(PHẦN I)
Chỉ cần mở trang đầu tiên của tập thơ “Khúc Thụy Du” của Trần Mai Ngân, ta gặp ngay lời đề bạt, thì ta có cảm tưởng mình bước vào trong giấc thụy du rồi. Người viết xin trích lượt một vài câu thôi:
“Trong đêm tĩnh mịch, trong đêm u hoài tôi luôn thầm gọi yêu dấu”. “Trong đêm như thế tôi làm thơ”. “Mai nầy một sớm Thu hay Đông tôi sẽ thành tro bụi”. “Hãy nhớ đến cuộc tình của tôi nó là GIẤC THỤY DU có thật”.
Mở tiếp trang thứ hai, ta đọc ngay một bài thơ hay “Có những điều đốt mãi chẳng thành tro…” kèm theo hai tấm ảnh tác giả mặc váy đen hoa, quàng khăn đỏ vừa đoan trang lại vừa quý phái. Bài thơ có 12 câu, vui lòng cho tôi cắt bớt còn lại 6 câu, 6 câu nầy nói lên cái ý chính của thơ:
“Có những điều đốt mãi chẳng thành tro
Như vậy đó – bởi tình em bất tử”
“Một đóm lửa trên môi dù rạng ngời
Làm ấm áp và soi vào Đông tối”
“Vắn hay dài – Hoang vu hay đông đảo
…Có những điều đốt mãi chẳng thành tro!”
Chỉ cần đọc hai trang đầu ta có thể khái niệm hồn thơ trong “Giấc Thụy Du”, một hồn thơ chất chứa nhiều suy nghiệm với những băn khoăn của một giấc mơ dài trong cuộc đời hiện thực.
Trần Mai Ngân viết về tình yêu, thì tình yêu như giác thụy du nhưng không huyễn hoặc, thắm thiết trong từng sát na và đẹp như trăng huyền ảo.
Bài thơ có 19 câu, người viết xin rút ngắn lại:
“Em biết
Trăng thu huyền ảo lắm”
“Em biết
Trong khúc quanh đồng vọng
Dư âm của dấu yêu”
“Em biết và em sống
Trong từng sát na yêu
Nghe hương đời tan biến
Rót trong nhau đủ điều!
Em biết và em sống! Em biết và em sống!”
(Khúc Thụy Du)
Đọc bài thơ nầy tôi gần như bật lên tiếng khóc khi nhớ lại “những khúc quanh” của đời tôi “đồng vọng” tiếng yêu. Chỉ một tứ thơ trên cũng đủ làm cho bài thơ bay lên trời cao, huống chi còn “trong từng sát na yêu/ Nghe hương tan biến/ rót trong nhau đủ diều” và nhiều tứ thơ không thể nói hết trong bài bình thơ ngắn gọn nầy.
Trần Mai Ngân tương tư ư? Nỗi niềm chỉ bằng “hạt bụi” mà làm vàng cả thế gian: (Bài thơ cũng được cắt gọn)
“Tương tư em hạt bụi
Tàn phai đóa hoa môi”
“Vàng cả thu không ngủ
Ngoài phố xe chạy vòng
Đường nhuộm vàng thinh không!”
(Tương Tư Đêm Mầu vàng)
Với tôi cái tứ thơ “ngoài phố xe chạy vòng” đã lột tả hết tâm trạng của người tương tư. Những hình ảnh khác còn lại trong thơ chỉ là gam màu để hình ảnh chính nổi lên trong bức tranh màu vàng tuyệt vời
Trần Mai Ngân Uống rượu ư? Tôi nhớ mình đọc thơ uống rượu đã nhiều, thơ hay thì có nhưng làm cho tôi xúc động thì không. Một lần nhờ đọc bài thơ uống rượu của Trần Mai Ngân, tôi xúc động và cảm tác được một bài uống rượu, nhận được nhiều lời khen nức nở. Hãy nghe cái say của Trần Mai Ngân trong chiều ba mươi tết. Bài thơ tuy dài cũng được cắt gọn lại còn mấy câu nhưng nỗi niềm của thơ chắc chắn kéo dài trong lòng ta khó mà quên được:
“Tiễn năm cũ
Tớ một ly, cậu một ly”
“Tà huy trên tóc cậu
Vàng cả lòng, Tớ nao nao”
“Tiễn năm cũ
Tớ, cậu không ai bịn rịn
Tớ một ly, Cậu một ly
Không nói nhau câu phân kỳ”
“Sao cậu lại lệ tràn mi
Nào
Tớ một ly, Cậu một ly!”
