Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, January 19, 2023

LỤC XUẤT KỲ SƠN, NGỤY DIÊN –Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện



Tư Mã Ý là nguyên soái cuả quân Tào Ngụy, đón sứ giả của Thục quốc rất là trọng thể. Sứ giả đưa thư và một gói đồ của Gia cát Khổng Minh. Trọng Đạt mở thư và đồ ra coi. Thư thì có ý coi thường không dám xuất quân nghinh chiến, còn đồ là một bộ quần áo đàn bà và các vật gia dụng guốc dép son phấn. Tư Mã Ý khen ngợi thừa tướng Khổng Minh không hết lời rồi nói với sứ giả:

- Ba cha con cuả Tư Mã Ý này, mà Gia Cát thừa tướng chỉ ban cho có một bộ quần áo, thì ai mặc ai đừng? Kỳ sau tôn sứ có qua, xin cho thêm hai bộ đồ mới nữa.
 
Nói rồi kêu người ra đo thước tấc cho Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu, giao tận tay và dặn sứ giả:

- Thừa tướng mang quân đi đánh quân Nguỵ Tào là quyền cuả thừa tướng. Còn trấn giữ ở Kỳ Sơn cửa ngõ cuả Hán Trung là trách nhiệm cuả ta. Vậy vần đề đánh hay giữ là quyền cuả người làm tướng, giữ làm sao mà không mất thành cũng là tạm được rồi.
Sứ giả nhà Thục Hán kiếu từ ra về, tuần sau lại qua ngay, mang theo hai bộ đồ đàn bà cùng son phấn giầy dép nữa. Hai bộ sau này lòe loạt hoa hòe hoa sói hơn bộ trước  nhiều. Tư Mã Ý mở tiệc khoản đãi, trong tiệc Tư Mã Ý hỏi sứ giả:

- Chắc thừa tướng Gia Cát Lượng làm việc mệt nhọc lắm?
 
Sứ giả trình bày:

- Nhập gia tuỳ tục, nhập giang tuỳ khúc. Thực ra kẻ hèn này cũng có theo đòi nghiên bút, nhưng thực ra làm quan cho nhà Thục Hán trên hai mươi năm nay. Tại hạ cũng chả hiểu ất giáp gì cả, nước thì chia ra làm hai phần, đại thừa tướng ngoại vụ là Vũ Hương Hầu Khổng Minh Gia Cát Lượng lo việc đánh dẹp, bình định. Còn Phó thừa tướng nội vụ là Vú Anh Hầu Triệu Tử Long, kiêm nhiệm Cửu Môn đề đốc và Ngự Lâm Quân. 

- Nhiệm vụ cuả đại thừa tướng thì Ý này tạm hiểu, nhưng nhiệm vụ cuả phó thừa tướng thì Ý này đành khoanh tay mà chịu thôi!

- Trước đây trên hai mươi ba năm, Tôn phu nhân về Đông Ngô thăm nhà, thăm Ngô Quốc Thái, thăm huynh trưởng, dẫn theo tiểu chủ là Á Đẩu. Quân sư Khổng Minh, tướng Triệu Vân, tướng Trương Dục Đức dùng chiến thuyền đoạt tiểu chủ về. Từ đó tướng Triệu Vân được đặc trách chăm nuôi tiểu chủ. Sáng nào cũng vậy, tướng quân Triệu Tử Long đổ sữa lon con chim ra chai bằng thuỷ tinh, đổ nước sôi vào, lắc lắc lên mấy cái, rồi cho tiểu chủ Ả Đẩu uống. Uống xong màn sữa thì ăn qua chè lục tàu xá, ăn thêm chén chí mà phù rồi uống hồng trà. Có khi còn xi cho tiểu chủ đi đái nữa. Cứ nội vụ thì Vú Anh Hầu Triệu Tử Long lo. Đôi khi ngài đau hoặc nghỉ phép thường niên hoặc vì một công vụ đặc biệt nào đó, thì công việc cao quí thân thiết này lại đích thân đại thừa tướng Khổng Minh lo. Thành ra dù có gần ba mươi tuổi, thì Hậu Chuá Thục Hán cũng chỉ là “xô lộc cố” mà thôi. Ngoài uống sữa, ăn bánh màn thầu, dào cháo quẩy, uống thanh hồng trà, moị việc Hậu chúa giao khoán cho hai vị chánh và phó thừa tướng khanh gia lo liệu cả!

- Thế thì cũng tốt thôi?

 *
Phái đoàn Thục Hán ở chơi vài ngày ở quân doanh Tư Mã Ý nguyên soái. Ngày hôm sau thì Tư Mã Ý theo sứ giả qua trại của Khổng Minh diện kiến, Tư Mã Ý chỉ thị cho hai con trai như sau:
- Tư Mã Sư ở lại giúp cha giữ thành, còn Tư mã Chiêu lấy một nửa quân số nơi đây mang về giao cho Bộ Quốc Phòng ở Hứa Đô để lập thủ tục cho giải ngũ, vì cha thấy nhu cầu chiến trận Kỳ Sơn không còn cần thiết cho lắm.
Hôm sau thì cứ y như vậy mà thi hành. Đoàn quân cuả Tư Mã Chiêu đi khỏi. Tư Mã Ý bèn mặc nguyên con bộ quần áo bà ba đàn bà mà thừa tướng Khổng Minh ban cho, kèm theo guốc cao gót, bóp đầm, dù Tây nữa, y như Cô Thắm về làng vậy, cùng đi với sứ thần Thục Hán. Thừa Tướng Gia Cát cùng toàn bộ tướng lãnh trấn thủ Kỳ Sơn hiếu kỳ ra tận đàng xa đón rước. Thừa tướng ra lệnh cấp kỳ làm tiệc chiêu đãi. Rất tiếc trong buổi tiệc này không có mặt tướng Nguỵ Diên vì có việc quân ở xa. Trong quân doanh thì ngoài Gia Cát tiên sinh ra còn có trưởng sử Dương Nghi, Đại tướng Khương Bá Ước, Mã Đại…
 
Tư Mã Ý lên tiếng trước:

- Thưa niên trưởng thừa tưởng, tiểu đệ vốn là cháu goị Tư Mã Thuỷ Kinh là bác (giòng trên) còn phụ thân của tiểu đệ là Tư Mã Thuỷ Ngân giòng dưới, nhưng không cùng sinh sống ở vùng Nhã Nam Tương Dương này, thành ra nghe tiếng huynh và các danh nhân lẫy lừng vùng Tân Dã  như sét đánh bên tai, rất là ngưỡng mộ, cũng may là tiểu đệ mới đựợc Nguỵ Vương Tào Duệ cho về chăn gà cũng trên 10 niên rồi!

Khổng Minh Gia cát Lượng nói:

- Thôi, đường đất quá xa xôi, gặp nhau nơi này thì rất tốt. Vậy xin hỏi hiền đệ là tài cuả huynh chả thua thằng tây đen nào cả, mà hai mươi bẩy năm này muá may quay cuồng đủ thứ mà chả đựợc một cái tích sự gì cả nguyên nhân do đâu? do người? do trời?

