Nhà văn Hoàng Hương Trang
HỌC CHỮ NHẪN
Truyện
ngắn Hoàng Hương Trang
(Kính
tặng nhà thơ An Nhiên)
Tôi ở quận Sông Cầu, nhà ngó mặt ra sông, lại gần biển,
luôn luôn hưởng luồng gió hào phóng mà đại dương ban tặng. Ở gần sông, gần biển,
đôi khi cũng nhiều hệ lụy từ sông, biển ấy đem lại. Số là mỗi sáng tinh mơ,
thuyền cá từ biển về, vào cửa sông, đã có xe bạn hàng tấp nập tới mua. Thuyền
chở tới bờ sông trước nhà tôi thì lên hàng, cả trăm sọt cá, tôm, mực… chuyển từ
thuyền lên bờ, rồi từ các xe lớn qua xe nhỏ, để mau mau tỏa về các chợ bán cho
kịp buổi sáng. Cá đã bán hết, xe đã chạy hết, nhưng còn lưu lại hàng chục vũng
nước cá hôi tanh. Gió từ sông và biển cứ vô tư thổi thốc vào nhà tôi.
Giờ đó
các con, cháu tôi đã đi làm, đi học hết rồi, chỉ còn một mình tôi ở nhà chịu trận
những cơn gió tanh tưởi hôi hám. Lúc đầu tôi bực tức la rầy và phản đối họ,
không ăn thua gì, sau làm đơn nhờ chính quyền địa phương giải quyết, cũng chẳng
có động thái gì. Thế là tôi, một ông già vừa điếc tai, vừa mờ mắt, lại đau
chân, hằng ngày đành chịu trận cuồng phong xú uế đó. Sự đời cũng lạ, đã điếc
tai, mờ mắt thì mũi lại càng thính hơn, vậy là có thể tôi bị hưởng mùi tanh hôi
gấp nhiều lần hơn người khác. Chẳng lẽ cứ ngồi yên mà hít thở cái không khí bẩn
thỉu ấy, hay là đóng chặt các cửa lại, tự giam tù mình trong nhà? Thôi thì đất
chẳng chịu trời, trời phải chịu đất vậy. Tôi nghĩ thế rồi ra sân kéo dây nước
dài cả vài chục mét qua phía bờ sông, xịt nước cho thật mạnh để rửa đường. Sau
một hồi còm lưng kéo dây phun nước, khúc đường ấy đã sạch, bao nhiêu nước bẩn
tuôn xuống sông, trả về biển hết, thế là mùi hôi hám không còn.
Tôi mừng đã tìm được một biện pháp tẩy uế ổn thỏa. Con cháu tôi đến trưa đi làm đi học về đã có thể mở tung cửa hưởng ngọn gió mát. Tôi nghĩ thôi thì mỗi tháng mình chịu thiệt trả thêm vài chục ngàn tiền nước để mua sự trong lành cho cả nhà mình vậy.
Tôi mừng đã tìm được một biện pháp tẩy uế ổn thỏa. Con cháu tôi đến trưa đi làm đi học về đã có thể mở tung cửa hưởng ngọn gió mát. Tôi nghĩ thôi thì mỗi tháng mình chịu thiệt trả thêm vài chục ngàn tiền nước để mua sự trong lành cho cả nhà mình vậy.
Kể từ
đó, sáng nào tôi cũng kéo dây, xịt nước, rửa đường như làm một buổi tập thể
thao vậy. Có nhiều người đi ngang còn cười tôi “Ông già làm chuyện bao đồng”.
Thỉnh thoảng mỏi lưng, vừa vặn qua vặn lại vừa cằn nhằn bọn lái cá hành tội ông
già này, và tôi không dại gì cầu cho chúng mua may bán đắt, phát tài phát lộc.
Phải thôi, chúng buôn bán kiếm lời, còn mình chịu tội, vậy hơi đâu cầu cho
chúng mua may bán đắt làm gì, đời thường là vậy mà.