Chỉ mấy ý thơ thôi nhưng làm ta cảm thấy ly rượu tràn tình bạn thắm thiết, tràn nỗi buồn diệu vợi của thời gian trên mái tóc, tràn màu sắc của buổi chiều ba mươi tết trong tâm trạng của hai người và của cả trong ta một chiều ba mươi nào đó trong đời.
Trần Mai Ngân viết về đời ư? Có nhiều! Người viết không thể đem hết vào đây những bài thơ hay câu thơ mình tâm đắc. Chỉ nói rằng trong “Giấc Thụy Du” những bài thơ viết về đời không đem cái suy tư do học, do đọc mà có. Đó là những suy tư bởi một tâm hồn thơ trãi nghiệm trong đời sống của chính mình, nhờ đó ta đọc thơ như thấy những bức tranh “treo lên” đẹp và lạ trước mắt ta:
Treo trái tim với vạn lần thành ý
Cứ đong đưa một cõi đi về
Cơn mai dài ngộp thở bến mê
Và tỉnh giấc…Tôi ơi! độ lượng!
(Treo…)
Ta như hoa – mai rồi cũng xa
Người như sương – mai rồi cũng tan
Chỉ cần mở trang đầu tiên của tập thơ “Khúc Thụy Du” của Trần Mai Ngân, ta gặp ngay lời đề bạt, thì ta có cảm tưởng mình bước vào trong giấc thụy du rồi. Người viết xin trích lượt một vài câu thôi:
“Trong đêm tĩnh mịch, trong đêm u hoài tôi luôn thầm gọi yêu dấu”. “Trong đêm như thế tôi làm thơ”. “Mai nầy một sớm Thu hay Đông tôi sẽ thành tro bụi”. “Hãy nhớ đến cuộc tình của tôi nó là GIẤC THỤY DU có thật”.
Mở tiếp trang thứ hai, ta đọc ngay một bài thơ hay “Có những điều đốt mãi chẳng thành tro…” kèm theo hai tấm ảnh tác giả mặc váy đen hoa, quàng khăn đỏ vừa đoan trang lại vừa quý phái. Bài thơ có 12 câu, vui lòng cho tôi cắt bớt còn lại 6 câu, 6 câu nầy nói lên cái ý chính của thơ:
“Có những điều đốt mãi chẳng thành tro
Như vậy đó – bởi tình em bất tử”
“Một đóm lửa trên môi dù rạng ngời
Làm ấm áp và soi vào Đông tối”
“Vắn hay dài – Hoang vu hay đông đảo
…Có những điều đốt mãi chẳng thành tro!”
Chỉ cần đọc hai trang đầu ta có thể khái niệm hồn thơ trong “Giấc Thụy Du”, một hồn thơ chất chứa nhiều suy nghiệm với những băn khoăn của một giấc mơ dài trong cuộc đời hiện thực.
Trần Mai Ngân viết về tình yêu, thì tình yêu như giác thụy du nhưng không huyễn hoặc, thắm thiết trong từng sát na và đẹp như trăng huyền ảo.
Bài thơ có 19 câu, người viết xin rút ngắn lại:
“Em biết
Trăng thu huyền ảo lắm”
“Em biết
Trong khúc quanh đồng vọng
Dư âm của dấu yêu”
“Em biết và em sống
Trong từng sát na yêu
Nghe hương đời tan biến
Rót trong nhau đủ điều!
Em biết và em sống! Em biết và em sống!”
(Khúc Thụy Du)
Đọc bài thơ nầy tôi gần như bật lên tiếng khóc khi nhớ lại “những khúc quanh” của đời tôi “đồng vọng” tiếng yêu. Chỉ một tứ thơ trên cũng đủ làm cho bài thơ bay lên trời cao, huống chi còn “trong từng sát na yêu/ Nghe hương tan biến/ rót trong nhau đủ diều” và nhiều tứ thơ không thể nói hết trong bài bình thơ ngắn gọn nầy.
Trần Mai Ngân tương tư ư? Nỗi niềm chỉ bằng “hạt bụi” mà làm vàng cả thế gian: (Bài thơ cũng được cắt gọn)
“Tương tư em hạt bụi
Tàn phai đóa hoa môi”
“Vàng cả thu không ngủ
Ngoài phố xe chạy vòng
Đường nhuộm vàng thinh không!”
