TÍNH DÂN GIAN TRONG THƠ PHẠM NGỌC THÁI
Bùi Văn Dong
Trích tiểu luận
"Phạm Ngọc Thái - Con người và thi ca"
- Tập sách sắp xuất bản.
Thơ đời Phạm Ngọc Thái rất sâu sắc nỗi kiếp người. Ở đây, không chỉ nói
về sự vất vả, lam lũ kiếm miếng cơm, manh áo của những con người lao động, nó
còn phản ảnh cả chủ nghĩa nhân đạo trong đó. Những con người nghèo khổ luôn là
tầng lớp phải chịu nhiều sự bất công, bị quyền lực dẫm đạp, chà xéo.
1/. Bài “CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ” -
Trước hết, ta hãy nghe tác giả tả hình ảnh
trong hai câu đầu:
Một đêm hồ nước đầy
sương gió
Người đi không rõ mặt
người
Cái bóng người "không nhìn rõ mặt" này, chỉ cả về nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng. Nghĩa đen, tức là gương mặt họ đã bị nhoà nhoạt đi trong trời đêm
sương gió - Nhưng nghĩa bóng, nó phản ảnh họ chính là lớp người, những kiếp đời
thấp hèn, sống mà không có... "nhân ảnh" trong xã hội. Con người lao
động tầng lớp thấp ấy, vừa lầm lụi gió sương vừa là bọt bèo ở chốn cộng đồng:
Em quét lá lẫn đời, lẫn
kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết
vào tim!
Kiếp sống của họ cũng chỉ giống như những chiếc chổi tre, bị kéo mòn vẹt
đi trên đường đời. Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy... đã trích vào trái tim
đau của người thi sĩ. Anh cùng với thiên nhiên ru quanh cô quét lá:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ
vắng
Em thầm thì quét lá, bên
tôi!
Tả về nỗi người, cảnh đời mà thơ như mộng:
Em hoá thành thơ rơi lặng
lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn
triền miên
Nhà thơ buồn, đau với những nỗi đời trong xã hội? Khoảng không gian bao
trùm lên phố khuya vừa thực, lại vừa ảo. “thực”: là cảnh trời đất gió sương, lá
cây rơi xào xạc, hàng dương liễu hiu hắt bên hồ với một vầng trăng cô đơn:
Trăng như đứa không nhà
trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa...
Cái bòng trăng cũng cô độc, bơ vơ như người thi sĩ = còn “ảo”: vì câu
thơ đã chứa cả linh hồn cùng trái tim người. Không phải cái bóng trăng nó lạc
lõng, cô đơn đâu? mà chính là nhà thơ đấy! Anh cảm đồng với thân phận cô quét
lá, xót xa với nỗi kiếp người cần lao, để những giọt thơ rơi ra.
Ta hỏi: Tại sao bóng của rừng thu lại vào đây? - Đấy là cõi mộng của nhà
thơ. Vốn là một thi sĩ đa tình, nhìn cảnh phố khuya - Phạm Ngọc Thái ngỡ như
mình đang đứng trong bóng rừng thu xưa của cố thi nhân Lưu Trọng Lư: có con nai
vàng đang ngơ ngác… Nhưng nếu con nai vàng nó vẫn sống nhởn nhơ, tung tăng nhảy
trong rừng thu đẹp như tranh vẽ (thì đó lại là thơ của Lưu Trọng Lư) - Ý thơ sẽ
trở nên mâu thuẫn với cảnh đời bọt bèo, lầm lụi của cô quét lá đêm trong chốn
dân gian. Bởi thế, con nai vàng phải chết!
Mới là thơ Phạm Ngọc Thái.
"Con nai vàng chết bóng thu
xưa..." - Câu thơ mang ý nghĩa tượng trưng. Nó muốn nói rằng: Những con
người lao động nghèo khổ, phải kiếm miếng cơm, manh áo, vật vã chốn đời thường
- thì đầu óc nào mà mộng mơ đến cảnh con nai vàng đẹp như tranh cổ tích của cố
thi nhân!? Cho nên, hình ảnh "con nai vàng chết" đã phản ảnh tới sự mất
mát, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần của người lao động. Đây là hai câu
thơ hay nhất bài!
