Thủy Kính tiên sinh tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị
Phân ngôi chủ khách đâu vào đó, thì tiểu đồng bưng lên một cái khay trên khay là hai ly hồng trà. Tư Mã Thủy Kính đưa tay cầm ly trà kính mời Lưu Huyền Đức. Lưu Bị cầm ly trà chưa uống ngay, thì tiểu đồng lát sau bưng lên một khay nữa có hai tô phà nhì, một tô chứa Lục tàu xá và một tô chứa Chí mà phù. Tiểu đồng để ngay trên bàn và đứng ra phía sau chắp hai tay đứng hầu. Lão tiên sinh nói:
- Xin mời sứ quân bồi dưỡng hai thứ chè xong, lấy lại sức rồi chúng ta cùng trao đổi chia sẻ. Vốn đã đói sẵn, Lưu Dự Châu cũng không khách sáo, xử lý ngay một lúc vừa trà vừa chè. Tiểu đồng toan dọn dẹp thì một lão thư sinh râu tóc bạc phơ cưỡi lừa từ từ tiến vào trang. Tư Mã tiên sinh vội vã ra đón chào và mời vào. Tiểu đồng dẫn lừa ra phía sau, còn Tư Mã Thủy Kính thì chỉ vào Lưu Bị và khách mới tới giới thiệu:
- Đây là sứ quân Lưu Huyền Đức, người từng đánh thắng giặc Khăn Vàng trước đây, còn đây là lão bằng hữu của Tư Mã mỗ có biệt danh là Hoàng Đức Công.
Hai bên xá nhau một cái giao tế rồi mọi người an tọa. Tiểu đồng thì ra phía sau, một lúc bưng lên ba ly hồng trà còn nghi ngút khói. Trong khi chờ đợi chủ nhà Tư Mã Thủy Kính nói:
- Vị Sứ quân nổi lừng danh trong thiên hạ, giờ này vẫn chưa có đất cắm dùi, lêu têu như chó dái, chạy tới chạy lui. Vậy huynh thử gieo một quẻ Thái Ất xem hậu vận tương lai của Lưu Dự Châu ra nhẽ nào?
Bàng tiên sinh bèn móc trong túi ra ba đồng tiền điếu, lẩm nhẩm khấn khứa một lúc rồi quăng ra bàn, nhìn mặt đồng tiền xong bèn thu ba đồng tiền vào tay rồi quăng ra bàn một lần nữa, rồi thu ba đồng tiền cất vào túi. Từ từ lên tiếng
- Nói là gieo quẻ Thái Ất, thực ra là che mắt thế gian cho vui thôi. Nói tới số mệnh thì mỗi người sinh ra đều đã có một số mệnh được trời đất an bài sẵn rồi. Có người nhờ được hồng phước kiếp trước, công trạng kiếp trước trước, kiếp này cứ tọa hưởng kỳ thành ngồi mát ăn bát vàng, cứ chờ đến ngày đến tháng các quần tinh tụ hội, automatic chuyện đại sự sẽ thành, không thể nôn nóng được, và cũng không nên tiết lộ thiên cơ và thời cơ một cách tào lao. Lưu Sứ Quân vốn là Lương Vương Bành Việt tiền kiếp. Kiếp này có tả phù là Ngọa Long tiên sinh vốn là nhân tài Khoái Triệt, lý thuyết gia của kế sách chia ba thiên hạ và Bàng Sĩ Nguyên vốn là thầy bói Hứa Phụ. Hai người này là nhân tài tót chúng của vùng Nhã Nam Dĩnh Châu. Còn Hữu bật thì có Hạng Vũ tức Quan Vũ và Phàn Khoái tức Trương Phi, không ăn trùm được thiên hạ thì cũng ngang ngửa, chớ không thua thằng tây nào mà sợ?