(Tương Tư Đêm Mầu vàng)
Với tôi cái tứ thơ “ngoài phố xe chạy vòng” đã lột tả hết tâm trạng của người tương tư. Những hình ảnh khác còn lại trong thơ chỉ là gam màu để hình ảnh chính nổi lên trong bức tranh màu vàng tuyệt vời
Trần Mai Ngân Uống rượu ư? Tôi nhớ mình đọc thơ uống rượu đã nhiều, thơ hay thì có nhưng làm cho tôi xúc động thì không. Một lần nhờ đọc bài thơ uống rượu của Trần Mai Ngân, tôi xúc động và cảm tác được một bài uống rượu, nhận được nhiều lời khen nức nở. Hãy nghe cái say của Trần Mai Ngân trong chiều ba mươi tết. Bài thơ tuy dài cũng được cắt gọn lại còn mấy câu nhưng nỗi niềm của thơ chắc chắn kéo dài trong lòng ta khó mà quên được:
“Tiễn năm cũ
Tớ một ly, cậu một ly”
“Tà huy trên tóc cậu
Vàng cả lòng, Tớ nao nao”
“Tiễn năm cũ
Tớ, cậu không ai bịn rịn
Tớ một ly, Cậu một ly
Không nói nhau câu phân kỳ”
“Sao cậu lại lệ tràn mi
Nào
Tớ một ly, Cậu một ly!”
Chỉ mấy ý thơ thôi nhưng làm ta cảm thấy ly rượu tràn tình bạn thắm thiết, tràn nỗi buồn diệu vợi của thời gian trên mái tóc, tràn màu sắc của buổi chiều ba mươi tết trong tâm trạng của hai người và của cả trong ta một chiều ba mươi nào đó trong đời.
Trần Mai Ngân viết về đời ư? Có nhiều! Người viết không thể đem hết vào đây những bài thơ hay câu thơ mình tâm đắc. Chỉ nói rằng trong “Giấc Thụy Du” những bài thơ viết về đời không đem cái suy tư do học, do đọc mà có. Đó là những suy tư bởi một tâm hồn thơ trãi nghiệm trong đời sống của chính mình, nhờ đó ta đọc thơ như thấy những bức tranh “treo lên” đẹp và lạ trước mắt ta:
Treo trái tim với vạn lần thành ý
Cứ đong đưa một cõi đi về
Cơn mai dài ngộp thở bến mê
Và tỉnh giấc…Tôi ơi! độ lượng!
(Treo…)
Ta như hoa – mai rồi cũng xa
Người như sương – mai rồi cũng tan
VẾT DẤU CŨ IN TRONG NẮNG MỚI
VƯƠNG ĐỌNG DƯ HƯƠNG VẪN NGỠ NGÀNG!
(Sương Và Hoa)
“Tôi khắc bức Phù Điêu
Lên Tâm tường vách em”
“Ai đọa đày bổn tôi
Tâm tường vách bạc tôi
Yết Đế ! Yết Đế!... Tôi
Ba La Tăng Yết Đế!!!”
Bài thơ “Yết Đế! Yết Đế! Yết Đế!” có 20 câu. Đọc bài thơ ta thấy cái triết lý “qua bờ bên kía cùng reo vui” của Phật giáo khao khát biết bao trong lòng tác giả khi cuộc đời đã khắc bức phù điều đọa đày lên tâm hồn tác giả như “tấm tường vách bạc”. Đọc bài thơ ta cũng thấy Trần Mai Ngân viết về đời trong sự suy nghiệm bởi chính mình, mượn triết lý sống của đời làm bối cảnh để gởi cái ý tứ của mình vào đó, không nói lại cái của người.
Ta hãy đọc khổ đầu trong bài thơ “Im Lặng” của Trần Mai Ngân:
“Có những điều...
Em im lặng và anh không nói
Đôi khi là ngọn gió của Thu
Rất nhẹ nhàng khe khẽ như ru
Đến tuyệt đỉnh tình yêu mộng ảo...”
Trần Mai Ngân cho người yêu của họ và ta biết bằng lời nói không nói hết được tiếng của con tim. Khi yêu, hạnh phúc hay đau khổ của ai thì người ấy biết. Có “căn phòng bí mật” trong ta mà Thượng Đế không cho ai bước vào dầu kẻ ấy là một nửa của ta. Vậy tốt hơn là “Im Lặng”.
VƯƠNG ĐỌNG DƯ HƯƠNG VẪN NGỠ NGÀNG!
(Sương Và Hoa)
“Tôi khắc bức Phù Điêu
Lên Tâm tường vách em”
“Ai đọa đày bổn tôi
Tâm tường vách bạc tôi
Yết Đế ! Yết Đế!... Tôi
Ba La Tăng Yết Đế!!!”
Bài thơ “Yết Đế! Yết Đế! Yết Đế!” có 20 câu. Đọc bài thơ ta thấy cái triết lý “qua bờ bên kía cùng reo vui” của Phật giáo khao khát biết bao trong lòng tác giả khi cuộc đời đã khắc bức phù điều đọa đày lên tâm hồn tác giả như “tấm tường vách bạc”. Đọc bài thơ ta cũng thấy Trần Mai Ngân viết về đời trong sự suy nghiệm bởi chính mình, mượn triết lý sống của đời làm bối cảnh để gởi cái ý tứ của mình vào đó, không nói lại cái của người.
