Hoài vọng: Cảm nhận từ thơ Phong Tâm
Lê Liên
XUÂN TRONG TÚI NGỰC
Bỏ Xuân trong túi ngực chiều.
Khi
vui thì ngó, buồn hiu thôi nhìn
Giắt lưng một mớ tuổi xanh.
Bây giờ vàng nghệ, vàng chanh trêu
người!
Ta hư, rớt một tiếng cười...
Đã làm rách ngọn gió rười rượi
xuân.
Phong Tâm
(Mùng 8 Tết Tân Sửu)
Cảm nhận của Lê Liên
Thượng Đế ban cho mỗi người một quỹ
thời gian riêng. Đó là VỐN QUÝ bất khả xâm phạm.
Ngài cho phép chúng ta tùy nghi xử dụng vốn quý này sao cho có ý nghĩa. Làm thặng dư nó lên bằng cách mang lại Giá Trị Sung Mãn cho Cuộc Sống, chứ không phải tồn tại theo tuổi tác của mỗi chúng ta.
Nếu ví "Đời Người "
như "Thời khắc của Một Ngày" thì ta có:
* Ấu Niên: Là buổi sớm tinh mơ
* Thanh Niên: Buổi sáng ấm
áp.
* Trung Niên: Buổi trưa yên tĩnh.
* Lão Niên: Buổi chiều an tịnh.
Vậy thì,
Thời thanh xuân là thời vàng son nhất của đời người. Nhiệt huyết cuộn dâng khi ta tìm được lý tưởng và lên kế hoạch thực hiện cho bằng được các mục tiêu trong cuộc sống của mình bằng cả niềm đam mê cháy bỏng.
Ấy vậy, mà giờ đây tác giả đã bước
vào U80. Tâm hồn lão niên vẫn không cằn cỗi :
“Bỏ Xuân trong túi ngực chiều”
Thật đáng ngưỡng mộ khi "nhựa sống" luôn tràn chảy trong thể
chất của một Con Người sau một đời cống hiến rồi, mà vẫn muốn tận hiến mãi
không thôi (ngực chiều).
Nhưng
Có một sự thật hiển nhiên không ai
thích cả: “Lực bất tòng tâm” .
Mà giải pháp tốt nhất của nó là :
”Khi vui thì ngó, buồn hiu thôi nhìn”
Biết nắm khi cần (Vui thì Ngó).
Lúc cần buông thì buông (Buồn hiu
thôi nhìn)
Phải,
Thuận duyên thôi, khi đến tuồi xế chiều thì mỗi chúng ta đều phải trải qua sự thất thường của sức khỏe. Thật quái ác, nó cứ như bệnh giả đò vậy?! Mà sức khỏe thì lại ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần rất nhiều. Một câu thơ 8 chữ chia ra thành 2 vế, mới đọc thoáng qua, tưởng chừng như nó đối nghịch nhau. Nhưng kỳ thực nó rất thuận khi tác giả dùng từ “Thôi nhìn”! Bởi vì, chỉ khi mình “buồn hiu” cũng có nghĩa là chúng ta mặc nhiên chấp nhận nỗi buồn bất chợt quay lại chỉ vì sức khỏe thất thường đó, nhưng không tuyệt vọng. Và "thôi nhìn" chỉ là tạm gác lại chứ không bỏ cuộc.
Rồi nỗi buồn sẽ chóng vánh qua đi
thì ta lại “Khi vui thì ngó”.
Um! "Ngó" thấy rồi thì lại
hào hứng.
Kể ra thì cũng hợp lẽ “Tri túc”, rất đáng được trân quý.
**
“Giắt lưng một mớ tuổi xanh.
Bây giờ vàng nghệ, vàng chanh trêu
người!”
Tôi yêu 2 câu thơ này. Vì cớ nó rất
sống động trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
Chúng ta có bao nhiêu kỳ vọng, bao
nhiêu dại khờ khi theo đuổi ước mơ của mình? Và chúng ta sẵn lòng chấp nhận kết
quả, dù cho có thế nào đi nữa!? Còn
hơn là sống mà không có hoài bão nào cả.
