Nhà thơ Nguyên Lạc
QUẺ DỊCH CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
(Bài 2)
THUẬT NGỮ CẦN NHỚ
Tám quẻ nguyên
thủy
(bát quái ) gọi
là đơn quái (quẻ đơn).
Sáu mươi bốn
quẻ mới
được tạo
ra từ việc
chồng
bát quái gọi
là trùng quái (quẻ trùng) để phân
biệt
với
tám quẻ nguyên
thủy,
đơn quái (quẻ đơn).
Nội Quái và Ngọai
Quái:
Mỗi
quẻ trùng
gồm
hai quẻ đơn: Quẻ đơn ở dưới
gọi
là nội quái, quẻ đơn
ở trên
gọi
là ngọai quái.
Ví dụ:
Quẻ Thiên
Phong Cấu:
䷫
Quẻ trên
Thiên, tức
Càn là ngọai
quái,
Quẻ dưới
Phong tức
tốn
là nội
quái.
Ví dụ:
Quẻ Địa Thiên Thái:
䷊
Quẻ trên
là Khôn: Địa
(Ngọai
quái)
Quẻ dưới
là Càn: Thiên (Nội
quái)
Gọi
là nội
quái, ngọai
quái vì sắp
theo vòng tròn thì quẻ Càn ở trong
(nội)
gần
trung tâm, còn quẻ Khôn
chồng
lên nó, ở ngòai
(ngọai),
xa trung tâm
(hình 2: Danh sách
64 quẻ trong
Kinh Dịch)
Vì có việc
chồng
hào, chồng
quẻ như
vậy,
nên khi tìm hiểu
ý nghĩa và khi đóan quẻ,ta phải xét từ dưới lên trên. Nhưng khi gọi tên quẻ thì
ta theo thứ tự ngược lại, nghĩa là từ trên
xuống dưới.
Gọi tên quẻ
Khi gọi tên quẻ,
ta phải theo thứ tự từ trên xuống.
Thí dụ:
Quẻ Địa Thiên Thái ䷊ ngọai quái (ở trên)
là Địa,
nội
quái (ở dưới)
là Thiên; còn chữ Thái
ở sau
trỏ nghĩa
của
quẻ:
Thái là yên ổn
(như thái bình thông thuận).
Một
thí dụ nữa:
Quẻ Thủy
Hỏa
Kí tế.
Đọc
tên quẻ đó bạn phải
hiểu
ngay: ngọai
quái (ở trên)
là Khảm
(thủy),
nội
quái (ở dưới)
là Ly (hỏa),
và vẽ ngay
được hình dưới đây: ䷾
☵ Khảm
(thủy)
☲ Li (lửa)
Quẻ Thủy
Hỏa
Kí tế.
Còn Kí tế
(ở sau)
là nghĩa của
quẻ:
đã thành đã xong, đã qua sông.
Hào của quẻ
Mỗi
quẻ trùng
gồm
sáu hào, đánh số từ dưới
lên: hào 1 gọi
là sơ, hào 2 gọi
là nhị,
hào 3 gọi
là tam, hào 4 gọi
là tứ,
hào 5 gọi
là ngũ, hào trên cùng không gọi là lục
mà gọi
là thượng (bạn
sẽ hiểu
chữ lục
trong các hào có nghĩa là âm, nên gọi hào này là thượng
cho khỏi
lầm*)
Thí dụ:
Quẻ Thủy
Hỏa
Kí tế:
䷾
Hào sơ, hào tam,
hào ngũ là dương, còn hào nhị, hào tứ,
hào thượng là âm.
Xin nhắc
lại:
Vì có việc
chồng
hào, chồng
quẻ nên
khi tìm hiểu
ý nghĩa và khi đóan quẻ,
ta phải
xét từ dưới
lên, từ hào
sơ lần
lần
lên tới
hào thượng.
Hào cửu – Hào lục
Trong một
trùng quái, hào dương (vạch liền
___ ) còn gọi
là hào cửu,
hào âm (vạch đứt
_ _ ) còn gọi
là hào lục.
