Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, July 21, 2020

ĐỌC THƠ CỔ NHỚ NGƯỜI XƯA: LÝ THUỜNG KIỆT - Nguyên Lạc






ĐỌC THƠ CỔ: NAM QUỐC SƠN HÀ

1. Bài cm xúc 1

"Kẻ sĩ phương Nam ai đâu hở ?
Trực chỉ theo ta phận má đào
Biển Đông ngày hội non sông mở" [*]
Cùng giữ giang sơn hỡi đồng bào

1.
Kẻ sĩ phương Nam ở nơi nào?
Rượu bia bóng đá luận anh hào!
Khóc la mê đắm ca sĩ lạ!
Quên mất cha ông đổ máu đào!

Kẻ sĩ phương Nam ở nơi nào?
Tào lao ngất ngưởng hút thuốc lào!
Biệt phủ bồ đào quên nhiễu sự
Đâu biết ngư dân khổ thế nào!

2.
Kẻ sĩ phương Nam vẫn thét gào
Chỉ vào giặc Bắc nước của tao
Nghịch ý trời phân, bây dám phạm
Toi đời, tiêu mạng với dân tao

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" [**]
.………....
[*] Thơ Phạm Thanh Vân
[**] Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt

2. Bài cm xúc 2

Khóc đợi bao năm mà trời chưa sáng!
Mù bấy nhiêu năm chưa thấy bình minh!
Buồn lòng thay thảm cảnh quê mình
Ai thục nữ anh hùng? Hãy cùng dựng xây đất nước!

Đừng ngồi đó gục đầu sướt mướt
Hãy xăn tay bồi đắp sơn hà
Hãy nhớ ơn xương máu ông cha
Quyết giữ vẹn cơ đồ tiên tổ?

LÝ THƯỜNG KIỆT

1. Tiểu sử:
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua ba triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý:
Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

2. Bài hch/ thơ  Nam Quốc Sơn H
Năm 1076, (tức đời Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai viên tướng sừng sỏ Quách Quỳ đem quân sang xâm lấn nước ta; hợp với quân Chiêm Thành và Chân Lạp  ba mặt giáp công.
Tại sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt dùng một diệu kế: Ông kỷ lưỡng chọn một ngôi miếu vốn nổi tiếng linh thiêng, “đền thờ thần sông ” nằm ở phía nam sông Như Nguyệt - đền thờ hai vị anh hùng Trương Hát & Trương Hống, vốn là hai võ tướng dưới thời Triệu Quang Phục - đọc bài Hịch/ thơ "Nam Quốc Sơn Hà" - bài thơ đã được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước. Hơn một ngàn năm trôi qua bài thơ vẫn còn và sẽ còn tồn tại mãi, không bao giờ đi vào quên lãng trong hồn người Việt.
Thật là một diệu kế của một danh tướng. Trong thế trận tưởng đã nghiêng về phía quân Tống, bổng đảo chiều khi binh sĩ nghe bài thơ phát ra từ miếu thần.

” Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền của Trương tướng quân là thần sông Như nguyệt, có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Dịch thơ:
(Núi sông nước Nam thì vua Nam
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong
Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt)

Khí thế quân Nam trở nên bừng bừng như có thần nhân hổ trợ, Tống quân bị tổn thất nặng nề. Quân Tống tiến thoái lưỡng nan từ dạo ấy. Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa nhằm giảm sự khổ đau cho nhân dân. Quách Quỳ thấy kéo dài là s thua nên thuận lui binh. ” 
[Theo Laiquangnam và Wikipedia]

Nhân đc li dòng thơ cổ yêu nước, tôi đốt 3 nén hương trầm đểởng nhớ đến người xưa, đến công ơn ca tiền nhân đ đổ ra biết bao xương máu để xây dựng và bo vệớc nhà.

Nguyên Lc


No comments: