Nhân vật Quách Tương.
Côn LuânTam Thánh Hà Túc Đạo thua vắt giò lên cổ mà chạy, chạy khoảng nửa canh giờ thì vẫn còn luẩn quẩn trong khu vực Tung Sơn. Quách Tương nữ thiếu hiệp thấy chuyện xẩy ra tức cười quá cưỡi con lừa xanh chạy theo, cuối cùng cũng gặp lại tiên sinh ở một toà thạch đình dưới chân núi. Sau khi uống nước nghỉ khoẻ thì hai người trao đổi về kiến thức võ học, quan niệm của người quan ngoại Tây Vực, và người quan nội Trung Thổ.
Quách Tương lên tiếng thăm hỏi:
- Chắc tiên sinh không hài lòng cho lắm về cuộc đấu võ thi tài trên chùa Thiếu Lâm ?
Côn LuânTam Thánh Hà Túc Đạo như gãi phải chỗ ngứa bèn ngửa cổ than rằng:
- Chưa có cuộc thí võ nào mà bất công như cuộc thí võ vừa rồi ? Chắc cô nương cũng hiểu như vậy!
- Dạ tiểu nữ cũng không hiểu gì sứt cả? mà chỉ thấy tiên sinh thua chạy bất ngờ nên chạy theo tiễn đưa tiên sinh một thôi đường mà thôi!
- Vậy theo ý của tiểu cô nương thì tại hạ thua à ?
- Chả lẽ tiên sinh thắng sao ?
Khuôn mặt cuả Hà Túc Đạo đang mầu trắng chuyển qua mầu đỏ rồi mầu hồng, y như đang luyện tập “ Càn Khôn đại na di tâm pháp” đến hồi thứ sáu, buồn bã thở dài trả lời:
- Cung cách đấu võ của Võ Lâm Trung Nguyên tại chuà Thiếu Lâm xem ra không có vẻ công bằng, thứ nhất là dàn nhân sự ra nhiều quá, còn cách đấu võ thì rất là bất công!
- Tiểu nữ xin trả lời ngắn cho tiên sinh điều này là chuà Thiếu Lâm dàn nhân sự ra nhiều quá, chả là xính xáng Kim Dung cuả hãng phim Minh Thị mướn họ đóng phim, tập họp cho nó đông xôm tụ, nào là cả trăm người trong La Hán Đường cuả Vô Sắc đại sư, cả ba trăm người trong Đạt Ma Đường cuả Vô Tướng đại sư, nào Vĩnh Tồn Tâm Viện đến Viện dưỡng lão, đầu bếp [tức Hoả công, Hoả đầu vụ], rồi đến những phu phen trồng rau bổ củi sau chùa, kể luôn cả thiện nam tín nữ hôm đó vãng lai viếng cảnh chùa, cứ tính đầu người mà xính xáng Kim Dung trả tiền, họ có biết võ vẽ gì đâu ? Còn chuyện tiên sinh cho là không công bằng thì xin giảng giải cho tiểu nữ nghe để hiểu?
Ta là Hà Túc Đạo với biệt hiệu Côn Luân tam thánh thì theo thủ tục cuả võ lâm Tây Vực, thì như vừa rồi ở hiện trường Thạch Đình ba vị Thiếu Lâm Tây Vực là Phan Thiên Canh, Phương Thiên Lao và Vệ Thiên Vọng đánh với ta là rất chuẩn. Vì ta là Tam Thánh nên phải có đủ ba ngươì đấu với ta, thiếu không đủ ba thì không được phép đấu. Cách đấu hợp lý nhất là phải kiếm một cao thủ ngang ngửa với ta, là cùng một lúc có cả ba sở trường, vừa Kiếm, vừa Cờ, vừa Đàn, tức là vừa đấu kiếm vừa đấu cờ và vừa đấu đàn. Khi đó mà ta thua thì ta mới tâm phục khẩu phục. Ý cuả tại hạ là như vậy, theo cao kiến cuả Quách cô nương thì sao?
- Chuyện này thì cũng không lấy gì làm kh , chẳng qua tiên sinh không chọn đúng địa bàn thi thố mà thôi ? Nếu tiên sinh mua vé maý bay qua hãng Eva qua du lịch Việt Nam thì ít nhất cũng có vài nhân tuyển đấu ngang ngửa hơn thua với tiên sinh được. Những ngươì này không bao giờ mạo xưng là Tam Thánh, nhưng sở trường cuả họ là Tam Tuyệt là vừa thổi kèn [một lúc thổi hai kèn một ngắn và một dài] mũi thổi sáo và có khi vừa thổi kèn thôỉ sáo vừa ăn chuối và uống nước trà hay lade nữa!