Thí dụ:
quẻ Thủy
Hỏa
Kí tế ䷾và quẻ Hỏa
Thủy
Vị tế ䷿
__ __ Thượng lục _____ Thượng cửu
_____ Cửu ngũ __
__ Lục ngũ
__ __ Lục tứ _____
Cửu tứ
_____ Cửu tam __
__ Lục tam
__ __ Lục nhị _____ Cửu nhị
_____ Sơ cửu __ __ Sơ lục
Thủy Hỏa Kí tế Hỏa Thủy Vị tế
Những chữ cửu và lục hai quẻ trong đó không có nghĩa là 9, 6 mà chỉ có nghĩa dương, âm.
Hào dưới của quẻ Kí Tế và quẻ Vị Tế (cũng như mọi quẻ khác) gọi là hào sơ (tức hào đầu tiên), nhưng bên Kí Tế, nó là hào dương, nên gọi là Sơ cửu (nghĩa là hào sơ mà là dương); còn bên Vị Tế, nó là hào âm, nên gọi là Sơ lục (nghĩa là hào sơ mà là âm).
Hào thứ nhì từ dưới lên, gọi là hào nhị, bên Kí Tế nó là âm cho nên gọi là Lục Nhị; còn bên Vị Tế nó là hào dương, nên gọi là Cửu nhị ...
Hào trên cùng, gọi là hào thượng, bên Kí Tế nó là hào âm, nên gọi là thượng lục; còn bên Vị Tế, nó là hào dương, nên gọi là thượng cửu.
Các hào khác cũng vậy, cứ gặp chữ cửu thì bạn đổi ngay là ra dương, gặp chữ lục thì đổi ngay ra là âm.
Do lẽ chữ lục trong các hào đã có nghĩa là âm rồi, nên hào trên cùng,
tức hào thứ sáu không gọi là lục (sáu) nữa, mà gọi là thượng cho khỏi lầm*.
Dụng cửu – Dụng lục
Riêng quẻ Thuần Càn, ngòai sáu hào, còn có hào (?) dụng cửu; và riêng quẻ Thuần Khôn, ngòai sáu hào, còn có hào (?) dụng lục
Ý NGHĨA CÁC HÀO
Trung ‐ Chính:
Như đã biết, dương là tốt đẹp, âm là xấu xa. Nhưng đó chỉ là xét chung! Ta còn phải xét vị trí của Hào nữa, mới thật sự định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung chính thì cũng xấu; dù là hào âm mà vị trí trung chính thì
cũng tốt.
Thế nào là trung?
Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt. Ngọai quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngọai quái, tức hào 2 và hào 5 (không cần biết bản thể của chúng là gì, dương hay âm thì cũng vậy).
Thế nào là chính?
Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương; những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.
Một hào bản thể dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, còn nếu ở vào một vị trí âm thì là bất chính. Một hào bản thể âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí âm thì mới gọi là chính, còn nếu ở vào vị trí dương thì là bất chính.
Thí dụ: quẻ Thuần Càn: ䷀ sáu hào đều là hào dương cả. Hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính vì hào 2 là dương mà ở vị trí âm (hào chẵn) , chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ).
Bốn hào kia thì hào 1 vả 3 đắc chính mà không đắc trung; hào 4, 6
không đắc chính cũng không đắc trung.
Do đó hào 5 quẻ Càn là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh từ "cửu ngũ" (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí
tôn.
6 ______ không chính cũng không trung
5 ______ vừa trung vừa chính
4 ______ không chính cũng không trung
3 ______ chính mà không trung
2 ______ trung mà không chính
1 ______ chính mà không trung
Quẻ Thuần Càn
Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí tế: ䷾
6 ___ ___ chính mà không trung
5 ______ vừa trung vừa chính
4 ___ ___ chính mà không trung
3 ______ chính mà không trung
2 ___ ___ vừa trung vừa chính
1 ______ chính mà không trung.
Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kì Quân bảo:
"Dịch là gì? Chỉ là trung, chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính"
Thời
Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa. Vì như trên chúng ta đã biết: Hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái và hào 4 là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngọai quái (cũng là mạt thời của trùng quái).
