóng đưa tiền cho Miên sắm đồ nhậu
với tôi. Huyền, Miên cảm kích tính rộng rãi của Hoàng. Tôi mến sự từng trải nơi
Hoàng. Hoàng tâm sự về nghề thầu khoán của anh:
Nghề
Hoàng làm ra tiền cũng khổ lắm anh, xem bản vẽ có chỗ không đồng ý vẫn làm
theo. Căn phòng rộng thì không gian rộng, chủ nhà là người làm văn nghệ, khi
ông đặt cái bàn làm việc quá nhỏ vào thì thấy mênh mông,
không tập trung được, lại ì xèo cằn nhằn. Trước đó ông ta đã bằng lòng với bản
vẽ của kiến trúc sư rồi. Hoàng chỉ tuân theo thôi mà, vậy lại tiền bạc lằng
nhằng với Hoàng.
Tôi
góp ý:
Mình
cũng thích nhỏ thôi. Ngồi trong phòng rộng quá như có ai đang
xâm phạm không gian của mình. Khi cao độ suy nghĩ, đầu óc căng như sợi dây ai đụng
vào làm giật thột cả người. Miên nhiều khi không tế nhị, thông báo chuyện không
đâu: “Anh ơi, con gà chết rồi...”, thế là mình tan mất điều đang nghĩ, hiếm tìm
lại được.
Nì,
nói xấu chi tui đó.
Miên
cầm đôi đũa, nghênh nghếch hỏi trỏng tôi và Hoàng. Tôi hơi khó chịu vì thái độ
Miên không hợp với người đàn bà đã có con và cố tình gây cho Hoàng chú ý. Hoàng
xun xoe với Miên:
Không
dám nói xấu người đẹp đâu, anh khen chị thì có - Nhấp hớp rượu xây qua tôi
Hoàng tiếp - Sau khi xây dựng xong, mình thanh thản ra đi, tiếp tục nhận mối lo
toan khác. Hoàng đi khắp lục tỉnh, tiền chỉ là giấy, tình cảm mới quý phải
không anh? Đôi khi Hoàng cũng trở lại thăm ngôi nhà mình đã bỏ công xây cất, ít
khi được đón tiếp nồng nhiệt.
Tôi
đồng cảm với những khó khăn của Hoàng. Hoàng đến với gia đình tôi ngày càng gần
gũi, thân quen. Bỗng một hôm Miên đòi đi buôn:
Cho
em đi Cần Thơ mua tạp hoá về bỏ cho các sạp ngoài chợ. Cô Hường
không làm lương thực nữa, đi buôn mà khá lên đó anh.
Người
ta có sạn trên đầu, em biết chi mà buôn với bán.
Việc
chi cũng phải tập chứ anh, em muốn làm giúp anh.
Thế
là Miên đi buôn, một chuyến đôi ba ngày có khi cả tuần. Tôi lủi thủi với công
việc của Phòng Văn hoá, cùng Huyền chăm
sóc hai con. Ngày đêm gần gũi với Huyền, hai chị em giống nhau, đôi khi tôi lầm
tưởng Huyền là Miên, tôi phải...luống cuống chững lại. Có lần tôi thử cô em vợ.
Huyền
đưa cháu cho anh bồng chút.
Huyền
ẩy người đưa cu Lượng, tôi choàng tay kéo eo rượu của Huyền và con trai vào
lòng. Huyền thả cháu rơi xuống, tôi hốt hoảng cúi người chụp con, ôm con vào
lòng thì Huyền đã lấp ló dưới cửa bếp cười... Nhiều đêm Huyền nằm đó, tôi nằm đây,
hương con gái dâng lên ngào ngạt. Biên giới nhỏ hẹp làm bằng khoảng không ước
lệ mà kiện cố thay. Bao lần tôi muốn bức phá khỏi ý niệm thánh thiện của chính
mình nhưng rôi...thao thức mãi...
Đến
khi tôi gặp người bạn lớn tuổi hơn tôi làm tài xế báo tin:
Thằng
Hoàng còn thấy đây không mậy?
