Trước khi vào bài thơ, xin được ghi ra vài hàng về lễ Vu lan - mùa báo hiếu: mùa báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ngày rằm tháng bảy âm lịch là ngày lễ Vu Lan hằng năm, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung; tức cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Rằm tháng 7 năm nay, 2022 sẽ rơi vào thứ Sáu 12 tháng 8 dương lịch.
“Vu lan” là cách viết tắt của “Vu lan bồn”, tiếng Phạn là “Ullambana”, phiên âm Phạn-Hán là Ô-lam-bà-noa. Ullambana có gốc từ động từ “ud-lamb” nghĩa là “treo (ngược) lên” (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; và “bana” nghĩa là “cứu giúp”. Như vậy chúng ta có thể hiểu từ “Vu lan bồn” có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng.
“Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh”, gọi tắt là “Kinh Vu Lan Bồn”, là một bộ kinh Đại thừa, bao gồm một “pháp thoại”, được cho là Đức Phật Thích Ca dạy Tôn giả Mục Kiền Liên cách thực hành Đạo Hiếu.
Truyền thống Phật giáo Bắc truyền cho rằng kinh “Vu Lan Bồn” đã được Hán dịch từ tiếng Phạn bởi cao tăng Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa /Đàm Ma La Sát), vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV.
Nhân mùa báo hiếu, tôi post bài thơ nhớ mẹ:
VU LAN LẠI VỀBao năm rồi vẫn thiết thaNhững lời mẹ dặn trước giờ ra điCa dao lục bát khắc ghiHành trang cuộc lữ phòng khi nhớ vềMùa về đất khách buồn thêMẹ ơi con nhớ não nề lời ru"Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh chầy thức đủ vừa năm"Mẹ đâu còn mà thức đủ vừa năm?Tôi ơi đã đến mùa rằm Vu LanÁo người cài đóa hoa hồng [*]Riêng tôi hoa trắng nỗi lòng tôi đauLâu rồi từ cuộc ba đàoCon không gặp mẹ ru câu ru buồnThì thôi ba nén trầm hươngVu Lan kinh tụng nhớ thương dâng ngườiMẹ rồi một áng mây trôiTôi người lữ thứ bên đời trầm luân.............[*] Hoa hồng: còn mẹ; hoa trắng: mất mẹ(Bông hồng cài áo - Thích Nhất Hạnh)
Nguyên Lạc
No comments:
Post a Comment