Xét về phương diện tĩnh thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thời.
Ví dụ Quẻ Càn: - hào 1 (hào sơ) dương ở dương vị, là đức chính. Nhưng vì là hào sơ nên chỉ mới có đức thôi, chưa có tiếng tăm, tài đức cũng chưa cao, nên
còn phải ở ẩn. Nếu hấp tấp vội xuất đầu lộ diện thì là bất cập thời, bất hợp thời!
Lên hào 2, mới nên xuất hiện (nhưng chưa nên làm gì), như vậy là cập thời, hợp thời.
Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau giồi lâu rồi, là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lỡ thời cơ.
Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.
Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa.
Trung chính là quan niệm căn bản của Dịch: muốn đoán tính cách cát hung của một hào, Dịch xét trước hết xem hào đó có chính, trung không, có được ứng viện không và hào ứng viện nó có chính trung hay không.
Chính không phải chỉ có nghĩa là ngay thẳng, mà còn có nghĩa
là hợp chính nghĩa, hợp đạo
Nhưng Dịch cho rằng chính không quí bằng Trung, vì hễ trung thì cũng là
chính, mà chính chưa
chắc đã là trung.
Dịch theo luật âm dương trong thiên nhiên, thấy cái gì thái quá thì gây phản ứng, nên khuyên phải trung, phải quân bình để tránh phản ứng, tránh hoạ.
Trung tức là có chừng mực: ”Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” (Thoán truyện quẻ Tiết) nhờ đó vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng là luật quân bình, nắng không nắng quá, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá thì sẽ thịnh.
Tuy nhiên trung không có nghĩa là lưng chừng như nhiều người hiểu lầm: Trung, như Văn ngôn truyện nói, là biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên lui,
biết vận trời (hoàn cảnh) lúc nào còn lúc nào mất mà xử sự cho hợp thời, nhưng vẫn giữ được chính đạo, nghĩa là biết tùy trời cho hợp đạo.
Chính, Trung lại gồm trong chữ Thời.
Dịch là biến dịch, có biến hoá mới thích hợp (duy biến sở thích – Hệ từ hạ, Ch.8), cho nên trọng cái thời. Vì biến đến cực thì trở lại, cho nên trọng đức trung. Trung với thời, do đó mà liên quan mật thiết với nhau.
Thời gồm trung, vì phải hợp thời mới gọi là trung. Ở cảnh giàu sang mà sống bủn xỉn, ở cảnh nghèo hèn mà sống xa hoa, thì không hợp thời, không phải là trung.
Thời gồm chính nữa vì chính mà không hợp thời thì cũng xấu. Cương cường là đạo người quân tử mà ở cuối quẻ Càn, không hợp thời, cho nên có hối hận.
Vậy Dịch là chính trung, mà thực ra chỉ là hợp thời. “Cái nghĩa tùy thời lớn thật” (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai! – Quẻ Tùy).
QUI TẮC CẦN NHỚ
Ý nghĩa và tương quan của nội, ngọai quái:
Mỗi trùng quái tuy gồm hai đơn quái chồng lên nhau, nhưng chỉ diễn tả một tình trạng, một sự việc, một biến cố hay một hiện tượng; vì vậy nội quái và ngọai quái có tương quan
mật thiết với nhau. Tương quan đó là sự diễn tiến tuần tự về thời gian: hào sơ là bứơc đầu, hào thượng là bước cuối, các hào ở giữa là các giai đoạn trung gian.
Tương quan giữa các hào
Những hào ứng nhau:
Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngọai quái:
Hào 1 ứng với hào 4: hào lẻ ứng với hào chẳn.
Hào 2 ứng với hào 5: hào chẳn ứng với hào lẻ.
Hào 3 ứng với hào 6: hào lẻ ứng với hào chẳn.
Vậy dương vị ứng với âm vị, và ngược lại .