Ta hãy đọc khổ đầu trong bài thơ “Im Lặng” của Trần Mai Ngân:
“Có những điều...
Em im lặng và anh không nói
Đôi khi là ngọn gió của Thu
Rất nhẹ nhàng khe khẽ như ru
Đến tuyệt đỉnh tình yêu mộng ảo...”
Trần Mai Ngân cho người yêu của họ và ta biết bằng lời nói không nói hết được tiếng của con tim. Khi yêu, hạnh phúc hay đau khổ của ai thì người ấy biết. Có “căn phòng bí mật” trong ta mà Thượng Đế không cho ai bước vào dầu kẻ ấy là một nửa của ta. Vậy tốt hơn là “Im Lặng”.
Rồi ta hãy nghe tiếp Trần Mai Ngân thỏ thẻ với chàng:
“Những điều ấy
Em im lặng và anh không nói
Chỉ âm thanh sóng gió biển khơi
Cuộn chúng mình ném giữa cuộc chơi
Của đời sống mông lung huyền ảo
Anh có hiểu
... những điều ta không nói
Nào xa xôi nào ngăn cách đâu anh
Biển với Trời kề gần sát rất xanh
Mà sao lạ, mà mong manh đến vậy!”
Trần Mai Ngân muốn gởi nhưng điều mà mình không nói vào tiếng sóng biển khơi. Cô muốn tiếng sóng sẽ cuộn nó đi như bao điều của cuộc sống tan vào trong mông lung huyền ảo. Việc ấy chỉ là ước muốn không thành. Bởi vì nếu nó cuộn đi được thì nhà thơ sẽ không còn khắc khỏi để phải than rằng: “Biển với trời kề gần sát rất xanh/ Mà sao lạ, mà mong manh đến vậy!”. Biển và trời cũng như anh và em, phần xác là một nửa của nhau nhưng phần hồn vẫn là hai riêng biệt. Không thế mà khi Thương Đế lấy xương sườn của người nam A- Đam làm ra người nữ Ê-Va thì A-Đam chỉ công nhận rằng “người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra” chớ không nói đến phần hồn. Trần Mai Ngân biết thế nên câu thơ như cất tiếng kêu than cho một điều phi lý.
Trong khuôn khổ một bài viết đăng trên facebook phải ngắn, cho nên “Thơ Trần Mai Ngân - Một Giấc Thuy Du Giữa Đời” xin ngừng ở đây. Châu Thạch sẽ tiếp tục đăng phần II sau. Mong quý vị đón đọc để hiểu thêm về một cây bút nữ tài hoa ở miền sông nước Vĩnh Long!
Châu Thạch
“Những điều ấy
Em im lặng và anh không nói
Chỉ âm thanh sóng gió biển khơi
Cuộn chúng mình ném giữa cuộc chơi
Của đời sống mông lung huyền ảo
Anh có hiểu
... những điều ta không nói
Nào xa xôi nào ngăn cách đâu anh
Biển với Trời kề gần sát rất xanh
Mà sao lạ, mà mong manh đến vậy!”
Trần Mai Ngân muốn gởi nhưng điều mà mình không nói vào tiếng sóng biển khơi. Cô muốn tiếng sóng sẽ cuộn nó đi như bao điều của cuộc sống tan vào trong mông lung huyền ảo. Việc ấy chỉ là ước muốn không thành. Bởi vì nếu nó cuộn đi được thì nhà thơ sẽ không còn khắc khỏi để phải than rằng: “Biển với trời kề gần sát rất xanh/ Mà sao lạ, mà mong manh đến vậy!”. Biển và trời cũng như anh và em, phần xác là một nửa của nhau nhưng phần hồn vẫn là hai riêng biệt. Không thế mà khi Thương Đế lấy xương sườn của người nam A- Đam làm ra người nữ Ê-Va thì A-Đam chỉ công nhận rằng “người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra” chớ không nói đến phần hồn. Trần Mai Ngân biết thế nên câu thơ như cất tiếng kêu than cho một điều phi lý.
Trong khuôn khổ một bài viết đăng trên facebook phải ngắn, cho nên “Thơ Trần Mai Ngân - Một Giấc Thuy Du Giữa Đời” xin ngừng ở đây. Châu Thạch sẽ tiếp tục đăng phần II sau. Mong quý vị đón đọc để hiểu thêm về một cây bút nữ tài hoa ở miền sông nước Vĩnh Long!
Châu Thạch
No comments:
Post a Comment