Nhà bình thơ Châu Thạch
MỘT
BÀI THƠ HAY KHÔNG ĐỀ
CỦA VÕ THỊ NGUYÊN
CỦA VÕ THỊ NGUYÊN
Châu Thạch
Tôi có thấy một người điên chuyên đi lượm rác dọc
các vỉa hè. Anh ta chọn những loại rác có màu sắc đẹp, để riêng ra rồi ngồi ngắm
nghía mãi.
Nếu vị phó chủ tịch Hội Nhà Văn ở thành phố Hồ Chí
Minh nói rằng thơ trên facebook là rác, thì có lẽ tôi là một người điên giống
như người điên đi lượm rác kia, vì tôi đam mê dạo đọc trên facebook và chọn
nhưng bài thơ ưng ý để riêng ra, rồi say mê viết về nó. Cũng vì thế, có người
đã chê tôi bất tài, chỉ viết được cho những tác giả vô danh, và cũng vì thế một
vài nhà thơ đàn anh hữu danh đã tỏ thái độ bất bình vĩ lẽ tôi không viết được
gì cho họ theo yêu cầu của họ. Tôi đành
tạ lỗi với các vị ấy vì thật tình, dầu thơ họ hay cách mấy mà không gây cảm xúc
cho tôi thì làm sao mà viết được? Tôi chỉ viết được và không thể không viết khi
một bài thơ nào đó, của bất kỳ ai đó đã làm cho con tim tôi rạo rực, giống như
hồi còn trẻ, tôi phải đi theo một tà áo,
một tia mắt hay một gót chân hồng thu hút cả linh hồn tôi vậy. Ví dụ như hôm
nay, một bài thơ của Võ Thị Nguyên, người hình như còn rất xa lạ với diễn đàn
thơ, đã thu hút tôi như một tà áo rất đẹp, khiến tôi phải đi theo tà áo lất phất
bay ấy, và phải viết về nó.
Chỉ đọc hai câu thơ đầu tiên của bài thơ nầy, thì một
bức tranh vừa đẹp vừa lạ đã hiện ra trước mắt: Một cành hoa xuân vắt qua vòm cổng
đương giữa mùa hạ. Hương thơm của hoa ngào ngạt đến nổi làm xao xuyến lòng người.
Chỉ là hai câu thơ bình dị nhưng cành hoa đã điểm xuyết cho khung cảnh mùa hạ
tươi mát và làm cho ai đọc nó cũng cảm nhận được niềm vui như tràn vào tâm hồn. Ngoài
tâm hồn thơ, tác giả phải có con mắt của một họa sĩ hay một nhà nhiếp ảnh mới bất
ngờ khám phá được vẻ đẹp khác lạ giữa mùa hè oi bức. Khi ta đọc hai câu thơ “Chớ
bảo xuân tàn hoa rụng hết/Đêm qua- sân trước- một cành mai” của thiền sư Mãn
Giác làm cho ta thú vị như thế nào thì cũng tương tự như thế, hai câu thơ trên
của Võ Thị Nguyên cho ta một suy nghiệm trong cuộc sống. Tác giả dùng sự nhận
biết trực giác để mô tả một hình ảnh đơn giản sinh động trong thực tại. Hình ảnh
đó nói lên được sự huyền nhiệm thần kỳ xảy ra ngoài cái quy luật của vũ trụ:
Ve
đã rền vang trên vòm cổng
Vắt
qua vườn hạ,một cành xuân
Sắc
quyện mùi hương… xao xuyến quá
Cảm
ơn tình hoa… tha thiết cùng vườn...
Thiền sư Mãn Giác chỉ cho ta một đóa “nhất chi mai” rồi không nói gì thêm, để
cho ta tự chiêm nghiệm ý nghĩa của đóa hoa, là vật của đất trời, hồn nhiên ẩn một
ý nghĩa cao siêu trong hình hài bé nhỏ. Võ thị Nguyên thì khác, tác giả nói rõ hơn
cái hình ảnh đơn sơ đó đã làm khởi sắc cho cả khung cảnh, và cành hoa đó như có
linh hồn, đem một thứ “tình hoa” tha thiết đến cho vạn vật và cho cả hồn người:
“Sắc quyện mùi hương… xao xuyến quá/ cảm
ơn tình hoa…tha thiết cùng vườn”. Dễ hiểu thôi, vì Võ Thị Nguyên không phải là một thiền sư, tác giả viết
được ra cảm nhận trong vô thức của mình, cái cảm nhận hoàn toàn của một tâm hồn
nhạy bén của thi sĩ, hòa hợp tự nhiên cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời.
Ở bốn câu thơ sau, thật là tuyệt vời khi dùng “chiếc áo mùa xuân cũ” để đặt vào trong
đêm trăng của mùa hè hiện thực. Tác giả đã dùng một phương pháp tá khách mà
hình như chưa có ai dùng để bày tỏ tâm sự “Ngậm
ngùi thương nhớ…mảnh trăng xưa” của mình. Thật tình tôi không có chữ để diễn
đạt sự thích thú của tôi khi đọc bốn câu thơ nầy. Bốn câu thơ như trực chỉ vào
hồn ta cảm nhận được cái đêm trăng mùa hè trong trẻo vô biên bằng cụm từ “Trăng thiếu nữ”, và chỉ chiếc áo “mùa xuân cũ thôi” nó đem tâm hồn ta
quay về với sự thân yêu thắm thiết của quá khứ.:
Nguyệt
sáng trời đêm... Trăng thiếu nữ
Lung
linh chùm phượng..đón hè về…
Có
người mặc áo mùa xuân cũ…
Ngậm
ngùi thương nhớ... mảnh trăng xưa.
Ở khổ thơ trên, một cành hoa vắt qua cổng múa hè có
tiếng ve ca hát. Ở khổ thơ sau, một chiếc áo mùa xuân mặc trong đêm mùa hè dưới
chùm hoa phượng, dưới ánh trăng rằm. Cả hai khổ thơ tỏa ngát sự tươi thắm giữa mùa
oi bức, cho ta một cảm giác thanh thản nhẹ nhàng để quay về quá khứ. Bài thơ có
lẽ rất vô tình, tác giả gởi đến ta một quan niệm sống rất vô vi, không có mới
mà cũng không có cũ, mới hay cũ đều nằm trong ý niệm của tâm tư ta mà thôi. Hoa
của quá khứ, áo của quá khứ nhưng lồng trong hiện tại làm cho hiện tại trở nên
vô cùng ý nghĩa và làm thi vị biết bao cho cuộc đời.
Châu Thạch
KHÔNG
ĐỀ
Ve đã rền vang trên
vòm cổng
Vắt qua vườn hạ, một
cành xuân
Sắc quyện mùi hương…
xao xuyến quá
Cảm ơn tình hoa… tha
thiết cùng vườn...
Nguyệt sáng trời
đêm... Trăng thiếu nữ
Lung linh chùm phượng…
đón hè về…
Có người mặc áo
mùa xuân cũ…
Ngậm ngùi thương nhớ…
mảnh trăng xưa.
Lập Hạ, 20.3 - MT
Một ngày...nhiều cảm
xúc...
Võ Thị Nguyên
No comments:
Post a Comment