Đó chỉ mới là một điều kiện. Còn phải một điều kiện nữa thì mới gọi là tốt: hai hào phải khác nhau về bản thể, một là dương, một là âm thì mới “có tình” với nhau, mới “tương cầu”, tương trợ nhau như hào 1 và 4 quẻ Tụng : ䷅
Nếu hai hào vị tuy khác nhau (một chẳn một lẻ) mà thể giống nhau (cùng dương cả hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ không giúp nhau được gì, như hào 2 và 5 quẻ Tụng. Trong ba cặp tương ứng 1‐4, 2-5, 3-6 thì:
‐ Cặp 2‐5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả mà hào 5 lại ở vào địa vị cao nhất.
Nếu hào 5 là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt: vì hào 5 là người
trên (vua, cha, chồng) mà nhu, biết khiêm tốn, tín nhiệm người dưới (như Tề Hòan Công chịu nghe lời Quản Trọng); còn hào 2 là người dưới (bề tôi, con, vợ) cương trực nhưng lễ độ, biết giúp đỡ, khuyên răn người trên. Đó là trường hợp các quẻ 4, 7, 11, 14, 18..
Nếu ngược lại hào 5 là dương (cương), hào 2 là âm (nhu) thì kém tốt, vì người trên tự tín quá, mà người dưới nhu thuận quá, không dám khuyên can người trên. Đó là
trường hợp quẻ 39
(Thủy Sơn Kiển) ䷦ và quẻ 63 (Thủy hỏa kí tế) ䷾
Xét chung thì như vậy, nhưng tốt hay xấu còn phải tùy ý nghĩa của tòan quẻ mà đóan:
‐ Cặp 1‐4 không quan trọng mấy, nhưng vẫn thường được xét. Nếu hào 4 là âm, hào 1 là dương thì ý nghĩa khá tốt: lý do cũng như trường hợp hào 5 là âm, hào 2
là dương. Ngược lại, nếu 4 là dương, 1 là âm thì kém: cả hai đều bất chính.
‐ Cặp 3‐6 rất ít khi được xét tới. Vì lẽ hào 6 đã tới thời suy, cần phải rút lui, không cần người dưới giúp nữa. Mà ngưới hào 3 ở vào một địa vị mập mờ, không chính đáng (cuối quẻ nội mà chưa lên được quẻ ngọai), muốn giúp hào 6 thì phải qua mặt hào 5 (đương cầm quyền trongquẻ ) như vậy sợ bị tội.
Trong quẻ nào có một hào làm chủ cả quẻ thì không xét những cặp ứng nhau theo những qui tắc kể trên, mà chỉ theo ý nghĩa tòan quẻ thôi.
Hào làm chủ:
Có một qui tắc nữa nên nhớ: “chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”. Nghĩa là
cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít. Theo qui tắc đó, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ, ngược lại quẻ nhiều âm thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ Càn, Khôn ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì 3 quẻ: Chấn, Khảm, Cấn mỗi quẻ đều có 2 âm 1 dương,
cho nên lấy dương làm chủ, và coi những quẻ đó là dương. 3 quẻ :Ly, Tốn, Đóai mỗi quẻ đều có 2 dương 1 âm,
cho nên lấy âm làm chủ, và coi những quẻ đó là âm.
Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ, những quẻ âm số nét đều chẳn.
(Một vạch đứt __ __ âm kể làm hai nét).
Trong những quẻ trùng, cũng vậy.
Thí dụ: quẻ Lôi Địa Dự ䷏ có năm hào âm,một hào dương (hào thứ tư) thì lấy hào dương đó làm chủ cả quẻ (hào chủ động trong quẻ) ý nghĩa tòan quẻ tùy vào nó cả. Hào đó là vị cận thần có tài đức, cương cường (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (hào 5 là âm), hào 4 khống chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém đức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xã hội được vui vẻ (Dự có ngĩa là vui vẻ sung sướng).
