Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng và hình bìa tập thơ Bài Ca Con Dế Lửa (2012) |
GIẤC MƠ PHÙ SA
Như sực tỉnh giấc mộng vàng hối
hả
Anh lên tàu giáp Tết ngược miền
Trung
Chưa hết “mồng” lại ra đi vội vã
Tiễn bước tha phương gió cũng
ngại ngùng
Một con mắt hút chân trời trước
mặt
Một mắt còn thăm thẳm phía sau
lưng
Thương dáng mẹ trăng chiều nhen
bếp lửa
Sợi khói lam vờn tóc bạc rưng
rưng
Quên sao được mùi rạ rơm thơm
thảo
Giun dế mùa tha thiết gọi bình
yên
Tai ù đặc bốn phương đời bão nổi
Còn vẳng đâu đây một tiếng chim
chuyền
Sao đành bỏ những bờ xôi bãi mật
Nơi hồn cây vía cỏ rất ngoan hiền
Đến bắp ngô non cũng tròn căng
sữa
Hôi hổi chờ tay ngỏ ý trao duyên
Xuân ngơ ngác giữa cao tầng, cao
tốc
Mắt nhà quê bạc trắng khói thị
thành
Vào mê lộ mãi loanh quanh tìm
kiếm
Chưa thấy vàng đã mất nửa đời
xanh
Dùng dằng gió quật anh về hai
phía
Lại cuốn vào cơn lốc xoáy miên
man
Nghiêng bóng tháng giêng đổ vào
tháng chạp
Mơ phù sa sinh nở những mùa màng!
Nguyễn Ngọc Hưng
(Báo Phụ nữ Việt Nam
cuối tuần số Tết Tân Mão 2011)
GIẤC MƠ VỀ CỘI NGUỒN THÁNH THIỆN
Hiếm có bài
thơ nào diễn tả thấm thía đến thế bi kịch và nỗi lòng của người con buộc phải
xa quê dấn mình vào chốn thị thành kiếm sống trong cực nhọc và lạc lõng, nói
theo người xưa là “ tha phương cầu thực”. Bài thơ không chỉ nói đến thân phận
của một người (“anh”) mà là thân phận của không ít người - những con người
đang phải để mình bị “cuốn vào cơn lốc xoáy miên man” của
cuộc sống thời công nghiệp hóa, đô thị hóa. Biết bao người đã phải lìa xa quê
hương để tìm nguồn sống, vì làm nông nghiệp
(thuần nông) không thể đủ sống trong thời nay! Tâm trạng của họ ra sao?
Nguyễn Ngọc Hưng bằng trái tim đầy nhạy cảm đã khắc họa tâm trạng ấy trong “Giấc mơ phù sa”.
Không phải
lần đầu tiên người con trai ấy ra đi từ làng quê để mưu sinh nơi thành thị.
Nhưng lần nào cũng day dứt, cũng vội vàng, nửa như cố dứt bỏ để tiếp tục kiếm
sống nơi xa xứ, nửa đầy nuối tiếc. Tết chưa qua hẳn: “chưa hết mồng” mà đã phải ra đi. Tất
cả chỉ vì cơm áo. Nhưng làm sao dứt hẳn, quên hẳn được nơi anh vừa bỏ lại, nơi
sinh thành ra anh, nơi có mẹ, có đồng quê yên ả, có một thời yêu dấu... Cho
nên:
“Một con mắt hút chân trời trước
mặt
Một mắt còn thăm thẳm phía sau
lưng”
Làng quê ấy,
nơi mà có lẽ một năm anh chỉ về được một lần vội vã vì xa xôi cách trở với nơi
đang sống, đang làm việc (phải đi tàu, vào dịp Tết) có biết bao điều níu kéo
anh lại:
Nào là:
“Dáng mẹ trăng chiều nhen bếp lửa
Sợi khói lam vờn tóc bạc rưng
rưng”
(Hình ảnh
không mới, nhưng vẫn đầy xúc động. Mẹ bao giờ cũng là hình ảnh đầu tiên mà mỗi
người con nhớ về khi nghĩ đến quê hương, hình ảnh mẹ hóa thân vào quê hương,
chồng lên hình ảnh quê hương
Nào là đồng
quê với mùi rạ rơm, giun dế, tiếng chim chuyền vẫn hiện về trong anh
ngay cả những khi khốn khó, sóng gió nhất nơi xa xứ: “ Tai
ù đặc bốn phương đời bão nổi”. Nào là những “bờ xôi bãi mật”, “bắp
ngô non” ấm áp, thơm ngọt trao tay trong tình quê mộc mạc... Tất cả như
một thiên đường trong ký ức.
