Nhà thơ Đặng Tường Vy
NỖI
BUỒN ĐAN CẲNG CHÉO
Ai cầm tay ngọn gió
Xước cả một trời đau
Dấu sầu mang bụi đỏ
Đường về có còn nhau
Nhịp đời nung đỏ đóm
Đếm từng hơi thở buồn
Gã mặt trời giấc muộn
Thôi làm bạn chim
muông
Cõng buồn sang ngõ nhỏ
Nói lời với người xa
Nổi trầm qua nhịp gõ
Thời gian có đâu là
Vuốt giọt sương kẽ lá
Vô thường có gọi tên
Giả vờ thôi đừng dạ
Đời còn chút nhớ
quên
Ao tù qua mấy nẻo
Quạ quang quác trời xa
Nỗi buồn đan cẳng chéo
Chân trần thắt ngõ
qua
Tay buông lơi tràng hạt
Thôi nguyện cầu ngày mai
Chữ duyên còn bỏng rát
Chén rượu đời men
cay.
Đặng Tường Vy
04/08/2020
Nhà thơ Châu Thạch
ĐỌC
“NỖI BUỒN ĐAN CẲNG CHÉO” THƠ ĐẶNG TƯỜNG VY
Châu Thạch
Những ngày
trốn dịch Covid trong nhà, tôi tìm nguồn vui riêng cho mình, là đọc thơ của các
bạn facebook, khám phá cho mình nhiều bài thơ hay của những tác giả còn xa lạ đối
với tôi. Sáng nay vừa thức giấc, còn nằm trên giường đã đọc được một bài thơ
hay. Đó là một bài thơ có ý tứ lạ lùng nhưng độc đáo.
“Nỗi Buồn
Đan Cẳng Chéo”: Chỉ cái đầu đề thôi có thể cho ta trề môi chê trách vì thật là
vô nghĩa. Thế nhưng chịu khó đọc bài thơ, ta sẽ tìm được một hình ảnh trẻ vui
và lạc quan trong nỗi buồn của tác giả.
Vậy hãy vào
ngay khổ đầu của bài thơ để thấy nó lạ và nó độc đáo ở đâu:
Ai
cầm tay ngọn gió
Xước
cả một trời đau
Dấu
sầu mang bụi đỏ
Đường
về có còn nhau
Trước hết
tác giả ngược đời khi tả nỗi sầu nằm trong ngọn gió mang đầy bụi đỏ. Người đi
trên đường về cô đơn, không còn nhau nữa. Gió cuốn qua không gian như có người
cầm tay nó chạy, để lại sau nó, bụi đỏ bám trên những dấu tích kỷ niệm nằm trên
đường về.
Thường thường
thì cảnh sinh tình, nhưng để sinh tình buồn, cảnh phải sâu lắng, nên thơ và hiu
hắt, giống như Thúy Kiều buồn khi ở “Trước lầu ngưng bích khóa xuân/ Vẻ non xa
tấm trăng gần ở chung” vậy.
Thế nhưng ở
đây, đọc khổ thơ đầu của “Nỗi Buồn Đan Cẳng Chéo” ở trên, ta thấy ngay nhà thơ
có khuynh hướng tả thật. Sự thật thì nhìn có thể nghịch lý, nhưng chính nó là
thật thì có nghịch lý vẫn là sự thật. Đây là sự thật có ý vị, là một cảm xúc bất
chợt sinh ra trên con đường về, mà một cây bút e dè không dám viết thành thơ
bao giờ, và một cây bút non tay cũng chẳng bao giờ viết thành một bài thơ hay
được.
Bây giờ xin
mời bước qua khổ thơ thơ thứ hai:
Nhịp
đời nung đỏ đóm
Đếm
từng hơi thở buồn
Gã
mặt trời giấc muộn
Thôi
làm bạn chim muông
Trong khổ
thơ nầy, chiều đang xuống dần dần. Chiều đang xuống dần dần vì “Gã mặt trời giấc
muộn/Thôi làm bạn chim muông” trong khi “Nhịp đời nung đỏ đóm/Đếm từng hơi thở
buồn”. Chỉ có buổi chiều thì cảnh mới làm cho buồn, và chỉ có cảnh mặt trời lặn
thì mặt trời mới “Thôi làm bạn chim muông”. Nếu cảnh bình minh thì mặt trời “sẽ”
hoặc “sắp” làm bạn chim muông chớ không “thôi” bao giờ.
Khổ thơ vẽ
nên một khung cảnh không đẹp nhưng bức tranh lại đẹp vì tài hoa của bàn tay nghệ
sĩ, đã phát họa như thật cả hơi thở buồn của buổi chiều trong sắc đỏ, là một
màu sắc đối nghịch với vẻ buồn mà người họa tranh hay người viết văn thường hay
né tránh.