- Dưới gầm trời gầm cầu này lại có những thiên tài hiện thực đến như thế sao?
- Không tin thì tiên sinh về nhà mở web Âm Nhạc ra thì thấy ngay. Tiểu nữ không bao giờ dám nói dối. Vậy xin kính cẩn hỏi là cái Thời danh Côn Luân tam thánh là do ai phong ? Hoàng Đế Trung Quốc hay giáo hội La Mã phong ?
- Chính tại hạ tự phong cho mình chứ chưa hề có ai phong cả ?
- Theo chỗ tiểu nữ hiểu thì từ xưa tới nay chưa có ai dám khoác lác mà tự phong mỹ tự dao to buá lớn làm vậy? Nên hai vị đại sư Vô Tướng và Vô Sắc cũng rất lấy làm bất mãn, muốn tỉ thí võ công hơn thua với tiên sinh để mục đích xem tiên sinh “Thánh” ở chỗ nào ? Cũng may là tiên sinh vội vội vàng vàng ra chiêu đâm vào hai thùng nước cuả Giác Viễn đại sư mới có cớ sự như bây giờ!
*
Cô nương có nhận xét thế nào về cuộc đấu cuả taị hạ vừa rồi?
- Theo ngu ý cuả tiểu nữ thì cuộc đấu cho đúng nghĩa thì không có, mà chẳng qua là một sự hiểu lầm đáng tiếc và đáng tức cười, vì dù sao tiểu nữ cũng có quen biết vơí hai vị đó. Trước đó hai năm, trên đỉnh núi Hoa Sơn, câu chuyện xẩy ra như vầy: Trương quân Bảo lúc đó mười sáu tuổi, gia đình khá giả cho tu học Phật pháp nội trú tại chuà Thiếu Lâm [có trả tiền khoảng mười năm rồi]. Ngoài giờ học được phụ việc tập sự nơi Tàng kinh Các với đại sư Giác Viễn tức là trông nom thư viện và lo việc trà nước mời khách tơí thư viện tham quan] khi đó thì có hai vị đại hiệp ngoài Tây Vực quan ngoại, có tên giang hồ là Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử tìm cớ đến tham quan chùa Thiếu Lâm và vào Tàng kinh Các để xem kinh văn sách hiếm, mục đích chính là Chôm, vì không đọc được chữ, nên chôm đại ngay cuốn Kinh Lăng Già [là cuốn kinh văn viết tay cuả tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và trong cuốn này bên lề thì chép bí kíp “Cửu Dương Thần Công”. Hai thầy trò là Giác Viễn đại sư và Trương Quân Bảo chạy bộ theo hai vị đaị hiệp đến tận núi Hoa Sơn đòi lại kinh văn nhưng không đòi được, đành tay không trở về. Lúc đó tiểu nữ cũng đang có mặt ở đó, Thần Điêu đại hiệp Dương Quá thấy chú em mất thì giờ quá, bèn dậy cho chú em Trương quân Bảo ba chiêu trong Ngọc Nữ Chân Kinh. Về lại Thiếu Lâm thì Giác Viễn đại sư bị giới luật viện phạt gánh ba ngàn sáu trăm gánh nước từ chân núi đổ vào giếng trên lưng chừng núi [là chỗ chúng ta đang đứng đây]. Cái lộ trình mà đại sư Giác Viễn gánh nước đi qua thì vô tình tiên sinh đem vẽ chín đường ngang dọc cuả bàn cờ vây trên đó, chứ hoàn toàn đại sư Giác Viễn không có ý đi lên đường kẻ nhằm xoá hết đường kẻ cuả bàn cờ. Đây cũng chỉ là sự lãng trí cuả nhà văn Kim Dung mà thôi. Trong Thiên Long Bát Bộ nơi Thuỷ Kính hồ, lúc mà Vương Gia Đoàn Chính Thuần sắp thua Vương gia Đoàn Diên Khánh thì đại hiệp Kiều Phong đứng bên cạnh cầu, giơ tay xách cổ Đoàn chính Thuần ném qua một bên cứu thoát chết. Đoàn Diên Khánh thấy khi không có cao nhân xuất hiện, bèn chạy trên mặt cầu lát bằng đá trắng dùng chân viết một hàng chữ “Đây là chuyện nội bộ cuả giòng họ Đoàn nước Đại Lý, kính mong đại hiệp đứng ngoài cho đừng chen vào”. Mắt cuả Kiều Phong vốn không được sáng tỏ cho lắm, bèn chạy qua đó để coi, vừa coi hai chân bèn xoá mất luôn hàng chữ đó đi. Mục đích của nhà văn Kim Dung là muốn thử tài độc giả, xem có ngươì nào nhận ra hai đoạn văn cuả hai tác phẩm này giống y như nhau chăng? Thành ra cuộc đấu thì tiên sinh gắng làm sao cho thắng. Còn phần Giác Viễn đại sư làm mất kinh văn của tổ sư, là một đại tội, nay chỉ gánh vài ngàn gánh nước từ chân núi đến lưng chừng núi là “Xù’ nên đại sư sợ tiên sinh giành mất hai chiếc thùng nước và hai sợi dây sắt đeo tòng teng qua cổ, nếu mất đi hai thùng nước này thì đại sư làm sao mà chuộc tội chuộc lỗi ?