Nghe vừa dứt thì Tư Mã Thủy Kính chen vào:
- Nói cái chuyện bói toán với tướng quân, có lẽ không hợp với ngài. Vậy lão phu xin diễn giải lại cái ý của huynh trưởng Bàng Tiên sinh. Trong cái cuộc đời, cái tên của cha mẹ mình đặt cho mình, có khi đó chính là định mệnh đã an bài. Chả hạn cuối đời nhà Đại Tần, anh hùng các lộ nổi lên chống bạo Tần, chỉ cần nghe đến cái tên thôi, cũng đã nhìn được cái Thành và cái Bại? Chứ không cần đánh đấm làm chi cho nó mệt, chả hạn như Hạng Võ (Vũ). Hạng là họ Hạng, Võ là Võ Phu, Hạng Võ Phu thì chỉ thành công trong cái địa hạt Võ Phu mà thôi. Ngoài cái chuyện đánh đấm ra thì bó tay. Còn Lưu Bang có nghĩa như sau: Lưu là họ Lưu mà có nghĩa là giữ, Bang là Một vùng đất hay nước. Lưu Bang có nghĩa đen rõ ràng là người giữ được nước. Sáu phần đất nước phía đông và phía bắc qua bản án cuả Tư Mã Trọng Tương đã được ban cho Tam Tề Vương Hàn Tín, ba phần tiếp là của Trường Sa Vương Anh Bố, phần còn lại là của sứ quân, không mất đi đâu mà sợ. Cứ đêm ngủ đẫy giấc, ngày xơi ba bữa, chuyện thiên hạ tự nhiên lù lù kéo tới. Lão phu xin nói cho rõ một lần nữa là: "Sứ quân tên thật là Lưu Bị, có nghĩa là giữ được một cái Bị đựng cơm, đựng mì gói, đã có một cái Bị vĩ đại thì tha hồ mà nhận được của bố thí của bá tánh, ăn một đời không hết thì ăn tiếp đời thứ hai.
Bàng tiền bối nói tiếp:
Lão coi thiên văn mấy ngày gần đây thì vận mạng của Lưu Sứ Quân bắt đầu hanh thông, sao Quả Tạ, sao Bị Gậy đã được chuyển đi nơi khác để ám quẻ người khác. Bầu trời Kinh Châu bây giờ sáng sủa hẳn ra, cố gắng kiếm địa chỉ và số phôn của Mr. Ngọa Long Khổng Minh Gia Cát Lượng rồi chọn ngày lành tháng tốt đến mời tiên sinh hạ san giúp sức thì cái chuyện thành công là chắc ăn như bắp!
Lưu Bị hỏi lại:
- Vậy thưa lão tiên sinh, cơ đồ của Bị này trong tương lai được bao nhiêu lịch số?
- Nói tới lịch số thì cũng hơi quá đáng. Thời Tam Quốc sẽ tới đây không thể coi là lịch số được, mà chỉ là một giai đoạn nhuận vận chuyển tiếp, thời gian 52 năm là một thời gian quá ngắn. Trời đất trả lại sự công bằng cho các anh hùng có công trong thời Tây Hán mà không được hưởng, chết oan ức thảm thương. 52 năm này là thời gian kéo dài của nhà Đông Hán, cuộc Tam Phân này ai có công có đức thì sẽ được thống nhất lãnh thổ và sẽ có một lịch số xứng đáng với việc làm của chính mình. Theo Lão nghĩ thì nhà Hán của họ Lưu từ Tiền Hán tức Tây Hán dài khoảng 200 năm. Sau đó Lưu Tú phục hưng lập ra nhà Hậu Hán tức Đông Hán cũng gần 200 năm. Sứ quân Lưu Dự Châu truyền được hai đời là 52 năm. Rồi qua thế kỷ thứ 10, thời Ngũ Đại có nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán và Hậu Chu. Nhà Hậu Hán này là nhà Nam Hán, chỉ kéo dài được khoảng 20 năm, khi thua trận cọc Bạch Đằng của nước An Nam thì cũng kết thúc luôn nhà Nam Hán.
Lưu Bị hỏi tiếp:
- Vậy thì có cơ hội nào nhà Đại Hán lại được dịp trung hưng nữa không ?