Hình
như chuyển đi đâu, lâu rồi em không thấy.
-
Ừ hé, sao thấy...à...à... mà mày đừng làm ồn lên không hay đâu mậy.
Chi
vậy anh? - Tôi nhìn anh bạn tài xế, lo lắng.
-
Ờ...ờ tao thấy con vợ mày cặp tay thằng Hoàng đi vào khách sạn Hoàng Cung.
Tôi
như bị cú đấm vào mặt, tá hoả. Dù chưa nốc ao như đủ dúi dúi trong nỗi buồn...
Hôm sau Miên về, tôi nhìn bờ mông căng cứng và trắng nhễ nhại của vợ khi vừa
tắm xong vào phòng thay áo. Niềm hoài nghi loé trong mắt tôi như có lửa, đọc
niềm run rẩy trong đáy mắt Miên. Tôi chất vấn:
Hôm
qua cô làm gì trong khách sạn Hoàng Cung?
Thì..thì,
em ngủ lại đó. Em thường trọ đó mình ên.
Bốp!
Tôi
tát Miên một cái cật lực, dằn giọng:
Thằng
Hoàng đâu? Hừ, hừ đừng có nói một mình.
Đêm
ấy chúng tôi không ngủ. Tôi và Miên thoả thuận sống dựa vào nhau vì con. Tôi
ngày ngày vác cái mặt lừ lừ đi làm, đêm quằn quại với nỗi đau luân phiên. Tính
cách ngây thơ, trong sáng của Huyền ám ảnh thường xuyên trong tim tôi. Tôi chăm
sóc Huyền nhiều hơn, đi chơi đâu về cũng có quà dành cho Huyền và hai con.
Tôi
thích tắt hết điện, ngồi trong bóng tối hút thuốc, ôm vòng khói ngẫm nghĩ nỗi
bất hạnh đời mình, buồn lòng sự lang chạ của Miên, không thể dứt ra được vì sự bé bỏng của các con đang cần sự nuôi dạy thiêng
liêng của người mẹ. Huyền thập thò ở cửa phòng, rụt rè hỏi:
Anh,
Huyền bật điện lên được không?
Cứ
việc.
Sao
anh phải tắt điện mới hút thuốc?
Anh
cần bóng đêm để tìm chút khuây khoả nỗi lòng.
Em
nghĩ anh hãy vì con, tha thứ cho chị Miên, tạo cho chị có cơ hội phục thiện,
anh sẽ tìm được sự quân bình trong cách đối đãi độ lượng kia. Em tin, không có
roi rọt nào bằng sự im lặng của anh. Chính sự im lặng ấy đang nghiền và hành hạ
trái tim lầm lỗi của chị Miên. Chúng em không cha không mẹ,
nhờ tài trí và sự khéo léo của anh mà chúng em được như hôm nay, anh đã thương
thì thương cho trót.
Tôi
thầm khen Huyền ăn nói chín chắn, tôi hỏi:
Em
còn nhỏ mà ăn nói biết điều ghê. À ...nì Huyền... em có thương anh không?
Tôi
hỏi một câu hỏi bất chợt mà từ lâu chưa có cơ hội thuận tiện. Huyền đã chuẩn bị
sẵn, trả lời tôi chóng vánh:
Có
thương, thương anh như anh Hải em.
Không
anh muốn em thương anh khác kia.
Giá
như em... gặp anh trước chị Miên thì... thôi em đi ngủ đây.
Khoan!
Chỉ có em là nguồn vui của anh, em là người có quyền lực nhất trong ngôi nhà
này, anh không dám mắng Miên khi em xụ mặt xuống. Em... cho anh hôn.
Anh
đừng gây chị Miên, thì em...em...em hy sinh vì hạnh phúc của anh chị.
Tôi
thơm lên má luôn hườm hườm của Huyền và hỏi:
Em
thương anh khác chưa?
Huyền
im lặng cúi đầu...