(Có thể có
người nghĩ rằng hình ảnh ở khổ thơ thứ ba không sát thực với miền Trung “đất
cày lên sỏi đá”, với hoàn cảnh nhân vật buộc phải tha phương kiếm sống,
nhưng đây là logic của thơ. Quê hương trong tâm tưởng vẫn đẹp biết bao, màu mỡ
và trù phú biết bao dù ít ỏi những “bờ xôi bãi mật”, bởi ký ức con
người luôn nâng niu vẻ đẹp của quê hương).
Nhưng, bi kịch thứ nhất là ở chỗ, anh phải dứt bỏ
tất cả những điều
đó để mà:
“Xuân ngơ ngác giữa cao tầng, cao
tốc
Mắt nhà quê bạc trắng khói thị
thành
Vào mê lộ mãi loanh quanh tìm
kiếm
Chưa thấy vàng đã mất nửa đời
xanh”.
Đây là khổ
thơ tâm điểm của bài thơ, đầy tâm trạng, được khái quát và triết lý hóa. Buộc
phải vào thành thị kiếm sống, chất “nhà quê” vẫn keo sơn gắn với con người anh, nó khiến anh trở nên lạc lõng,
giữa những giả dối, bon chen, giẫm đạp nhau mà sống trong “mê lộ” nơi phồn hoa xa
lạ. Một hình ảnh thật đắt giá:
“Xuân ngơ ngác giữa cao tầng, cao
tốc
Mắt nhà quê bạc trắng khói thị
thành”
Không thể hòa
nhập được với những điều đó, người con của làng quê vẫn cố tìm kiếm những điều
tốt đẹp: một cuộc sống ấm no, chan chứa tình người. Và có lẽ cả thành công,
vinh quang nữa. Nhưng:
“Chưa thấy vàng đã mất nửa đời
xanh”
Những hình
ảnh đối lập nhau: “xuân” - “cao tầng, cao tốc”, “nhà quê” - “thị thành”, “vàng”
- “nửa đời xanh” càng làm bật lên bi
kịch thứ hai của người con xa quê: không thể hòa nhập, không thể vươn lên trong
một môi trường xa lạ đến thế.
Và, tất yếu
sau những bi kịch ấy là sự giằng xé:
“Dùng dằng gió quật anh về hai
phía”
Ở lại thì
không thể sống (về mặt vật chất), mà ra đi thì đau đớn (về tinh thần). Rồi vẫn
phải ra đi vì cuộc sống. Tưởng như bài thơ sẽ kết thúc một cách ảm đạm. Nhưng
không, tác giả đã hạ câu kết bất ngờ làm sáng cả bài thơ:
“Nghiêng bóng tháng giêng đổ vào
tháng chạp
Mơ phù sa sinh nở những mùa
màng!”
Có thể nói
đây là một sáng tạo độc đáo của tác giả, một cách giải quyết có hậu cho những
bi kịch trong bài thơ. Đó cũng chính là tên bài thơ: “Giấc mơ phù sa”. Những
người con của làng quê không thể ở lại quê hương vì sinh kế, nhưng vẫn có quyền
hy vọng, mơ ước đến những điều tốt đẹp cho tất cả, nhất là khi tháng giêng- đầu
năm mới đã đến. Và như vậy, bài thơ đã làm dịu lòng những thân phận tha hương,
dịu lòng người đọc. Người ra đi không đơn độc, sau lưng anh vẫn có mẹ hiền, quê
hương yêu dấu, đêm về sau những nhọc nhằn, giằng xé anh vẫn được ru êm bằng
giấc mơ phù sa ngọt ngào.
Bài thơ xúc
động và hay không chỉ vì tứ, vì nội dung. Bằng nghệ thuật thơ tinh tế, những
câu thơ 8 chữ khắc khoải, dồn nén như lời kể nghẹn ngào, những lời như tâm sự “quên
sao được”, “sao đành bỏ”, những hình ảnh thơ đúng chỗ, đắt giá, những từ
ngữ sắc sảo như trong phóng sự: “ngơ ngác”, “bạc trắng”, “loanh quanh”, “chưa
thấy … đã mất”, tác giả đã gieo vào lòng người đọc niềm đồng cảm với
thân phận con người trong bài thơ và giấc mơ về cội nguồn thánh thiện, điểm tựa
tinh thần cho người con tha phương: “giấc
mơ phù sa”.
Trần
Thị Tích
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC:
NGUYỄN NGỌC HƯNG
Đội 10, thị trấn Chợ Chùa
huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
ĐT: 055.3861.312
Email: nguyenngochung204@gmail.com
No comments:
Post a Comment