Một thí dụ nữa: quẻ Trạch Thiên Quải ䷪ có
năm hào dương, một hào âm, thì lấy hào âm (hào 6) làm chủ. Nghĩa là khi xét ý nghĩa của tòan quẻ thì nhắm vào hào âm đó: Năm hào dương là một bầy quân tử cùng nhau cương quyết trừ khử một hào âm (kẻ tiểu nhân); cho nên quẻ có ý nghĩa là cương quyết (Quải là cương quyết, quyết liệt), và gặp hào đó thì đóan là sau cùng kẻ tiểu nhân tất phải chết.
Tóm lại, một hào tốt (hào 4 trong quẻ Lôi địa Dự) làm chủ cả quả và một hào xấu (hào 6 trong quẻ Trạch thiên Quải) cũng có thể làm chủ cả quẻ. Làm chủ vì nó là số ít trong một đám số nhiều, chứ không phải vì tốt hay xấu.
Vậy thì qui tắc “chúng dĩ quả vi chủ” trong Dịch không có nghĩa là đa số phải phục tùng thiểu số (trái với chế độ dân chủ) mà cỉ có ngĩa là khi xét ý nghĩa của quẻ thì tìm cái nét đặc biệt của quẻ. Nét độc nhất, đặc biệt đó là một hào dương giữa năm hào âm, hoặc một hào âm giữa năm hào dương, không cần để ý tới hào đó có cao qúi , tốt hay xấu hay không!
Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nếu hào đặc biệt là hào thứ năm, đã trung mà lại chính thì hầu hết là tốt. Nếu lại hợp thời nữa thì chắc chắn là trất tốt.
Thoán từ, Hào từ
Thoán từ (cũng gọi là Quái từ) là lời giải nghĩa, lời đoán cho toàn quẻ
Hào từ là lời giải nghĩa, lời đoán cho mỗi hào.
Trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, có thể Văn Vương đã làm việc trùng quái, và chắc chắn ông đã đặt tên và tìm nghĩa cho 64 quẻ, rồi viết Thoán từ (cũng gọi là Quái từ) để giải nghĩa cho mỗi quẻ. Văn Vương mới chỉ đặt ra Thóan Từ để giải nghĩa toàn quẻ. Chu Công đặt them Hào từ cho mỗi hào của mỗi quẻ (64 x 6 = 384 hào), để giải nghĩa từng hào một.
Chẳng hạn quẻ Càn, dưới hào sơ (hào 1), Chu Công viết: “Tiềm long vật dụng”, nghĩa là: rồng, còn ẩn náu, không dùng được. Dưới hào 2, ông viết: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”
Nghĩa là: rồng đã hiện lên cánh đồng, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi. Dưới hào 3:” quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu” Nghĩa là: người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ, nguy hiểm, không tội lỗi v.v..
Tới đây Chu Dịch mới thành một cuốn sách có văn từ, nghĩa lý, đời sau gọi là Kinh và chia làm 2 thiên: thượng cho 30 quẻ đầu, hạ cho 34 quẻ sau.
Thập dực (Thập truyện)
Nhưng Thoán từ và Hào từ quá đơn giản, ít ai hiểu, nên người đời sau phải chú thích thêm, tổng hợp thành bản Thập dực (Thập là mười, dực là cánh con chim) Nó có ý bảo Thóan từ của Văn Vương, Hào từ của Chu Công đặt ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào, là đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm Thập Dực, là thêm lông cho con chim. Thập dực được gọi là Thập truyện (truyện là
giải thích). Đại truyện giải thích Thoán từ, Tiểu truyện giải thích Hào từ.
Nguyên tắc vật cực tất phản:
Sự vật phát triển tới đỉnh điểm sẽ phản ngược lại: "Dương cực biến âm, âm cực biến dương".Dương: cũng gọi là hào thực. Âm: cũng gọi là hao hư.
Trong Kinh Dịch còn có nhiều điều khó hiểu nữa, chúng ta đành phải chấp nhận thôi.
Thí dụ: 5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2 .v.v...
(còn tiếp)
Nguyên Lạc
..................
Tham Khảo:
Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Wu Wei, Richard Wilhelm, Kiều Xuân Dũng,
Đông A Sáng, Internet, Facebook...
No comments:
Post a Comment