Mạch đất đế vương nhà Đại Hán làm vua thiên hạ đã tuyệt. Sau này đến thế kỷ thứ 14 thì có nhân tài tót chúng là Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn) một danh nho nhưng cũng chỉ là bề tôi cho thiên hạ sai bảo mà thôi.
*
Trong huyện thành Tân Dã, Lưu Huyền Đức thỉnh được Ngọa Long tiên sinh tức xính xáng Khổng Minh Gia Cát Lượng. Như mở cờ trong bụng bèn hạ lệnh cho toàn thể quân sĩ, cho đi phép thường niên, ít thì nửa tháng mà nhiều thì cả tháng, ai đảo ngũ thì nhân dịp này đảo ngũ luôn cho tiện sổ sách. Triệu Tử Long bẩm:
- Vậy 5000 ngàn quân của đại tướng Lã Khoáng và Lã Tường vừa mới về hàng thì sao?
- Cũng cho hưởng y như quân cơ hữu. Nhờ tướng quân thông báo đến các vị tướng lãnh và các tham mưu tối nay có một cuộc Hội Ý Giao Ban Đêm, mong các vị khanh gia tới cho đầy đủ.
Vừa đầy đủ các văn thần võ tướng, Lưu Bị đi một đường lả lướt là giới thiệu Rồng Nằm, mọi người vỗ tay. Lưu Bị phán:
- Trong các tướng lãnh, ai có ý kiến gì cần phát biểu, chia sẻ, trao đổi xin cứ tự tiện triển khai.
Thấy không ai có ý kiến ý cò gì, Thường Sơn Triệu Tử Long dơ tay xin phát biểu:
- Nghe danh quân sư từ lâu như sét đánh ngang tai, tối nay mới hân hạnh diện kiến. Mạt tướng xin hỏi hai câu: “một là mới đây khi không 5000 quân của Tào Tháo do đại tướng Lã Khoáng và Lã Tường chỉ huy, trận đánh chỉ có hai vi tướng quân tử trận, còn bao nhiêu binh sĩ về hàng chúng ta một lượt. Xin cho biết lý do? Câu hỏi thứ hai là tại sao Quân sư về với chúng ta thì mới thành Thế Chân Vạc (ba đỉnh)?”
Khổng Minh Gia Cát Lượng mỉm cười trả lời:
- Không có gì mà ngạc nhiên cả. Xin trả hỏi câu hỏi thứ hai trước. Thời nhà Tây Hán tướng quân là Kỷ Tín hy sinh cho Lưu Bang sớm quá. Chuyện như thế này, Khổng mỗ tiền kiếp là Khoái Triệt mưu sĩ của Hàn Tín tức Tam Tề Vương. Cuộc chiến giữa Hán và Sở dằng dai kéo dài chả thắng và chả thua. Mọi người cũng rất là mệt mỏi chán nản. Một hôm sứ thần của Hạng Võ mang bì thư và quà biếu, mời Hàn Tín về đầu hàng. Hàn Tín không chịu, Mỗ lúc đó góp ý là như vầy, bây giờ cái thế Trai Cò giằng co, Đại vương ngả về Hán thì Hán thắng mà ngả về Sở thì Sở thắng. Tại sao không nhân cơ hội này mình không chia ba thiên hạ, tự lập thành một nước riêng, chả ai làm gì được mình? Nhưng Hàn Tín nhớ đến cái thủa hàn vi đi câu cá độ nhật... và làm Chấp Kích Lang cho Hạng Vũ, nếu không có Lưu Bang kéo từ vũng bùn lên thì làm gì vinh hiển có ngày hôm nay? Thế là ô kê theo Lưu Bang cái một. Để có một ngày xấu trời bị trói như con heo nằm chèo queo sau xe. Rồi bị hạ xuống tước hầu, rồi bị kêu vào xơi một nhát kiếm ở gác chuông kết thúc đời thằng luồn khố. Sau đó thì Khổng Mỗ cũng thác, gặp mặt nhau dưới A Tỳ Địa Ngục mới hối tiếc không nghe lời khuyên của ta. Kiếp này đầu thai trở ại để ân đề nghĩa trả thì Khổng Mỗ một đường mà Hàn Tín Tam Tề Vương một nẻo. Dù không chung một mối nhưng ân tình xưa sau cũng vẫn còn là như vậy. Nên mới đây cuộc chiến giữa Tào Tháo với chúng ta, Tào Tháo đã giúp cho chúng ta một lúc 5000 quân. Với quân cũ bây giờ quân số tăng lên là 8000 quân. Tương lai sẽ còn giúp nữa, nếu các tướng lãnh không có gì thì thôi, ngược lại nếu có vấn đề gì thì xin cứ tự tiện vạch ra. Khổng mỗ sẽ nắm một lượt cho chắc và sẽ triển khai cho Lớn lên. Sẵn sàng bạch hóa mọi chuyện, không dấu diếm một điều gì sốt cả.