Thế rổi, cả hồn vía nhà thơ nhập vào cô quét lá. Anh nhìn theo mãi cái
bóng đi xa dần ở phố đêm kia:
Cô quét lá đêm hồ khe
khẽ vào khuya...
Cái bóng người quét lá lẩn khuất trong đêm, như thân phận nhân gian lầm
lụi hết kiếp này, qua kiếp khác. Thơ giàu tính nhạc và thấm đẫm tình người. Về
phương pháp tư duy, ta hãy đem đối chiếu với bài "Đây thôn Vỹ Dạ" của
thi nhân Hàn Mặc Tử - Như một số nhà bình luận có nhận định: âm hưởng trong thơ
Phạm Ngọc Thái, ảnh hưởng khá sâu sắc thơ Hàn Mặc Tử. Đó là lối cảm xúc thơ
theo thi pháp "tương ứng cảm quan" của trường phái thơ tượng trưng ở
châu Âu đầu thế kỷ XX. Ở trong bài "Đây thôn Vỹ Dạ", khi Hàn Mặc Tử
nói về cái duyên phận hẩm hiu, cách trở giữa thi nhân với nàng Hoàng Cúc bằng
hinh ảnh tượng trưng:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa
bắp lay...
Nghĩa là: Anh theo đường anh, em đường em / Duyên phận đôi ta có thế
thôi! - Phân chia, cách biệt như con gió với làn mây ở trên trời. Tâm trạng
thì u hoài, buồn nản tựa dòng nước lặng lờ bên những bông hoa bắp phật phờ lay ở
bờ sông.
Còn trong bài "Cô quét lá đêm hồ", tác giả dùng hình ảnh cái
chổi mòn quét cả đời, cả kiếp... làm tượng trưng nói về thân phận người lao động
như đã phân tích trên.
Trong đoạn thơ cuối của bài "Đây thôn Vỹ Dạ": Hàn Mặc Tử mơ tưởng
hình bóng người thương, nhói lên những uẩn khúc trong lòng:
Mơ khách đường xa, khách
đường xa
Áo em trắng quá nhìn
không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm
đà?
Thì trong bài thơ Phạm Ngọc Thái, ta nhận thấy cái tâm trạng cảm hoài của
nhà thơ về cô quét lá, những thân phận mịt mờ, lầm lụi trong chốn dân gian:
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ
vào khuya...
Còn về cấu tứ - Hai bài thơ đều được chia làm ba khúc, mười hai câu,
phong dáng tư duy tương đối giống nhau.
"Cô quét lá đêm hồ" là một bài thơ đời sâu sắc và hay.
2/. “EM BÁN XOÀI” -
Nói về những kiếp đời vất vưởng, lang
thang trong chốn nhân quần. Bài thơ vẽ lên một khung cảnh ở thành phố biển Nha
Trang, dưới bóng hàng dừa xứ sở. Đó là những cô gái “bán xoài” nổi trôi, để kiếm
sống qua ngày:
Em bán xoài đi đêm trên
cát trắng
Bãi biển chập chờn
kiếp đời
các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió
ru êm
Dẫy cột đèn đứng đêm côi
lạnh.
Xót thương cho các thân phận lạc loài ấy, cả đến những chiếc cột đèn đã
được nhân cách hóa, linh hồn của chúng cũng hắt hiu trong đêm giá lạnh. Hàng dừa
thì se sẽ ru quanh các cô gái, lời ru ngọt ngào của quê hương.
Nghe nói: ngày ấy, nhà thơ trở về sau cuộc chiến tranh. Anh đi ngang qua
đây và đã gặp những cô gái bán xoài:
Xoài em chín, đêm tàn
canh em đón khách...
Giọt thơ buồn như ngọc
sương rơi
Các cô gái đã bị xô đẩy ra bên lề cuộc sống. Dòng thơ như những giọt
sương, rơi buồn bã xuống các kiếp đời. Làn điệu êm và tha thiết đến lạ lùng.
Tác giả đã khắc họa một thế giới bao quanh, bằng hình ảnh của một biển cả mịt
mùng sóng bão. Nó giống như miệng của con thuồng luồng khổng lồ, chỉ muốn nuốt
chửng những thân phận nhỏ nhoi, yếu đuối kia:
Biển to lớn - Bóng em nhỏ
thẫm
Linh hồn treo ngoài thế
giới em đi
Trên những cành dừa hay trong
đám mây qua?