- Thế còn tên nhóc Trương quân Bảo dùng hai bàn tay không uýnh vơí tại hạ thì vì lý do nào ?
- Cũng dễ hiểu thôi? Trương Quân Bảo là đồ đệ trực tiếp cuả Giác Viễn đại sư, nếu Đại sư bị chết hay bị tàn tật thì cái công đoạn gánh nước lại trao lại cho Trương thiếu hiệp tiếp tục, cái chuyện đương nhiên là như thế, dù chỉ học có ba chiêu cuả Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá, và năm chiêu trong cặp Thiết La Hán mà tiểu nữ mới tặng cho chú em ngày gần đây, mà tay không đánh với tiên sinh đúng là xâm mình, chả biết trời cao đất dầy là cái gì. Vậy xin hỏi lại một lần nữa là tiên sinh đấu với hai người này mục đích có phải giành đôi thùng nước để gánh nước thi với Giác Viễn đại sư hay không?
- Cô nương hỏi lãng nhách! Gánh nước thi với lão đại sư Giác Viễn mà làm cái con khỉ gì? Vậy xin hỏi lúc mà tại hạ thua chạy có cờ, thì mấy cái máy camera cuả đoàn phim Minh Thị Hồng Kông có nhắm vào tại hạ mà quay không?
- Quay quá đi chứ ? Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo nói phét tự phong thua chạy dướí tay hai “thấp thủ” cuả phái Thiếu Lâm mà không quay thì quay ai bây giờ nữa chứ ?
- Chắc tiên sinh không hài lòng cho lắm về cuộc đấu võ thi tài trên chùa Thiếu Lâm ?
Côn LuânTam Thánh Hà Túc Đạo như gãi phải chỗ ngứa bèn ngửa cổ than rằng:
- Chưa có cuộc thí võ nào mà bất công như cuộc thí võ vừa rồi ? Chắc cô nương cũng hiểu như vậy!
- Dạ tiểu nữ cũng không hiểu gì sứt cả? mà chỉ thấy tiên sinh thua chạy bất ngờ nên chạy theo tiễn đưa tiên sinh một thôi đường mà thôi!
- Vậy theo ý của tiểu cô nương thì tại hạ thua à ?
- Chả lẽ tiên sinh thắng sao ?
Khuôn mặt cuả Hà Túc Đạo đang mầu trắng chuyển qua mầu đỏ rồi mầu hồng, y như đang luyện tập “ Càn Khôn đại na di tâm pháp” đến hồi thứ sáu, buồn bã thở dài trả lời:
- Cung cách đấu võ của Võ Lâm Trung Nguyên tại chuà Thiếu Lâm xem ra không có vẻ công bằng, thứ nhất là dàn nhân sự ra nhiều quá, còn cách đấu võ thì rất là bất công!
- Tiểu nữ xin trả lời ngắn cho tiên sinh điều này là chuà Thiếu Lâm dàn nhân sự ra nhiều quá, chả là xính xáng Kim Dung cuả hãng phim Minh Thị mướn họ đóng phim, tập họp cho nó đông xôm tụ, nào là cả trăm người trong La Hán Đường cuả Vô Sắc đại sư, cả ba trăm người trong Đạt Ma Đường cuả Vô Tướng đại sư, nào Vĩnh Tồn Tâm Viện đến Viện dưỡng lão, đầu bếp [tức Hoả công, Hoả đầu vụ], rồi đến những phu phen trồng rau bổ củi sau chùa, kể luôn cả thiện nam tín nữ hôm đó vãng lai viếng cảnh chùa, cứ tính đầu người mà xính xáng Kim Dung trả tiền, họ có biết võ vẽ gì đâu ? Còn chuyện tiên sinh cho là không công bằng thì xin giảng giải cho tiểu nữ nghe để hiểu?