- Vị Sứ quân nổi lừng danh trong thiên hạ, giờ này vẫn chưa có đất cắm dùi, lêu têu như chó dái, chạy tới chạy lui. Vậy huynh thử gieo một quẻ Thái Ất xem hậu vận tương lai của Lưu Dự Châu ra nhẽ nào?
Bàng tiên sinh bèn móc trong túi ra ba đồng tiền điếu, lẩm nhẩm khấn khứa một lúc rồi quăng ra bàn, nhìn mặt đồng tiền xong bèn thu ba đồng tiền vào tay rồi quăng ra bàn một lần nữa, rồi thu ba đồng tiền cất vào túi. Từ từ lên tiếng
- Nói là gieo quẻ Thái Ất, thực ra là che mắt thế gian cho vui thôi. Nói tới số mệnh thì mỗi người sinh ra đều đã có một số mệnh được trời đất an bài sẵn rồi. Có người nhờ được hồng phước kiếp trước, công trạng kiếp trước trước, kiếp này cứ tọa hưởng kỳ thành ngồi mát ăn bát vàng, cứ chờ đến ngày đến tháng các quần tinh tụ hội, automatic chuyện đại sự sẽ thành, không thể nôn nóng được, và cũng không nên tiết lộ thiên cơ và thời cơ một cách tào lao. Lưu Sứ Quân vốn là Lương Vương Bành Việt tiền kiếp. Kiếp này có tả phù là Ngọa Long tiên sinh vốn là nhân tài Khoái Triệt, lý thuyết gia của kế sách chia ba thiên hạ và Bàng Sĩ Nguyên vốn là thầy bói Hứa Phụ. Hai người này là nhân tài tót chúng của vùng Nhã Nam Dĩnh Châu. Còn Hữu bật thì có Hạng Vũ tức Quan Vũ và Phàn Khoái tức Trương Phi, không ăn trùm được thiên hạ thì cũng ngang ngửa, chớ không thua thằng tây nào mà sợ?
Nghe vừa dứt thì Tư Mã Thủy Kính chen vào:
- Nói cái chuyện bói toán với tướng quân, có lẽ không hợp với ngài. Vậy lão phu xin diễn giải lại cái ý của huynh trưởng Bàng Tiên sinh. Trong cái cuộc đời, cái tên của cha mẹ mình đặt cho mình, có khi đó chính là định mệnh đã an bài. Chả hạn cuối đời nhà Đại Tần, anh hùng các lộ nổi lên chống bạo Tần, chỉ cần nghe đến cái tên thôi, cũng đã nhìn được cái Thành và cái Bại? Chứ không cần đánh đấm làm chi cho nó mệt, chả hạn như Hạng Võ (Vũ). Hạng là họ Hạng, Võ là Võ Phu, Hạng Võ Phu thì chỉ thành công trong cái địa hạt Võ Phu mà thôi. Ngoài cái chuyện đánh đấm ra thì bó tay. Còn Lưu Bang có nghĩa như sau: Lưu là họ Lưu mà có nghĩa là giữ, Bang là Một vùng đất hay nước. Lưu Bang có nghĩa đen rõ ràng là người giữ được nước. Sáu phần đất nước phía đông và phía bắc qua bản án cuả Tư Mã Trọng Tương đã được ban cho Tam Tề Vương Hàn Tín, ba phần tiếp là của Trường Sa Vương Anh Bố, phần còn lại là của sứ quân, không mất đi đâu mà sợ. Cứ đêm ngủ đẫy giấc, ngày xơi ba bữa, chuyện thiên hạ tự nhiên lù lù kéo tới. Lão phu xin nói cho rõ một lần nữa là: "Sứ quân tên thật là Lưu Bị, có nghĩa là giữ được một cái Bị đựng cơm, đựng mì gói, đã có một cái Bị vĩ đại thì tha hồ mà nhận được của bố thí của bá tánh, ăn một đời không hết thì ăn tiếp đời thứ hai.