Những thân phận vất vưởng không có nơi bám víu, có khác nào kiếp đời bạc
bẽo của nàng Kiều đang hiển hiện lên?
Thế giới em đi "vòng
thiên la địa võng"
Tóc còn xanh, em bán kiếp
đời trôi...
Hình ảnh chúng vật vờ, cát bụi. Những chiếc cột đèn lại được tái hiện đứng
hiu hắt trong đêm, ánh đèn mờ mịt tựa các linh hồn đang khắc khoải. Như lời
Kinh Thánh đã nói: Ta sinh ra từ cát bụi lại trở về cát bụi…
Cảm đồng trong cõi nhân gian, nhà thơ
cùng với hàng dừa quê hương cất lời ru em, tiếng ru chan chứa tình đời:
Các cô gái đi đêm như các
cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió
ngàn năm...
Chủ nghĩa nhân văn của bài thơ, chính là lòng thương người và nỗi đau
nơi nhân tình thế thái.
3/. “LÀM MA EM VỢ” -
Là một bài thơ có tính xã hội học sâu sắc, in lần đầu tiên trong tập
"Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009. đã được nhà văn Đào Viết
Minh binh rất khúc triết. Mấy điều đáng lưu ý:
a-
Bài thơ rất giàu bản sắc dân gian. Về tính triết học, nó dựa theo thuyết
bản mệnh trong kinh phật. Tôi xin trích hai câu cuói của bài để phân tích:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ, (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời
(*)
Theo kinh phật: Chỉ có người đã chết mới hết nợ đời! Ý của câu thơ, tác
giả muốn vấn an hương hồn em: Em chết, coi như đã trả hết nợ đời đó em! Cầu
mong hương hồn em được siêu thoát nơi suối vàng. Nhà văn Đào Viết Minh đã bình
như sau:
" Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu
trúc của một bài thơ tượng trưng. Theo quan điểm về nỗi kiếp đoạn trường nơi bể
khổ dân tình của cụ Nguyễn Du, thông qua thân phận nàng Kiều - Nàng Kiều trải
qua bao khổ nạn, nhục nhã ê chề. Mấy lần phải đắm tấm thân ngà ngọc của mình
trong chốn thanh lâu nhơ nhuốc, đến mức phải tìm cách quyên sinh cho thoát nợ.
Nàng đã nhảy xuống sông Tiền Đường để chết... nhưng rồi lại được Giác Duyên vớt
cứu - Nghĩa là, theo thuyết bản mệnh, món nợ kiếp của nàng Kiều chưa hết. Nàng
vẫn phải sống để trả nốt nợ đời:
Làm cho sống đọa, thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp
này mới thôi
( Kiều )
Trở lại với bài thơ "Làm ma em vợ" của Phạm Ngọc Thái, với
câu:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết
nợ,
Ý của câu thơ như đã phân tích trên. Còn câu thơ dưới:
Anh ở vì chưng
trả nợ đời
Anh còn sống, chẳng qua vì đời chưa hết nợ. Trả hết nợ đời rồi, anh cũng
đi thôi! ".
Và nhà bình luận kết luận rằng: "Làm ma em vợ" là tiếng khóc bật
ra từ trong nỗi kiếp dân tình.
b-
Chìm sâu trong bài thơ, nó mang ý nghĩa phê phán xã hội, vẫn còn nhiều sự
bất nhân. Ngay câu mở đầu:
Em kết liễu, tự giải thoát
mình khỏi "kiếp"!
"sống" mà phải tìm cách tự kết liễu mình để thoát khỏi cảnh sống,
thì không biết có kiếp nạn nào khốn khổ
hơn? Suy cho cùng, nó cũng chỉ là một nạn nhân của xã hội mà thôi.
c- Cấu tứ bài thơ súc tích, tình
thơ cảm động, sâu sắc nghĩa đời. "Nghĩa tử là nghĩa tận", nhà thơ đã
cầu nguyện cho em:
Anh thắp cho em một nén
nhang đời
Và lễ tạ:
nam-mô-di-phật!
Ở đoạn thứ hai, lời thơ mang âm hưởng như
những tiếng khóc tang nơi dân dã:
Người sống đưa chân người
chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh
này
Mẹ, cha... queo quắt còn
ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội
quay.
Ý tứ đã được gạn lọc để hợp với hoàn cảnh, nông nỗi về cái chết của người
em.