Qua khổ thơ
thứ ba:
Cõng
buồn sang ngõ nhỏ
Nói
lời với người xa
Nổi
trầm qua nhịp gõ
Thời
gian có đâu là
Nhiều nhà
thơ đã viết “cõng mẹ”, “cõng vợ” hay “cõng em” để diễn tả hình ảnh thân thương
với những người thân yêu của mình. Nhà thơ dùng từ ngữ “cõng buồn” cũng cho ta
một cảm nhận thi vị trong nỗi buồn của tác giả. Có lẽ tác giả muốn nói mình đến
con ngõ nhỏ, kỷ niệm hiện về êm ái, nỗi buồn nhè nhè đến, đem hạnh phúc trở về
trong tâm tưởng, như những điều âu yếm năm xưa còn đó, nỗi buồn không làm nặng
bờ vai.
Khổ thơ
hoàn toàn diễn tả được sự giao cảm giữa hai người qua giác quan thư sáu. “Nói lời
với người xa” là nói tiếp những gì ngày xưa đã nói với nhau. “Nối trầm qua nhịp
gõ” là truyền thông hiểu nhau qua nhịp thời gian trầm gõ, và “Thời gian có đâu
là” nghĩa là thời gian không thể làm mờ phai tình yêu và kỷ niệm.
Bước qua khổ
thơ thứ tư:
Vuốt
giọt sương kẽ lá
Vô
thường có gọi tên
Giả
vờ thôi đừng dạ
Đời
còn chút nhớ quên
Nhà thơ vuốt
giọt sương trên kẽ lá, tức thì cảm nhận ngay sự vô thường ở đời giống như “trực
chỉ nhân tâm/kiến tánh thành đạo” trong giáo lý nhà Phật. Thế nhưng ở đây nhà
thơ không kiến tánh sự vô thường trời đất mà kiến tánh sự vô thường của tình
yêu. Sự vô thường đó chính là tình yêu của mình. Tình yêu của tác giả thì có
năm, có mùa, có tên tuổi được gọi lại trong con tim lúc nầy, nên nhà thơ đã “Giả
vờ thôi đừng dạ” và tự an ủi lòng mình “Đời còn chút nhớ quên”.
Khổ thơ diễn
đạt sự nhớ nhung, sự bâng khuâng xảy ra trong lòng tác giả. Câu thơ dung dị, dễ
thương mà sâu xa ý nghĩa, bộc lộ một tâm hồn cởi mở, lạc quan, vị tha trong
tình yêu và cuộc sống.
Qua khổ thơ
thứ tư, không gian nặng nề hơn, nỗi buồn của tác giả “Cõng” trên vai đã trĩu,
nên tác giả phải rũ bỏ nó, bằng cách vừa đi vừa nhảy, đan cẳng chéo như trẻ em
tung tăng khi phấn chấn trong lòng:
Ao
tù qua mấy nẻo
Quạ
quang quác trời xa
Nỗi
buồn đan cẳng chéo
Chân
trần thắt ngõ qua
Hình ảnh trong thơ thật là sống động, cho ta tưởng tượng
được vạn vật đã u trầm, người đi mang đầy tâm sự, đã quyết tâm vứt bỏ nỗi buồn
bằng dáng đi như in nốt nhạc trên con đường chiều. Khổ thơ như một đoạn phim hiển
hiện trước mắt có bóng dáng, màu sắc và tiếng nhạc từ vết chân chim của thiếu nữ.
Khổ cuối
bài thơ hơi nghịch lý ở chổ cô gái có tràng hạt trên tay:
Tay
buông lơi tràng hạt
Thôi
nguyện cầu ngày mai
Chữ
duyên còn bỏng rát
Chén
rượu đời men cay.
Nếu không
khó tính, người đọc có thể hiểu câu thơ mang ý nghĩa quyết tâm quên quá khứ vừa
nẩy sinh trong lòng tác giả. “Tay buông lơi tràng hạt/ Thôi nguyện cầu ngày
mai” là bỏ trong lòng đi những ước nguyện tái ngộ hay mơ ước một lâu đài tình
ái sau nầy. “Chút duyên còn bỏng rát/ Chén rượu đời men cay” là tiếng than cho
mối tình nồng nàn như chén rượu đã uống. Hương vị của mối tình đó khi tưởng niệm,
tác giả còn tưởng tượng được như còn bỏng rát trên làn môi.
Đọc “Nỗi Buồn
Đan Cẳng Chéo” của Đặng Tường Vy ta như đi qua một căn phòng treo nhiều tranh lạ,
màu sắc tưởng như phản cảm nhưng lại cuốn
hút ta đứng lại nhìn, nhìn lâu và nhìn say sưa, bỏ đi còn nuốn quay lại nhìn. Với
tôi, bài thơ cho tôi niềm vui khi vừa thức giấc và giết được thì giờ của tôi cả
buổi sáng hôm nay./.
Châu Thạch
No comments:
Post a Comment