Bàng tiền bối nói tiếp:
Lão coi thiên văn mấy ngày gần đây thì vận mạng của Lưu Sứ Quân bắt đầu hanh thông, sao Quả Tạ, sao Bị Gậy đã được chuyển đi nơi khác để ám quẻ người khác. Bầu trời Kinh Châu bây giờ sáng sủa hẳn ra, cố gắng kiếm địa chỉ và số phôn của Mr. Ngọa Long Khổng Minh Gia Cát Lượng rồi chọn ngày lành tháng tốt đến mời tiên sinh hạ san giúp sức thì cái chuyện thành công là chắc ăn như bắp!
Lưu Bị hỏi lại:
- Vậy thưa lão tiên sinh, cơ đồ của Bị này trong tương lai được bao nhiêu lịch số?
- Nói tới lịch số thì cũng hơi quá đáng. Thời Tam Quốc sẽ tới đây không thể coi là lịch số được, mà chỉ là một giai đoạn nhuận vận chuyển tiếp, thời gian 52 năm là một thời gian quá ngắn. Trời đất trả lại sự công bằng cho các anh hùng có công trong thời Tây Hán mà không được hưởng, chết oan ức thảm thương. 52 năm này là thời gian kéo dài của nhà Đông Hán, cuộc Tam Phân này ai có công có đức thì sẽ được thống nhất lãnh thổ và sẽ có một lịch số xứng đáng với việc làm của chính mình. Theo Lão nghĩ thì nhà Hán của họ Lưu từ Tiền Hán tức Tây Hán dài khoảng 200 năm. Sau đó Lưu Tú phục hưng lập ra nhà Hậu Hán tức Đông Hán cũng gần 200 năm. Sứ quân Lưu Dự Châu truyền được hai đời là 52 năm. Rồi qua thế kỷ thứ 10, thời Ngũ Đại có nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán và Hậu Chu. Nhà Hậu Hán này là nhà Nam Hán, chỉ kéo dài được khoảng 20 năm, khi thua trận cọc Bạch Đằng của nước An Nam thì cũng kết thúc luôn nhà Nam Hán.
Lưu Bị hỏi tiếp:
- Vậy thì có cơ hội nào nhà Đại Hán lại được dịp trung hưng nữa không ?
Mạch đất đế vương nhà Đại Hán làm vua thiên hạ đã tuyệt. Sau này đến thế kỷ thứ 14 thì có nhân tài tót chúng là Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn) một danh nho nhưng cũng chỉ là bề tôi cho thiên hạ sai bảo mà thôi.
*
Trong huyện thành Tân Dã, Lưu Huyền Đức thỉnh được Ngọa Long tiên sinh tức xính xáng Khổng Minh Gia Cát Lượng. Như mở cờ trong bụng bèn hạ lệnh cho toàn thể quân sĩ, cho đi phép thường niên, ít thì nửa tháng mà nhiều thì cả tháng, ai đảo ngũ thì nhân dịp này đảo ngũ luôn cho tiện sổ sách. Triệu Tử Long bẩm:
- Vậy 5000 ngàn quân của đại tướng Lã Khoáng và Lã Tường vừa mới về hàng thì sao?