Tôi rửa đường kéo dài hơn một năm, cũng thành cái thói quen buổi sáng rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn bực tức nguyền rủa bọn lái cá cẩu thả, bừa bãi, vô ý thức. Có hôm vừa lẩm nhẩm nguyền rủa thì tình cờ tôi lờ mờ thấy trên tay chiếc nhẫn cưới mà tôi đã đeo gần suốt một đời. Nay vợ tôi qua đời đã lâu, nhưng tôi vẫn giữ chiếc nhẫn trên ngón tay để kỷ niệm, thỉnh thoảng sờ đến chiếc nhẫn cũ kỹ tôi lại nhớ đến vợ tôi, suốt một đời cơ cực vì chồng vì con, mà không bao giờ có một lời nặng nhẹ nào dù có giai đoạn khó khăn, đói rách vẫn nhẫn nhục chịu đựng. Nghĩ tới đó, tôi như nghe văng vẳng bên tai lời dịu dàng của vợ tôi: - Anh còn đeo chiếc nhẫn cưới trên tay mà sao không suy gẫm điều gì cả vậy? Anh có biết chữ nhẫn là gì không? Nó là do hai chữ ghép lại đấy, đó là chữ Nhân và chữ Ngã mà thành, phải không anh? Có chữ Nhân mà không có dấu Ngã thì sao thành chữ Nhẫn được? Suy ra, Nhân là Người, Ngã là Ta, có phải mọi điều, mọi việc ở trên đời “Mọi điều Nhân, Ngã, Nhẫn thì qua” không anh? Em lấy chữ Nho để nôm na giải ra chữ Việt đó. Đã đeo chiếc nhẫn trên tay thì phải biết nhẫn nhục, nhẫn nhịn, ẩn nhẫn, nhẫn nại… Thì mọi điều hoan hỷ hết anh à.
Tôi rửa đường kéo dài hơn một năm, cũng thành cái thói quen buổi sáng rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn bực tức nguyền rủa bọn lái cá cẩu thả, bừa bãi, vô ý thức. Có hôm vừa lẩm nhẩm nguyền rủa thì tình cờ tôi lờ mờ thấy trên tay chiếc nhẫn cưới mà tôi đã đeo gần suốt một đời. Nay vợ tôi qua đời đã lâu, nhưng tôi vẫn giữ chiếc nhẫn trên ngón tay để kỷ niệm, thỉnh thoảng sờ đến chiếc nhẫn cũ kỹ tôi lại nhớ đến vợ tôi, suốt một đời cơ cực vì chồng vì con, mà không bao giờ có một lời nặng nhẹ nào dù có giai đoạn khó khăn, đói rách vẫn nhẫn nhục chịu đựng. Nghĩ tới đó, tôi như nghe văng vẳng bên tai lời dịu dàng của vợ tôi: - Anh còn đeo chiếc nhẫn cưới trên tay mà sao không suy gẫm điều gì cả vậy? Anh có biết chữ nhẫn là gì không? Nó là do hai chữ ghép lại đấy, đó là chữ Nhân và chữ Ngã mà thành, phải không anh? Có chữ Nhân mà không có dấu Ngã thì sao thành chữ Nhẫn được? Suy ra, Nhân là Người, Ngã là Ta, có phải mọi điều, mọi việc ở trên đời “Mọi điều Nhân, Ngã, Nhẫn thì qua” không anh? Em lấy chữ Nho để nôm na giải ra chữ Việt đó. Đã đeo chiếc nhẫn trên tay thì phải biết nhẫn nhục, nhẫn nhịn, ẩn nhẫn, nhẫn nại… Thì mọi điều hoan hỷ hết anh à.
Tôi buông sợi dây nước, đứng thẳng lưng dậy, thừ người ra giây lát,
tay sờ soạn lên chiếc nhẫn cũ càng móp méo, gẫm đến lời vợ tôi vừa nói thì thầm
bên tai và Ngộ ra rằng vợ tôi đã nói rất đúng: “Mọi điều Nhân, Ngã, Nhẫn thì
qua”. Mình đã chịu nhẫn nhục mỗi ngày rửa đường cho sạch hết hôi tanh cho chính
mình, con cháu mình và người đi đường được hưởng cái không khí trong lành, cớ
sao còn sân si nguyền rủa họ làm gì chứ? Dẫu mình không phải Bồ Tát thì cũng
nên học lấy cái hạnh Bồ Tát thôi. Tôi rửa sạch con đường, kéo dây vào thì nghe
con chim chích chòe treo ở hiên nhà hót vang lên như muốn động viên tôi “Cố
lên! Cố lên!”. À ra nó cũng hùa theo vợ tôi giảng cho tôi một bài học bỏ thói
sân si, Tu lấy chữ Nhẫn. Tôi không còn thấy mỏi lưng nữa, cuốn dây vào cất, rồi
mở tung cửa lớn cửa sổ để đón làn gió mát rượi từ biển, từ sông thổi vào.
Sau đó một thời gian, thì may sao, địa điểm đậu thuyền,
lên cá, chở xe, không biết vì lẽ gì họ đã chuyển đến một khúc sông xa hơn, cách
nhà tôi mấy trăm mét. Hỏi ra mới biết, họ thấy một ông già, vừa điếc tai, mờ mắt,
mà sáng nào cũng rửa mấy chục cái vũng nước tanh hôi do họ để lại, họ tội nghiệp
dời tới địa điểm khác. Sự nhẫn nhục đã đem lại cho tôi cái kết quả thật tốt
không ngờ!
Hoàng Hương Trang
No comments:
Post a Comment