“Ta hư, rớt một tiếng cười...
Đã làm rách ngọn gió rười rượi
xuân.”
Ô hay! Chỉ rớt một trong nhiều tiếng
cười thôi mà ? Khiến tôi nhớ đến câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”
(Phan Bội Châu)
Hãy cảm ơn cuộc đời vì chúng ta
tránh được tính kiêu căng khi nếm trải thất bại.
Ta nên đón nhận sự thất bại bằng
thái độ tích cực. (Kiểm điểm. Hối Lỗi. Thay đổi).
Đây không phải là sự an ủi, tự dối
mình, mà hãy xem như nó lại cho ta một thách thức mới.
“Khi một cánh cửa này đóng lại thì
nhất định một cánh cửa khác sẽ mở ra”
( Maxim Gorky)
Ơ, nhưng mà chữ “Ta hư” trong
câu thơ này là gì ? Đây là một mệnh đề
khá ngộ! Nó biến thiên theo dòng suy tư của mỗi con người. Ta hư: hư hỏng ?
hư đốn? hay hư trong hư không theo lẽ vô thường? Vậy thì hãy xem thành hay bại
cũng chỉ là chuyện thuận duyên: thôi kệ, kệ thôi!
Này nữa,
Gió thì phiêu du vô định. Gió chẳng
mang hình tướng gì cụ thể. Vậy ta có cách gì định hình cho gió để biết nó rách? Rồi nắm giữ và vá nó chứ?
“Đã làm rách ngọn gió rười rượi
xuân.”
Tuyệt thật khi biết "Tự bạch"
nhẹ nhàng.
Và,
Nếu không tha thứ cho bản thân
mình, thì làm sao độ lượng với tha nhân?
Phải chăng câu thơ kết thúc này khiến
cho tâm hồn ta chùng xuống? Sự hối tiếc bắt đầu len lõi vào đời sống vốn tiềm ẩn
nhiều bất trắc? Mà nó từng khiến ta phải cảm ơn những bài học "thức thời" đó thôi ?!
Các cụ xưa dạy :
“Áo rách khéo vá, hơn lành vụng
may”
Dạ,
Rách thì vá ! Vá Gió Trời sao mơ hồ
quá? Chẳng ai làm được việc đó cả! Mà chỉ còn cách ĐÓN GIÓ thôi ạ.
Vậy, hãy ta hãy học cách Đón Bão của
loài Đại Bàng. Hãy học cách Thiên Di của các loài Chim Hạc, Cu Gáy, Én ....
Để có “... ngọn gió rười rượi xuân” ấy. Nó cho ta cảm giác mát dịu vô cùng,
đong đầy khát vọng sống! Sống: Sống sung túc, tươi nguyên mãi hoài.
Vốn dĩ thi pháp của huynh Phong Tâm
rất thanh tao, bây giờ thêm chút dí dỏm . Bài thơ lục bát XUÂN TRONG TÚI NGỰC
chỉ vỏn vẹn có 6 câu thôi đã len nhẹ vào lòng người bằng cả niềm cảm thông, sự
phấn chấn đến lạ.
Cảm ơn "Túi Ngực" nhỏ bé
của huynh vẫn có dung tích cho cả "ngọn gió xuân" vô lượng, vô định dịu
mát ''rười rượi" .
Mà cũng rất thần kỳ là nó cho ta
cảm giác ấm áp vô cùng khi mở ra một thế giới quan cho những ai đã từng
"ta hư", ta lỡ "làm rách"...thất vọng để rồi tìm thấy sự
kỳ vọng cho chính mình.
Cảm ơn thi huynh đã lan tỏa cảm xúc
rất xuân cho các bạn thơ của mình trong đó có tiểu muội.
Sài gòn, trung tuần tháng giêng Tân Sửu.
LÊ LIÊN
No comments:
Post a Comment