Miên
sinh đứa thứ ba, gia đình tôi thêm khốn đốn. Tôi, Huyền, Miên mỗi người một góc
ưu tư riêng. Riêng tôi cố nén cơn bão chực nổ trong lòng...
Hăm
ba Tết năm ấy tôi bồng hai con lớn về ăn tết với ông bà Năm Thanh. Miên không đi,
viện cớ không ai giữ nhà và chăm sóc con thơ. Mùng bốn tết tôi lên, biết ngay
tin: “Đêm mùng một tết Miên ngủ với Hoàng ở ngoài đập bị du kích bắt được, nhờ
tết nhất nên họ đã thả ra...”. Bạn bè, anh em các cơ quan, ai ai cũng nhìn tôi
bằng ánh mắt thương hại.
Huyền
trao cu Lộc cho tôi:
Chị
Miên bậy quá, bữa em nghe tin chị bị bắt em muốn độn thổ luôn. Hai người trốn đi
rồi, anh. Tết nay, em không dám ra đường, dị bất chết đi! Hơn nữa cháu nhớ mẹ
khóc mãi. Em tính về nhắn anh lên, thì anh đã lên đỡ cho em. Đừng buồn nữa anh,
chị Miên sẽ trở về thôi.
Về
làm chi nữa Huyền. Miên gửi cháu cho Huyền lúc nào?
Dạ
gửi cho em chiều mùng một tết, em tưởng chị đi chút việc thôi. Ai ngờ cơ sự như
vậy, em không giữ cháu giùm chị mô anh.
Anh
đưa các cháu về quê Huyền ạ. Ở đây anh chịu không nổi.
Tôi
ôm ba đứa con thơ trở về quê sau chín năm lưu lạc. Từ bến xe Sóc Trăng ai hỏi
tôi cũng nín lặng. Bé Đoan Cơ thay tôi trả lời:
Mẹ
bỏ ba dồi.
Họ
gom ít tiền cho bé, bé nhét vào túi tôi, tôi mới hay.
Tôi
thẫn thờ dẫn con xuống bến xe Cần Thơ để chuyến xe đi tiếp Thành Phố Hồ Chí
Minh. Vùng đất này còn đó mà hạnh phúc của tôi nơi đâu? Bé Đoan Cơ dặc tay tôi:
Đi
ba!
Thằng
con nhỏ thấy người đông, hàng quà bánh tràn lan, vòi:
Ba,
con ói bụng dồi...
Lên
xe chị mua cho - Bé Cơ dỗ em.
Tôi
bồng con nhỏ trên vai, tay dắt con, vai lủng lẳng túi hành trang. Bé Cơ chạy
theo sau. Những kỷ niệm hiện về chới với, hụt hẫng. Tôi bật khóc và gục đầu vào
đứa con trai nức nở... Bé Đoan Cơ bây giờ mới khóc, làm thằng em kế nó cũng sụt
sùi...
Chín
năm đứng giữa bão. Chín năm sau lại tới, và đất nở sau mưa.
Huế
vào thu nắng nhạt vàng. Những cơn mưa đầu thoáng về bất chợt. Đoan Cơ đã mười
bảy tuổi, cô kế thừa nét sắc sảo của mẹ, tính nhân hậu và cẩn trọng của cha, cô
có vẻ đẹp khoẻ khoắn, thông minh, đôi mắt nhung miên viễn, xa xăm.
Cô
học bài rất khuya. Bỗng cơn bão ập tới ầm ào gió giông. Cô nhoẻn miệng cười với
chính mình trong cái gương con. Rồi đứng lên đi đóng các cánh cửa gió, vén mà
sửa chăn cho hai em. Xong cô vào phòng học tiếp. Cô lại mỉm cười tươi rạng như
thể vừa đẩy cơn bão về phía xa hơn.
N.V.N.H
Địa
chỉ liên lạc:
Nguyễn
Văn Vinh (N.N.A)
Đại
diện vanchuongviet.org tại miền Trung
Số
nhà 50 đường Trần Thái Tông, thành phố Huế
Tel:
054 885775 - E.mail: nguyenan009@gmail.com
No comments:
Post a Comment