BÁNH
BỘT LỌC
Quê tôi, Quảng Trị… Hay nói rộng ra là miền Trung, cứ
mỗi mùa mưa lũ về, là Sắn bày bán đầy chợ. Thuở ấy, xưa thật là xưa, các bà nội
trợ chế biên đơn giản thôi, nhổ về bóc hết võ mài ra rồi nhồi vắt thành từng miếng
tròn đem hấp, có gđ thế bữa cơm chính luôn đó. Từ tình yêu thương chồng, con. Từ
bản năng nội trợ trời phú cho người đàn bà... Nói theo ngôn ngữ trào lưu: “Tư duy được đầu tư, trí tuệ phát sinh”,
dù chỉ quanh quẩn hạn chế trong bếp ăn cũng là một sáng kiến. Không biết quá
trình chuyển biến thế nào mà sau đó Sắn mài ra hòa nước, nhồi vắt cho ra bột rồi
lượt, lọc sạch qua dụng cụ chứa khác. Xác Sắn nuôi heo, bột lóng vài ba lần cho
sạch mủ và trắng tinh tươm: Thế là. Bột sắn lọc ra đời. Thời gian này nước về
nên tôm cá đầy đồng, người đàn ông không bận bịu đồng áng quay ra chuyên đi cất
rớ, be bờ tát cá. Ngoài các loại cá ra còn nặng lưới tôm tép. Vậy là tiến bộ
thêm thêm tôm làm nhân bánh cho vị mặn mà, thay vì chỉ mỗi bột. Muốn làm ra món
bánh bình dân nầy không dễ đâu nhé, phải qua những cung đoạn khác nhau, bóp nát
cho bột tơi ra cho vào thau, vắt ít cục thả vào nồi nước đang sôi bùng luộc hơi
chín trong, rồi vớt ra nhồi cùng phần bột còn lại. Nhồi thế nào đó cho cả hai
quyện vào nhau thật dẻo tay, bắt từng miếng tròn cho nhân tôm đã xào gia vị thấm
tháp, ghép lại thành hình bán nguyệt… nặn kỹ để khỏi bùng khi luộc. Bánh chỉ thả
vào luộc khi nước thật sôi, thỉnh thoảng khuấy lên để chín đều, lúc bánh nổi
lên là đã chín. Đổ ra rổ thưa xả lại nước lạnh thật sạch rôi xóc ráo, cho vào
thau hoặc soong trộn đều mở hành đã phi sẳn cho khỏi bị dính chùm… Sắp vào dĩa,
rắc thêm hành lá đã tao chín qua dầu, một ít hành khô phi điểm vài lát ớt đỏ.
Tuyệt vời chưa? Nhưng ngon hay không là do nước chấm. Cũng như một chương trình
Văn Nghệ, họp hành 2/3 thành công do âm thanh…Các mẹ, các chị miền Trung rất ý
nhị trong giao tiếp, và ngay cả món ăn. Không phải kiểu cách mà đó là nghệ thuật
thưởng thức. Bánh bột lọc gói lá chấm kèm nước mắm “RIN”, có nghĩa là không pha
đường, bột ngọt gì hết, ớt trái xanhh xé ra (không giả nát, không cắt nhé). Mùi
thơm và vị cay của ớt, nước mắm nhĩ, tôn vinh mùi vị béo, đậm đà ngọt mặn của
bánh là bản tình ca hấp dẫn người thưởng thức. Còn bánh “trần” thì phải ăn nước mắm ngọt, pha đường, bột ngọt và nước sôi để
loảng vị mặn, vắt vào tí chanh để thanh thanh hơn. Chan mắm vào đi, chiếc bánh
ngập trong nước mắm vị ngọt, hơi có vị mặn cùng ớt, băm nhuyển… Chao ôi! Không
tê lưỡi vì ngon, Quang Tuyết xin chịu trách nhiệm
Bánh bột lọc là món ăn xuất xứ từ dân giả, từ từ được
vinh thăng lên bàn của người giàu sang, thượng lưu. Bánh là món ăn quốc hồn quốc
túy của xứ Huế, của Quảng Trị, nói chung là của miền Trung mưa nắng ngợp ngụa.
Bánh bột lọc rất dễ thương, có thể bày hàng ở những vị trí của người dân lao động,
chân lấm tay bùn…cũng chễm chệ trong menu của các nhà hàng sang trọng …
Người PN Việt Nam cũng thế, chỉ mong vừa ý chồng, đẹp
dạ con. Thân phận như củ sắn, giá trị được minh chứng bằng quá trình gian khổ :
“Mài xát với cuộc sống,ba chìm, bảy nổi.
gạn đục khơi trong”. Cho dù cuộc đời và số phận vùi dập biết bao lần, thăng
trầm trong con sóng định mệnh thì phần đông người PN chỉ mong sao đem lại HP
cho gia đình, cho chồng con… Mong rằng các đức lang quân thấy rõ giá trị tâm hồn
lẫn mồ hôi nước mắt thực tế của chị em PN để trân quý, thương yêu. Ví như các anh
đang thưởng thức những chiếc bánh bột lọc do bàn tay mẹ, vợ, chị làm ra. Trong
đó có cả tâm, lẫn sức của họ đấy. Xin mời ăn và ngậm để nghe âm thanh của bản
tình ca yêu thương…
(Hì hì…nhớ đừng ăn nhiều mà nặng bụng nhé)
Một chiều
mưa Sài Gòn nhớ Quảng Trị
Quang Tuyết
*
Xin chú thích với anh chị không phải là người miền Trung: Sắn là loại củ mà người
miền Nam gọi là củ mì...
*
Người miền Nam gọi bánh bột lọc trần (không gói bằng lá chuối) là bánh quai vạc
No comments:
Post a Comment