PHẦN II
*Truyện ngắn, tản bút
*Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền…
***********
GIÁ
TRỊ CỦA LÍ DUYÊN KHỞI
TRONG ĐỜI SỐNG THIỀN
TUỆ
Tôi không phải là
một Phật tử. Do khát vọng muốn sống một cuộc sống
khế hợp với chân lí như thực, thật sự có ý nghĩa
cho mình và tất cả, tôi đã tìm đọc, suy nghĩ, rồi
thực nghiệm giáo lí trong vài tôn giáo.
Phật giáo đã giúp
tôi vốn liếng khá lớn để phát hiện sự hư dối của
bản ngã. Sau đó tôi đã biết rằng, muốn phát hiện
thật tướng của bản ngã, của vô minh thì cần phải có
sự im lặng tư tưởng. Với những ý tưởng luôn chằng
chịt trong tâm trí thì không có tuệ quán như thực, cũng
như không thể có tri giác tự do tự tại.
Hơn mười năm sống
thiền bằng pháp Quán Tâm, tôi đã vận dụng vào cuộc
sống hằng ngày qua nhiều nghề: làm rẫy, dạy học, phụ
trách công tác thư viện, sáng tác… Một hôm nhân đọc
công án của các thiền sư, tôi chợt nhớ đến lí Duyên
Khởi. Thì ra tâm trí tôi không có những giây phút tỉnh
thức và lặng lẽ, là do toàn bộ sự sống của tôi
không chịu công nhận chân lí duyên sinh-vô ngã. Xưa nay
tôi cứ chìm đắm mãi trong những phê phán, nhận xét,
quan niệm, ước muốn…, chúng âm thầm phát xuất từ
quy định của bản ngã huyễn ảo. Với sự tỉnh ngộ
đó, tôi bắt đầu có những giây phút sống với Tâm Vô
Ngôn Tịch Chiếu. Những ý tưởng chằng chịt trong tâm
trí (một thứ mộng mị lúc không ngủ ở con người) dần
vơi bớt…
Bây giờ tôi đã biết niềm hạnh
phúc của cuộc sống trở về với Chân Tâm, của sự tự
tin vào năng lượng thiền định tự tri.
(Nguyệt san Giác ngộ,
tháng 10/1996).
(Trang 91-93)
CẦN
BIẾT KÍNH YÊU NHÂN CÁCH
Trí
thân mến,
Tôi
đã đọc kĩ thư của em. Em đang chán đời vì không có
điều kiện để học đại học. Em đang mang nặng mặc
cảm tự ti.
Tôi
viết thư này không nhằm an ủi em, mà để trách em. Tôi
trách em vì em quá kém nhận thức về ý nghĩa cuộc sống,
về giá trị làm người.
Vì
tôi đã tốt nghiệp đại học nên tôi hiểu rằng, mục
đích chính của việc học đại học là để sau này có
năng lực làm công việc mình chọn. Học về chuyên môn
là để tạo tác, để lao động. Vậy thì nếu em không
có điều kiện để học đại học, em vẫn có thể học
một nghề nào đó ở tư nhân, hoặc ở các trường
chuyên nghiệp trung cấp, hoặc tự học để sau này có
năng lực làm công việc gì đó, để lao động sản xuất…
Tại sao lại chán đời, lại ôm ấp mặc cảm tự ti?!
Thật đáng trách.
Mọi
năng lực tạo tác đều chỉ có ý nghĩa công cụ. Trí
lực để tạo tác là trí-công-cụ. Công cụ dù “đắt
tiền” hay “rẻ tiền” cũng chỉ là công cụ. Người
thật sự hiểu biết sâu rộng thì không đánh giá con
người qua công cụ. Cái tạo nên giá trị làm người ở
trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách
tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có
trí-lương-tri trong sáng, có năng lực học hỏi để tự
giáo dục-đào tạo, tự chuyển hoá nhằm hướng thiện
hướng thượng.
Không
có người chân chính nào lại kính trọng một bộ trưởng
nặng óc bè phái ích kỉ, một giám đốc tham ô, một
giáo sư nhận hối lộ, một bác sĩ vô lương tâm, một
nhà thơ đồi truỵ, một sĩ quan hách dịch…
Không
có người chân chính nào lại coi rẻ một y tá giàu y
đức, một công nhân xây dựng có tinh thần trách nhiệm
cao, một nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trái quy định (vì biết tôn trọng sức khoẻ người
tiêu dùng)…
Tâm
trí trong sáng mang năng lượng tích cực có lợi cho bản
thân và toàn vũ trụ. Tâm trí đen tối thì tạo ảnh
hưởng xấu…
Trí
thân mến,
Tôi
hi vọng, qua trình bày trên, em nhận thức được những
sai lầm trong tư tưởng của em.
Tôi
biết rằng, hiện nay trong xã hội có một bộ phận lớn
đang sống theo thứ nhân sinh quan lệch lạc. Trong số đó
cũng có nhiều người có học vấn cao, có chức vị cao.
Mặc dù vậy, em phải tỉnh táo, đừng dại gì hạ thấp
nhân cách để chạy theo quan niệm sống tầm thường của
họ.
Em
phải ngẩng cao đầu để thắp sáng lương tri, lương
tâm, nhân cách. Những phẩm chất cao quý này sẽ là người
thầy quan trọng hướng dẫn em chọn lựa một nghề
nghiệp, một việc làm thích hợp với điều kiện thực
tế của em. Những phẩm chất này cũng sẽ làm nảy sinh
nhu cầu học hỏi, tự học để nâng cao tay nghề, nâng
cao năng lực nghiệp vụ. Rất nhiều tài năng lớn do tự
học mà nên…
Có
ai đó đã nói rất đúng rằng, không có công việc (hợp
pháp) nào thấp hèn hơn công việc nào; chỉ có sự yếu
kém nhân cách là thấp hèn.
Mong
em biết kính yêu nhân cách, biết nâng cao lòng tự trọng
tự tin để sống lạc quan minh triết.
Mong
em luôn nhớ rằng, giá trị làm người là ở nhân cách
tự-do-tinh-thần, chứ không phải ở “công cụ”. Có
nhân cách đó, ta luôn sống khế hợp thiện-ích-mĩ.
Thân
ái chào em.
(Trang
94-98)
No comments:
Post a Comment