Xét về cả nội dung và ngôn ngữ nghệ thuật: "Làm ma em vợ" có
chân dung của một bích phẩm thi ca! Cho dù thời thế có biến đổi, lịch sử có
thăng trầm... thì tình thơ vẫn có khả năng tồn tại trường cửu cùng năm tháng.
Ta hãy đọc cả đoạn thơ cuối:
Em ơi, chữ "kiếp"
trước chữ "người"!
Sống cần cố gắng, chết rồi
thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ,
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Tác giả đã kết hợp cả duy tâm và duy vật biện chứng để phản ảnh quan niệm,
màu sắc tín ngưỡng xã hội trong mối quan hệ cuộc sống, cá nhân với cộng đồng.
Bài thơ chỉ có ba đoạn, mười hai câu, mà ý nghĩa rất sâu sắc! Nó có thể trở
thành một trong những bài khóc tang có giá trị điển hình.
4/. “NỖI TRĂN TRỞ NGƯỜI ĐI TÌM VÀNG” -
Tác giả đã sáng tác bài thơ này trong những năm tháng ở nước ngoài vào
cuối thế kỷ XX. Thi phẩm đã được xuất bản lần đầu tiên trong tập "Có một
khoảng trời", Nxb Hà Nội 1990 - Để phản ảnh một bối cảnh xã hội, sự bi hài
trong cuộc sống, nhiều nơi dân tình rơi vào sự đói nghèo, hoạn nạn. Sau đó bài
thơ đã được nhà văn Khánh Hòa bình rất sâu sắc. Trong bài viết này, tôi lược
trích bài bình của nhà văn Khánh Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
LỜI BÌNH: Vào những thập kỷ cuối cùng của
thế kỷ XX, các đoàn người xuất khẩu lao động ồ ạt đổ ra nước ngoài. Bối cảnh
trong nước hỗn độn. Nền kinh tế xã hội sa sút, đời sống dân tình, nhất là nhiều
vùng quê rơi vào cảnh nghèo khổ đáng báo động. Thế giới thì đảo loạn. Sang thập
niên 90, Xô Viết Nga tan vỡ và hàng loạt các nước XHCN Đông Âu bị sụp đổ. Sương
mù chủ nghĩa bao phủ bầu trời, như ở trong bài Trở Về của tập thơ Người Đàn Bà
Trắng, tác giả đã viết:
Đông Âu bão giật xiêu
Thành Mác
Bốn bể chân trời lạc
khói sương...
Những trăn trở riêng chung của tác giả, trước thực cảnh các đám dân dã
đi tha phương kiếm sống:
Tôi sống âm thầm
trong một
đoàn người hỗn hợp
Rời quê qua bên kia biển
sóng
Kẻ tìm vàng - Người vì
cảnh nghèo đi
Những lớp người này phần lớn đều thuộc con em các gia đình nghèo khổ,
tình cảm quê hương gắn bó rất tha thiết. Song cảnh tượng diễn ra nơi đất khách,
quê người thì thật kinh khủng - đến mức đạo lý sống tưởng chừng không còn chỗ để
dung thân. Nhiều khi tranh giành, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời:
Đạo lý có hoá thừa đành
giả dại làm ngơ
Đứa mách qué lại vân vi
dễ sống...
Lòng anh luôn bị dày vò, xa xót:
Hạt muối xót tháng năm
và lòng ai đắng?
Tôi nhận chìm tôi vào
những lãng quên!
