Nguyễn Văn Tài và Ngã Du Tử |
RU NGƯỜI TÌNH NGỦ
Giữa cơn bát nháo cuộc đời
Ta ru em ngủ bằng lời trái
tim
Ầu ơ ! bảy nổi ba chìm
Bao giông tố vẫn còn đêm
tương phùng.
Dịu dàng chăn ấm đắp chung
Cho em quên những lạnh lùng
thế nhân
Vai ta từ độ phong trần
Cho em tựa giấc hồng nhan lạc
loài.
Giữa mông lung của đêm dài
Ôi ! long lanh một hình hài
vẹn nguyên
Nửa phàm tục, nửa thần tiên
Tơ duyên bèo bọt mà thiêng
liêng tình.
Ngủ đi ! Mình của hai mình
Lời ru ta nguyện đón bình
minh lên
Lời ru ta dẫu không tên
Cũng mong tan hết vào em đêm
nầy.
Tây Ninh 4.2013
NGUYỄN VĂN TÀI
Lời bình: Châu Thạch
Lâu quá không đọc được
thơ Nguyễn Văn Tài. Tình cờ đọc được “Ru
người tình ngủ” của nhà thơ trên trang web phongdiep.net, tôi có cảm tưởng như
mình gặp lại bạn xưa. Tôi không biết “Ru người tình ngủ” là một bài thơ Nguyễn
Văn Tài hư cấu hay là sự thật, nhưng mà, chẳng người đàn ông nào không mơ ước
cái cảnh mê ly kia. Đọc bốn câu thơ mở đầu, không hiểu vì sao tôi cứ liên tưởng
đến một cơn bão vừa đi qua, cây đổ nhà xiêu nhưng bầu trời trở nên trong veo và
êm ả :
Giữa cơn bát nháo cuộc đời
Ta ru em ngủ bằng lời trái
tim
Ầu ơ ! bảy nổi ba chìm
Bao giông tố vẫn còn đêm
tương phùng.
Quả thật sự liên tưởng của
tôi không sai mấy, vì được ru em giữa cơn bát nháo cuộc đời, giữa bảy nổi ba
chìm thì thời gian lúc ấy có khác chi bầu trời sau cơn giông bão kia đâu.
Vì sao tác giả ru em ngủ bằng
lời trái tim? Lời trái tim có nghĩa là
không có lời gì cả mà chỉ có sự rung động trong tim anh và sự đồng cảm giữa hai
người. Bốn câu thơ giới thiệu một khung cảnh đoàn tụ “Như không hề có cuộc chia
ly” thật là đằm thắm và chắc có lẽ vô vàn sự ngọt ngào mà không cặp tình nhân
nào còn nhớ nhau, không mơ ước một lần có lại.
Qua vế thứ nhì của bài
thơ, tác giả đưa vai làm người hùng để
che chở cho em nhưng thật ra qua thơ, không ai không thấy rõ rằng, chính chàng
đang tìm ở nàng niềm an ủi vô biên:
Dịu dàng chăn ấm đắp chung
Cho em quên những lạnh lùng
thế nhân
Vai ta từ độ phong trần
Cho em tựa giấc hồng nhan lạc loài.
Dịu dàng đắp chăn ủ nàng trong hơi ấm, lấy đôi vai phong trần
của mình làm điểm tựa cho em gối đầu mà
ngủ, chẳng qua cũng giống như hai con thuyền tựa nhau trôi giạt sau
nhiều ngày lênh đênh trong bão táp.
Với bốn câu thơ nầy tác giả làm người độ lượng, làm một mái
nhà, làm một chiếc phao êm ái, nhưng thật ra con người, ngôi nhà hay chiếc phao
kia đã hoang tàn vì năm tháng, bây giờ ấm lên vì khách xưa viếng lại chốn xưa.
Đọc bốn câu thơ ta thấy lòng ta cũng ấm như chính ta được đắp chăn, được tựa
vai người mà ngủ.
Khổ thứ ba giống như hai câu
luận của một bài thơ Đường, tác giả giải rộng ra để người đọc hiểu sâu hơn tâm
trạng của người trong cuộc giữa đêm dài kề cận bên nhau, sau nhiều tháng năm xa
cách, chịu bao nhiều vùi dập của cuộc đời:
Giữa mông lung của đêm dài
Ôi ! long lanh một hình hài
vẹn nguyên
Nửa phàm tục, nửa thần tiên
Tơ duyên bèo bọt mà thiêng liêng tình.
-“Nửa phàm tục, nửa phần
tiên”: Có lẽ nàng là tục đối với đời vì là “hồng nhan lạc loài” nhưng vẫn là
tiên đối với người thi sĩ vì nàng vẫn “Long lanh một hình hài vẹn nguyên”. Cái
hình hài vẹn nguyên vừa tục vừa tiên đó đã mang đi cuộc tình làm cho tơ duyên
bèo bọt, mà nhờ đó nên bây giờ mới hóa thiêng liêng. Ôi chao, nếu nàng không
bóp nát ra cho thành bèo bọt thì biết đâu đã trở thành như rơm rác lâu rồi.
Tội nghiệp cho Nguyễn Văn
Tài, anh luôn luôn có một niềm hy vọng, tin tưởng vào nhân thế, tin tưởng vào
cuộc đời nên vế chót của “Ru người tình xưa” có hậu vô cùng:
Ngủ đi ! Mình của hai mình
Lời ru ta nguyện đón bình
minh lên
Lời ru ta dẫu không tên
Cũng mong tan hết vào em đêm
nầy.
Với tôi, tôi nghĩ rằng thà bình minh đừng lên và hai người ôm
nhau chết trong đêm thì bài thơ sẽ làm cho nhiều người rơi lệ, nhưng như thế
thì ác quá phải không? Và như thế thì đâu phải thơ Nguyễn Văn Tài.
Đà Nẵng tháng 4.2013
CHÂU THẠCH
No comments:
Post a Comment