- Cũng cho hưởng y như quân cơ hữu. Nhờ tướng quân thông báo đến các vị tướng lãnh và các tham mưu tối nay có một cuộc Hội Ý Giao Ban Đêm, mong các vị khanh gia tới cho đầy đủ.
Gia Cát Lượng, được Tư Mã Huy tiến cử với Lưu Bị
Vừa đầy đủ các văn thần võ tướng, Lưu Bị đi một đường lả lướt là giới thiệu Rồng Nằm, mọi người vỗ tay. Lưu Bị phán:
- Trong các tướng lãnh, ai có ý kiến gì cần phát biểu, chia sẻ, trao đổi xin cứ tự tiện triển khai.
Thấy không ai có ý kiến ý cò gì, Thường Sơn Triệu Tử Long dơ tay xin phát biểu:
- Nghe danh quân sư từ lâu như sét đánh ngang tai, tối nay mới hân hạnh diện kiến. Mạt tướng xin hỏi hai câu: “một là mới đây khi không 5000 quân của Tào Tháo do đại tướng Lã Khoáng và Lã Tường chỉ huy, trận đánh chỉ có hai vi tướng quân tử trận, còn bao nhiêu binh sĩ về hàng chúng ta một lượt. Xin cho biết lý do? Câu hỏi thứ hai là tại sao Quân sư về với chúng ta thì mới thành Thế Chân Vạc (ba đỉnh)?”
Khổng Minh Gia Cát Lượng mỉm cười trả lời:
- Không có gì mà ngạc nhiên cả. Xin trả hỏi câu hỏi thứ hai trước. Thời nhà Tây Hán tướng quân là Kỷ Tín hy sinh cho Lưu Bang sớm quá. Chuyện như thế này, Khổng mỗ tiền kiếp là Khoái Triệt mưu sĩ của Hàn Tín tức Tam Tề Vương. Cuộc chiến giữa Hán và Sở dằng dai kéo dài chả thắng và chả thua. Mọi người cũng rất là mệt mỏi chán nản. Một hôm sứ thần của Hạng Võ mang bì thư và quà biếu, mời Hàn Tín về đầu hàng. Hàn Tín không chịu, Mỗ lúc đó góp ý là như vầy, bây giờ cái thế Trai Cò giằng co, Đại vương ngả về Hán thì Hán thắng mà ngả về Sở thì Sở thắng. Tại sao không nhân cơ hội này mình không chia ba thiên hạ, tự lập thành một nước riêng, chả ai làm gì được mình? Nhưng Hàn Tín nhớ đến cái thủa hàn vi đi câu cá độ nhật... và làm Chấp Kích Lang cho Hạng Vũ, nếu không có Lưu Bang kéo từ vũng bùn lên thì làm gì vinh hiển có ngày hôm nay? Thế là ô kê theo Lưu Bang cái một. Để có một ngày xấu trời bị trói như con heo nằm chèo queo sau xe. Rồi bị hạ xuống tước hầu, rồi bị kêu vào xơi một nhát kiếm ở gác chuông kết thúc đời thằng luồn khố. Sau đó thì Khổng Mỗ cũng thác, gặp mặt nhau dưới A Tỳ Địa Ngục mới hối tiếc không nghe lời khuyên của ta. Kiếp này đầu thai trở ại để ân đề nghĩa trả thì Khổng Mỗ một đường mà Hàn Tín Tam Tề Vương một nẻo. Dù không chung một mối nhưng ân tình xưa sau cũng vẫn còn là như vậy. Nên mới đây cuộc chiến giữa Tào Tháo với chúng ta, Tào Tháo đã giúp cho chúng ta một lúc 5000 quân. Với quân cũ bây giờ quân số tăng lên là 8000 quân. Tương lai sẽ còn giúp nữa, nếu các tướng lãnh không có gì thì thôi, ngược lại nếu có vấn đề gì thì xin cứ tự tiện vạch ra. Khổng mỗ sẽ nắm một lượt cho chắc và sẽ triển khai cho Lớn lên. Sẵn sàng bạch hóa mọi chuyện, không dấu diếm một điều gì sốt cả.
Chu Vương Miện
No comments:
Post a Comment