Tiếng thơ từ trong trái tim đau bật ra, mặn đắng hơn cả dòng nước mắt. Ta
hãy nghe xem cái giá phải trả của những kẻ đi xuất khẩu lao động đó, như thế
nào:
Ai mang bán vàng mười giữa
phiên chợ đông (1)
- Câu (1) này: Sử dụng ý thơ của
Nguyễn Duy: Còn chút vàng mười mang ra bán nốt/- "vàng mười" ở đây, chính là thứ
vàng của lương tâm - Nghèo cực quá, thì đến cả tâm hồn cũng phải mang mà bán
cho quỉ sứ! Nền tảng xã hội quá thấp, cá nhân làm sao có thể giữ cho mình trong
sạch được? Huống hồ, quan hệ cuộc đời còn có cả gia đình và những người thân. Nếu
nhà thơ kia, có lúc còn phải mang cả
"một chút vàng mười" còn sót lại trong mình ra phiên chợ người mà
bán, thì hẳn cái thứ vàng kiếm được của đám người lao động tha phương, giá đổi
chua chát hơn nhiều:
Tôi tìm chắt những bụi
vàng như anh lính lê-dương
lọc sàng từng đống rác...(2)
- Câu (2): Phỏng theo tích truyện
Bông Hồng Vàng của nhà văn Nga Pau-Tốp-xki -
Có người lính lê-dương làm cận vệ cho một viên tướng Pháp. Trong chuyến
sang chiến trường Đông Dương, viên tướng ấy mang theo một cô con gái nhỏ. Trước
khi bị tử trận, viên tướng còn kịp dặn lại người lính cận vệ của mình: Hãy mang
cô con gái của ông về trao lại cho mẹ nó ở Pa Ri!
Trên đường về Pháp lênh đênh qua đại dương, bé gái ngây thơ cứ thầm ao ước
có một Bông Hồng Vàng. “ Bông hồng vàng “ chính là biểu tượng, cho ước mơ hạnh
phúc của cuộc đời bé gái. Những tháng năm sau đó, cuộc sống cực khổ đã xô đẩy
anh lính trở thành một người quét rác nghèo hèn, sống trong một túp lều xiêu vẹo
dưới gầm cầu ngoại ô Pa Ri. Ngày ngày, khi quét qua các cửa hiệu kim hoàn, người
quét rác lại chắt vét lấy những nắm cấn rác có dính chút bụi vàng mang về nơi
mình ở. Năm này qua năm khác, dần dà anh ta cũng tích được một ít vàng, đủ để nhờ
người thợ kim hoàn làm cho cô bé gái một bông hồng vàng nhỏ. Cô bé ấy giờ đã trở
thành một thiếu nữ xinh đẹp ở Pa Ri.
Trớ trêu, bông hồng vàng chưa kịp gửi đi
cho cô gái, thì người quét rác đã chết trong đói nghèo và tủi nhục. Xác anh nằm
trên một manh chiếu mục, đầu vẫn gối lên bông hồng vàng nhỏ, sau đó bị người thợ
kim hoàn đến lấy đi mất… không đến được tay cô gái.
Vậy là, thứ vàng mười lương tâm mà nhà
thơ kia đã phải mang ra chợ người để bán, cũng như vàng của kẻ quét rác lăn lộn
kiếm từ trong rác bẩn cuộc đời, với loại vàng mà đám người lao động làm thuê ở
nước ngoài kiếm được:
Dầu kẻ bán - Người tìm
vàng có khác
Nhưng giá vàng tính
cũng như nhau.
Nó đã phải đổi bằng sự tủi cực và nhục
nhã. Đem cả ba thứ vàng đó đặt lên chiếc bàn giá của lương tri, thì chúng đều
phải trả cái giá đổi như nhau mà thôi. Nó phục lại một bối cảnh xã hội đầy mâu
thuẫn, đạo lý bị tha hoá. Dung lượng thơ có sức chứa tính thời đại rất lớn. Nỗi
đau và tình thương yêu giằng xé trong lòng những con người ấy. Kịch tính biết
bao, khi chính họ lại phải sống với nhau thật bi hài:
Giả dại ở đời thường mà
khôn lại trong mơ...
Bài thơ tuy là tự sự bản thân, nhưng đã trở thành đại diện cho một lớp
dân sinh đông đảo nhất xã hội. Cuối cùng tác giả lý giải về mục đích, mà những
nỗi đời trớ trêu ấy đã phải chịu đựng:
Nhưng tôi đã có một thỏi
vàng, thứ vàng rất thật
Đánh một đoá hồng vàng,
tôi trao đứa con thơ
Người vợ quê hương mỏi mắt
đợi chờ
Một chút nữa với bạn bè
thân hữu...
Chỉ với hơn hai mươi câu thơ: Nỗi Trăn Trở Người Đi Tìm Vàng phục lại cả
một "một tấn đời"! Bài thơ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tính điển
hình thời đại. Trong một giai đoạn có nhiều biến động phức tạp xẩy ra, cả trong
nước và trên thế giới.
BÙI VĂN DONG
Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia.
NR: 35 phố chợ Gia Lâm, Hà Nội
No comments:
Post a Comment