Ngày xưa, khoa học chưa phát triển, nông nghiệp chưa có cơ giới phụ giúp, người dân quê nông thôn sản xuất lúa gạo rất khổ cực, phụ thuộc vào thiên nhiên, phụ thuộc vào phương tiện. May mắn được mùa thì đỡ, rủi mất mùa thì rất vất xả, khốn khó. Nông thôn chỉ độc một nghề làm ruộng; những nghề nghiệp khác là phụ, không đáng kể.
Sản xuất lương thực, lúa gạo ở nông thôn, phương tiện chủ yếu
là con trâu. Đến vụ cày cấy hay thu hoạch đều rất bận rộn. Tất cả công việc đều
phải đúng tiến độ, sớm quá hay muộn quá có thể sẽ không đem lại kết quả như ý.
Công việc nào cũng có sự khó khan vất vả riêng
của nó. Có vất vả cực nhọc mới thấy được giá trị của sức lao động và quý
sản phẩm do tự tay mình làm ra. Nhà nông sản xuất ra lương thực chủ yếu nuôi sống
con người, nhưng thực tế trên thị trương giá cả lúa gạo còn thấp so với những mặt
hàng khác không thể bù với sự cực nhọc của họ. Có một điều xót xa hơn, người
nông dân lên tỉnh thành lại bị xem thường bỡi hình thức bên ngoài của họ. Chỉ
có trâu là con vật cận kề, chia sẻ, đồng cảm với nhà nông mà thôi. Trâu là người
bạn chí thân, chung thủy, gắn bó suốt đời với nông dân không nữa lời oán than
trách móc, cúi đầu làn việc theo sự sai bảo của chủ, suốt từ sáng tinh mơ đến
chiều tối; trên đồng cạn, dưới đồng sâu, trong mưa, ngoài nắng, thậm chí cả về
đêm nữa (khi nông vụ tấn thời).
Nhìn con trâu, cổ
mang dù – éc (nông cụ cài lên cổ trâu, nối với dụng cụ kéo cày) oằn mình kéo
cày xới đất hay kéo bừa (trên bừa một người đứng lên để trâu kéo cho tan nhuyển
đất). Trong mưa gió rét buốt của tháng 11, run run đếm từng bước theo luống
cày, thân chẳng có một chút gì che, hay cái nắng chang chang của tháng năm,
tháng sáu miền Trung, kéo cày thè lưỡi thở hồng hộc, nước dải rơi ra hai bên
mép miệng. Thấy cảnh tảm thương như vậy, không ai mà khỏi động lòng cho kiếp
làm trâu, đôi lúc vì quá sốt ruột cho kịp thợ cấy, họ lại nhẫn tâm quất lên
lưng trâu mấy roi. Thật là tội nghiệp. Nghĩ vài chục phút để ăn trưa, nghỉ
ngơi, trâu cũng chỉ được một giỏ rơm trộm với ngón (đoạn cắt bớt trên ngọn của
bó mạ) lót dạ rồi tiếp tục kéo cày buổi chiều. Chưa hết, từ việc sáng sớm đi ra
ruộng, cũng tận dụng móc xe vào cổ trâu để kéo phân, cày, cuốc … cho đỡ sức người.
Khi thu hoạch thì kéo lúa bó về nhà; lúa bó trải chất ra sân dẫn trâu lên dẫm đạp
cho lúa rụng. Tính ra hàng năm, trâu nghỉ ngơi chẳng được bao nhiêu ngày. Thậm
chí, trẻ giữ trâu cũng nhác đi về, leo lên ngồi trên lưng cho trâu chở. Cho nên giữ trâu không khổ
như người ta tưởng:
“Ai
bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau,
và miệng hat nghêu ngao”.
Ngoài việc kéo cày, kéo lúa, kéo phân, đạp lúa, lúc
nông nhàn. Nông dân lại đưa trâu đi kéo củi về để dành chụm bếp; kéo gỗ, kéo đất
làm nhà.
Trâu chịu
thương, chịu khó với nhà nông, vui vẻ làm viêc chẳng kể công lao
“Trâu ơi, ta bảo trâu này, trâu ra ngoài
ruộng, trâu cày với ta. Cấy cày là nghiệp nông gia, trâu đây ta đấy ai mà quản
công…”
Với sức mạnh của
con trâu, hơn con người hàng chục lần, nếu như trâu quay lại chống đối, liệu
con người có địch nổi không? Nhưng không. Trâu không bao giờ làm thế, vì trâu
có tình, có nghĩa, nhớ ơn người đã cưu mang chăm sóc nuôi dưỡng khi còn nhỏ. Đã
trót sinh ra kiếp làm trâu nên phải chấp nhận sự đọa đày sai khiến.
Chả ai nói tốt
cho trâu một lời, mà tất cả những thói xấu trên đời đều đổ lên đầu trâu cả,
như: nhảy như trâu, ăn như trâu, ngủ như trâu, phá như trâu, v.v và v.v…Thật ra cũng có vài người khen như : con
trâu tôi cày hay, con trâu tôi mạnh, con trâu tôi đẻ tốt, nhưng càng hay, càng mạnh, càng đẻ tốt lại càng khổ
hơn thôi.
Chắc chắn các bạn cũng đồng ý và chấp nhận rằng con trâu
không những có công với nông dân và là có công với tất cả mọi người – công lớn
là đàng khác. Thế mà con người lại dững dung trước sự khổ đau của trâu. Trâu chẳng
bao giờ đòi hỏi một sự ghi công, trả công hay đền đáp nào, trâu chỉ muốn làm
tròn công việc của nó; muốn yên ổn để sống hết kiếp trâu; muốn yên thân để làm
người đồng hành, người bạn thân thiết của nhà nông , nhưng nào có được. Những
trò chơi xem ra không có tính nhân bản, phản đạo đức mà trâu là nạn nhân khốn khổ - nhưng lại tôn
vinh là trò chơi văn hóa truyền thống nhân gian cần được duy trì : “Lễ hội đâm
trâu” nhìn thấy mà rợn người; trò chơi “chọi trâu” làm trò vui cho con người,
con nào chọi thắng thì giết ăn thịt.
Với người phương Tây, con vật nhỏ như con sâu con bướm, người
ta còn bảo vệ, chưa nói đến những động vật hoang dã, người ta còn tôn trọng sự
sống của nó huống chi đây (con trâu) là con vật cận kề, người bạn cùng khổ,
thân thiết với nhà nông, mà vong ân bội nghĩa, sát hại một cách man rợ chẳng
chút động lòng. Nếu khuất mắt thì chẳng nói làm gì, đàng này lại cổ vũ cho mọi
người xem.Thật đáng buồn thay.
Cũng có thể bây giờ, khoa học phát triển, nghề nông cũng đã
thay đổi nhờ những ứng dụng của khoa học kỹ thuật để thay đổi cuộc sống, đỡ vất
vả, đỡ tốn sức lao động của con người mà năng suất lại cao, nhưng cũng có thể
kéo theo một chuổi sự nghiệt ngã khác. Cũng có thể vì thế mà người bạn cùng
chung khổ cực, vất vả, chịu thương, chịu khó ngày xưa bị ruồng bỏ chăng? Hay là
: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nghĩ đến trò đời mà buồn.
Quê hương, 10 tháng 7
năm 2011
No comments:
Post a Comment