Ta là Hà Túc Đạo với biệt hiệu Côn Luân tam thánh thì theo thủ tục cuả võ lâm Tây Vực, thì như vừa rồi ở hiện trường Thạch Đình ba vị Thiếu Lâm Tây Vực là Phan Thiên Canh, Phương Thiên Lao và Vệ Thiên Vọng đánh với ta là rất chuẩn. Vì ta là Tam Thánh nên phải có đủ ba ngươì đấu với ta, thiếu không đủ ba thì không được phép đấu. Cách đấu hợp lý nhất là phải kiếm một cao thủ ngang ngửa với ta, là cùng một lúc có cả ba sở trường, vừa Kiếm, vừa Cờ, vừa Đàn, tức là vừa đấu kiếm vừa đấu cờ và vừa đấu đàn. Khi đó mà ta thua thì ta mới tâm phục khẩu phục. Ý cuả tại hạ là như vậy, theo cao kiến cuả Quách cô nương thì sao?
- Chuyện này thì cũng không lấy gì làm kh , chẳng qua tiên sinh không chọn đúng địa bàn thi thố mà thôi ? Nếu tiên sinh mua vé maý bay qua hãng Eva qua du lịch Việt Nam thì ít nhất cũng có vài nhân tuyển đấu ngang ngửa hơn thua với tiên sinh được. Những ngươì này không bao giờ mạo xưng là Tam Thánh, nhưng sở trường cuả họ là Tam Tuyệt là vừa thổi kèn [một lúc thổi hai kèn một ngắn và một dài] mũi thổi sáo và có khi vừa thổi kèn thôỉ sáo vừa ăn chuối và uống nước trà hay lade nữa!
- Dưới gầm trời gầm cầu này lại có những thiên tài hiện thực đến như thế sao?
- Không tin thì tiên sinh về nhà mở web Âm Nhạc ra thì thấy ngay. Tiểu nữ không bao giờ dám nói dối. Vậy xin kính cẩn hỏi là cái Thời danh Côn Luân tam thánh là do ai phong ? Hoàng Đế Trung Quốc hay giáo hội La Mã phong ?
- Chính tại hạ tự phong cho mình chứ chưa hề có ai phong cả ?
- Theo chỗ tiểu nữ hiểu thì từ xưa tới nay chưa có ai dám khoác lác mà tự phong mỹ tự dao to buá lớn làm vậy? Nên hai vị đại sư Vô Tướng và Vô Sắc cũng rất lấy làm bất mãn, muốn tỉ thí võ công hơn thua với tiên sinh để mục đích xem tiên sinh “Thánh” ở chỗ nào ? Cũng may là tiên sinh vội vội vàng vàng ra chiêu đâm vào hai thùng nước cuả Giác Viễn đại sư mới có cớ sự như bây giờ!
*
Cô nương có nhận xét thế nào về cuộc đấu cuả taị hạ vừa rồi?