- Trước đây 27 năm, Thôi Châu Bình đã trả lời Lưu Huyền Đức rồi. Tiểu đệ không lặp lại những câu nói đó làm gì cho mất thì giờ. Thì như huynh đã rõ “thiên thời, điạ lợi, nhân hoà” cái chuyện huynh thất bại là cái chuyện chung chung, sách vở mưu lược thì quanh quẩn cũng trong Tôn Ngô binh pháp mà kẻ thành người bại. Xin trình bày vài ý kiến thô thiển cuả tiểu đệ về trường hợp cuả huynh. Đây nói về điạ dư nhân văn vùng Vân Nam đi xuống là nước Lão Qua (Ai Lao). Dân tộc này có liên hệ gần xa với nước Thái Tạng, đời sống giản dị. Buổi sáng, gia đình nấu một chõ xôi, chia ra cho đủ mỗi người một gói. Đàn ông đàn bà ra rừng, ra ruộng, làm tà tà, trưa ăn xôi, uống nước, hút thuốc lào, nhìn trời nhìn đất, tối về nhà ngủ khỏe ru. Sau đó họ bị nước lớn chia họ ra làm hai nước, phát súng đạn cho họ rồi bảo họ “bắn nhau”. Họ đều mang vũ khí đạn dược ra “Cánh đồng Chum” quăng cả xuống đó. Đấy nói về vùng đất Vân Nam, đất này cho đến bây giờ thời Tam Quốc vẫn là vùng đất bỏ hoang, không ai làm chủ và chiếm hữu. Hiện sống rải rác trên vùng đất này có khoảng cả 100 dân tộc thiểu số, đa số là người Miêu và Bà Di, nhưng có rất nhiều loại thảo mộc cực độc và nhiều loại mãng xà cực độc. Dân chết dài dài, ngay cả Ngũ Độc Giáo chuyên trị về độc mà đôi khi chết gần hết cả giáo phái. Ngay đất Tứ Xuyên tức Ba Thục ngày nay là vùng đất khỉ ho cò gáy, ngày xưa nhà Hạ nhà Thương, nhà Chu chỉ dùng làm chỗ đầy aỉ tù nhân. Vùng đất ngang dọc cả 2 ngàn dặm thời tiết khắc nghiệt, đường xá khó khăn, phải dùng tới 300 dặm sạn đạo. Dân cư nghèo khó vất vả nhất là tính hiền hoà “lại không ưa đánh nhau?” Làm sao mà huynh trưởng mang sở trường và sở đoản sở học ra mà thi thố nơi chốn này cho được. Nói tóm lại, nói nôm na như vầy cho nó rõ nghĩa:

- Dân Phi Châu, bình thường tóc đã quăn tít thò lò, thì bất cứ ai có nghề “cúp tóc” sang bên đó hành nghề thì cũng đành bó tay! Cũng như dận Ả Rập, toàn quấn vải trên người hoặc xà rông... thì cái nghề may sang đó cũng đành chiụ! Tài cuả huynh thì chả thua ai, hơn xa cả Khương Thượng Tử Nha, ăn đứt cả Trương Tử Phòng! Nhưng nhân hoà thì chỉ như thế đó. Làm sao mà vận động lên được? Với nưã theo di mệnh cuả TàoTháo và Tào Duệ luôn luôn để yên mặt phiá Tây (tức Ích Châu) cho giòng dõi Lưu Bị làm đất cắm dùi. Chẳng qua cũng vì nể mặt huynh, bao giờ huynh kéo quân ra Kỳ sơn, thì quân Bắc Ngụy mang quân ra chặn, chứ tuyệt đối không dám đánh lại, đánh giữ chừng vài tháng quân Ba Thục hết lương thực thì tự động  rút lui. Với nữa, cuộc chiến Tam Quốc là cuộc chiến “nhuận vận” câu giờ để chuyển qua chế độ khác!
 
*
Theo đúng bài bản, kịch bản đã học thuộc lòng thì ngôi sao bản mệnh cuả Khổng Minh Gia Cát Lượng khi mờ khi tỏ, nhưng ánh sáng yếu lắm, sau đó thì rụng xuống cái đạch. Gia Cát ngỏm ngay ở đồi Ngũ Trượng Nguyên, thuộc điạ phận Kỳ Sơn thọ 54 tuổi. Xác thật thì được Khương Duy và Dương Nghi bỏ vào trong một cái quan tài bằng gỗ, hộ tống mang cấp kỳ về kinh đô Ba Thục để làm ma chay. Còn Nguỵ Diên thì mang pho tượng gỗ cuả Khổng Minh để trên cái xe bốn bánh thường nhật đẩy ra trận. Cha con Tư Mã Ý, Tư Mã Sư mặc quần áo liền bà, mang dép nhật, ngồi trên lưng ngưạ thấy vậy bèn nhẩy phăng xuống đất, nhìn pho tượng gỗ Khổng Minh rồi quì xuống lậy mỗi người bốn lạy. Lạy xong lên ngựa ngoắc tay ra hiệu cho quân Tào Ngụy tháo rút lui tức thì...
 
chuvươngmiện

No comments: