Chúc mừng PBN với công trình
"PHÚC GIA VIỄN" đã hoàn thành một công trình bề thế để lại cho nhiều
thế hệ, một công trình mang tính văn hóa giáo dục và nghệ thuật với hàng trăm
câu đối, hàng trăm bài thơ của chính anh sáng tác, được khắc họa trên những tảng
đá mang về từ nhiều vùng Tổ Quốc. Đó là tinh túy tổng hợp của nhiều vùng miền kết
tụ.
Nhà thơ Phạm Bá Nhơn |
Đó là một trang viên rộng lớn hơn
10.000m2 trên một ngọn đồi, một thế đất đẹp nhất cúa vùng Ngãi Giao văn vật được
xât dựng từ hai bàn tay trắng của một người con vùng đất địa linh nhân kiệt Quảng
Trị, vùng Núi Mai Sông Hãn bị chiến tranh xé nát, anh tìm đến vùng "đất
lành chim đậu", cũng là quê hương thứ 2 của anh.
Ai đển "Phúc Gia Viên" của
anh cũng phải ngả mũ chào kính nể một con người có tầm nhìn xa hiểu rộng.
Phạm bá Nhơn sinh ra và lớn lên
trên vùng đất nghèo khó Hải Lăng Quảng Trị. Tuổi ấu thơ chìm sâu vào thời điểm
chiến tranh khốc liệt, nghèo đói. Việc học hành của anh không được suôn sẻ.
Như bao chàng trai khác, anh phải tạ
từ quê hương, xếp bút nghiên ra chiến trận.
Khi hòa bình lập lại, cả đất nước
khó khăn. Không còn tuổi cắp sách đến trường, anh phải rời bỏ quê nhà, tìm đất
sống.
Ngãi giao là vùng đất hoang hóa. Chính
nơi đây đã cưu mang đùm bọc một Phạm Bá Nhơn thành danh và thành nhân.
Tôi lớn hơn Nhơn nhiều tuổi, nên
không được gặp Nhơn lúc tuổi thơ cơ hàn nơi quê nhà, lúc mà anh phải vào rừng
bươn chải tìm cơm gạo áo tiền. Nghĩa là tôi không thể cảm nhận được hết nỗi khó
khăn, cực nhọc và nghèo đói nơi vùng đất hoang hóa Ngãi Giao này.
Tôi biết Nhơn khi anh đã trở thành
người khá giả, một người nổi tiếng về giàu có và mối quan hệ rộng rãi, tuyệt vời.
Tôi gặp anh khi Lữ Kim Chưỡng từ Mỹ
về, khi anh không xử dụng xe Mercedes E240 mà đổi xe Mercedes E350 mới nhập.
Anh đưa tôi và Chưỡng về Ngãi giao, về căn biệt thự gần 1000m2. Qua LKChưỡng , tôi
biết khá nhiều về Phạm bá Nhơn, biết cái vươn lên vượt khó. Biết cái tài năng
trí tuệ của một trai trẻ Quảng Trị.
Tôi biết Nhơn qua TS Nguyễn Ngoc Cư,
một người cùng quê, khi anh làm Trưởng
ty Nông nghiệp TT Huế.
Tôi biết về Phạm Bá Nhơn qua nhiều
lần ngồi ở nhà anh ngắm nhìn nhiều loại cây ăn trái như: cây khoai, cây sắn,
cây ném, cây vã, một loại cây mà người dân Quảng Trị nói chỉ có đất Quảng Trị mới
có. Anh mang chúng từ Quảng Trị vào trồng
tại vườn nhà anh.
Căn nhà nửa tây nửa ta. Đứng trước
cổng nhà như đứng trước một khu phố hiện đại. Khi lên lầu ta sẽ thấy một ngôi
nhà thờ xưa cũ như ở quê nhà. Có mái cong, có rồng phượng, mái lợp ngói liệt. Có
chiêng, có trống và trưng bày những kỷ vật của cha mẹ anh. Từ chiếc mền, chiếc
gối, chiếc chiếu cũ, từ đôi guốc đẽo từ cây mớc, cái kính gãy gọng anh mang từ
ngoài quê còn sót lại. Chai nước suối mà bệnh viện chuyền còn dư. Chiếc xe
Honda Pour Dame cũ.
Nhìn nhà thờ và kỷ vật, tôi càng
quý anh hơn. Tôi không có được ý nghĩ như anh.
Nhiều công trình xây dựng ở Ngãi Giao
như: Đường sá, cơ quan, chợ búa, trường
học, những hàng cây cột điện… khắp thị
trấn đều do anh xây dựng.
Cách anh tiếp những đoàn khách quê
nhà càng làm tôi nễ nang kính mến. Cám phục tài năng trí tuệ và tấm lòng của
anh.
Tôi được anh tặng mấy tập thơ do
anh sáng tác, xem những đĩa nhạc do những nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ anh, những ca
sĩ nỗi tiếng mà khâm phục.
Cầm tập thơ được in đẹp bìa cứng,
nhưng đọc những bài thơ như chính cảm xúc của mình, những ngôn từ rất Quảng Trị,
rất gần gũi thân thương. Anh không phải một nhà thơ chuyên nghiệp. Nhưng anh có
cái tài diễn tả những cảm xúc rất thật, chất phác bằng ngôn ngữ của chính quê
hương mình. Ngôn từ trong thơ anh vô cùng quý giá. Đó là công việc duy tu bảo tồn
những di sản văn hóa của cha ông tiên tổ để lại.
Ngay quả tim trong người Pham bá Nhơn cũng thay bằng quả tim của một người Nam Mỹ.
Quảng Trị có nhiều người giàu có
hơn anh. Nhưng nhớ về quê cha đất tổ, về tu tạo lại những di sản quê hương thì
không có mấy người?.
Tôi có dịp ra nhà anh tại Diên
Sanh, Hải Lăng với những công trình mà anh làm tôi cho là vĩ đại.
Những công trình xây dựng để tôn
vinh tổ tiên, ông bà, quê hương đã nói lên tấm lòng của anh đối với nơi chôn
nhau cắt rốn. Tôi diễn đạt rất thật những cảm xúc của mình với một người tôi
quen mà mà từ lâu tôi nể trọng.
Đặc biệt là công trình "Phúc
Gia Viên". Sau nhiều năm anh đầu tư bao công sức, tiền bạc, trí tuệ xây dựng,
ông trinh đã hoàn tất với nhiều hạng mục mà anh tâm đắc.
Anh đã sáng tác 100 câu đối về
nhiều lãnh vực như khoa học kỹ thuật, văn hoc, đạo hiếu, nhân cách, đời sống
gia đình xã hội, quê hương.
Để làm được vài câu đối ưng ý đã
khó, anh làm tới 100 câu thì công sức biết bao nhiêu? Mấy ai làm được?
Sau mỗi câu đối, Phạm Bá Nhơn còn
làm 100 bài thơ diễn dịch ý nghĩa. Anh đã cho in thành tư liệu 100 câu đối và 100
bài thơ trọng tập "Câu Đối Toàn Thư". Đã xuất bản và ý tưởng 100 câu
đối và thơ được khằc lên 100 viên đá hoa cương mà anh tuyển chọn trong cả nước.
Hạng mục sau cùng hoàn tất.
Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam "Vietnam
Book of Records" có quyết định công
nhận "Phúc Gia Viên" là Công Viên Văn Hóa Giáo Dục, xác Lập Kỷ Lục Việt
Nam năm 2024.
Chúc Phạm Bá Nhơn gặp mọi sự an
lành sức khỏe nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Chúc người mang trái tim Nam Mỹ
luôn dồi dào sức khỏe để chiêm nghiệm cuộc đời và danh nhiều thời gian để ngắm
nhìn những công trình thấp thoáng bóng dáng quê nhà mà anh xây dựng và tu tạo.
"Phúc Gia Viên" mãi mãi
là một công trình có ý nghĩa lớn với Phạm Bá Nhơn và vùng đất Ngãi giao huyện
Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Võ Văn Cẩm
No comments:
Post a Comment