- Theo ngu ý cuả tiểu nữ thì cuộc đấu cho đúng nghĩa thì không có, mà chẳng qua là một sự hiểu lầm đáng tiếc và đáng tức cười, vì dù sao tiểu nữ cũng có quen biết vơí hai vị đó. Trước đó hai năm, trên đỉnh núi Hoa Sơn, câu chuyện xẩy ra như vầy: Trương quân Bảo lúc đó mười sáu tuổi, gia đình khá giả cho tu học Phật pháp nội trú tại chuà Thiếu Lâm [có trả tiền khoảng mười năm rồi]. Ngoài giờ học được phụ việc tập sự nơi Tàng kinh Các với đại sư Giác Viễn tức là trông nom thư viện và lo việc trà nước mời khách tơí thư viện tham quan] khi đó thì có hai vị đại hiệp ngoài Tây Vực quan ngoại, có tên giang hồ là Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử tìm cớ đến tham quan chùa Thiếu Lâm và vào Tàng kinh Các để xem kinh văn sách hiếm, mục đích chính là Chôm, vì không đọc được chữ, nên chôm đại ngay cuốn Kinh Lăng Già [là cuốn kinh văn viết tay cuả tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và trong cuốn này bên lề thì chép bí kíp “Cửu Dương Thần Công”. Hai thầy trò là Giác Viễn đại sư và Trương Quân Bảo chạy bộ theo hai vị đaị hiệp đến tận núi Hoa Sơn đòi lại kinh văn nhưng không đòi được, đành tay không trở về. Lúc đó tiểu nữ cũng đang có mặt ở đó, Thần Điêu đại hiệp Dương Quá thấy chú em mất thì giờ quá, bèn dậy cho chú em Trương quân Bảo ba chiêu trong Ngọc Nữ Chân Kinh. Về lại Thiếu Lâm thì Giác Viễn đại sư bị giới luật viện phạt gánh ba ngàn sáu trăm gánh nước từ chân núi đổ vào giếng trên lưng chừng núi [là chỗ chúng ta đang đứng đây]. Cái lộ trình mà đại sư Giác Viễn gánh nước đi qua thì vô tình tiên sinh đem vẽ chín đường ngang dọc cuả bàn cờ vây trên đó, chứ hoàn toàn đại sư Giác Viễn không có ý đi lên đường kẻ nhằm xoá hết đường kẻ cuả bàn cờ. Đây cũng chỉ là sự lãng trí cuả nhà văn Kim Dung mà thôi. Trong Thiên Long Bát Bộ nơi Thuỷ Kính hồ, lúc mà Vương Gia Đoàn Chính Thuần sắp thua Vương gia Đoàn Diên Khánh thì đại hiệp Kiều Phong đứng bên cạnh cầu, giơ tay xách cổ Đoàn chính Thuần ném qua một bên cứu thoát chết. Đoàn Diên Khánh thấy khi không có cao nhân xuất hiện, bèn chạy trên mặt cầu lát bằng đá trắng dùng chân viết một hàng chữ “Đây là chuyện nội bộ cuả giòng họ Đoàn nước Đại Lý, kính mong đại hiệp đứng ngoài cho đừng chen vào”. Mắt cuả Kiều Phong vốn không được sáng tỏ cho lắm, bèn chạy qua đó để coi, vừa coi hai chân bèn xoá mất luôn hàng chữ đó đi. Mục đích của nhà văn Kim Dung là muốn thử tài độc giả, xem có ngươì nào nhận ra hai đoạn văn cuả hai tác phẩm này giống y như nhau chăng? Thành ra cuộc đấu thì tiên sinh gắng làm sao cho thắng. Còn phần Giác Viễn đại sư làm mất kinh văn của tổ sư, là một đại tội, nay chỉ gánh vài ngàn gánh nước từ chân núi đến lưng chừng núi là “Xù’ nên đại sư sợ tiên sinh giành mất hai chiếc thùng nước và hai sợi dây sắt đeo tòng teng qua cổ, nếu mất đi hai thùng nước này thì đại sư làm sao mà chuộc tội chuộc lỗi ?
- Thế còn tên nhóc Trương quân Bảo dùng hai bàn tay không uýnh vơí tại hạ thì vì lý do nào ?
- Cũng dễ hiểu thôi? Trương Quân Bảo là đồ đệ trực tiếp cuả Giác Viễn đại sư, nếu Đại sư bị chết hay bị tàn tật thì cái công đoạn gánh nước lại trao lại cho Trương thiếu hiệp tiếp tục, cái chuyện đương nhiên là như thế, dù chỉ học có ba chiêu cuả Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá, và năm chiêu trong cặp Thiết La Hán mà tiểu nữ mới tặng cho chú em ngày gần đây, mà tay không đánh với tiên sinh đúng là xâm mình, chả biết trời cao đất dầy là cái gì. Vậy xin hỏi lại một lần nữa là tiên sinh đấu với hai người này mục đích có phải giành đôi thùng nước để gánh nước thi với Giác Viễn đại sư hay không?
- Cô nương hỏi lãng nhách! Gánh nước thi với lão đại sư Giác Viễn mà làm cái con khỉ gì? Vậy xin hỏi lúc mà tại hạ thua chạy có cờ, thì mấy cái máy camera cuả đoàn phim Minh Thị Hồng Kông có nhắm vào tại hạ mà quay không?
- Quay quá đi chứ ? Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo nói phét tự phong thua chạy dướí tay hai “thấp thủ” cuả phái Thiếu Lâm mà không quay thì quay ai bây giờ nữa chứ ?
chuvươngmiện
No comments:
Post a Comment