Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên
NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ - (Kì 24)
(77)南柯一夢 [Nam Kha nhất mộng]
(giấc mộng Nam Kha)
Trong
"Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng
thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo
khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam
Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.
Đương lúc vợ
chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng
thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần
đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh
phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết
trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô
tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức
vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh
dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một
nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo
hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.
Cũng có sách chép:
Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.
Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao.
Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Cũng có sách chép:
Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.
Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao.
Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín.
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Giấc Nam Kha khéo bất
bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu:
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu:
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Tiếng sen khẽ động giấc hòe.
Trong "Bích câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Trong "Bích câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa an.
Cổ thi có câu:
Cổ thi có câu:
Trăm năm một giấc kê vàng.
"Kê vàng" cũng gọi là gạo "hoàng lương", một thứ ngũ cốc nhỏ như cát, màu vàng. Nhà nghèo bên Tàu ngày xưa dùng kê để ăn thay gạo.
Trong "Đoạn trường tân thanh" có câu:
"Kê vàng" cũng gọi là gạo "hoàng lương", một thứ ngũ cốc nhỏ như cát, màu vàng. Nhà nghèo bên Tàu ngày xưa dùng kê để ăn thay gạo.
Trong "Đoạn trường tân thanh" có câu:
Hoàng lương chợt tỉnh hồn
mai.
"Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
"Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
Đồng nghĩa với thành ngữ này là:黄粱一梦 [Hoàng Lương nhất mộng]
(giấc mộng Hoàng Lương)、黄粱美梦 [Hoàng Lương mĩ mộng]
(Hoàng Lương mộng đẹp)、白日做梦 (mơ giưa ban ngày) . (Xem
thêm kì số 23)
Trái nghĩa với thành ngữ là:
Trái nghĩa với thành ngữ là:
梦想成真[ mộng tưởng thành chân] (mơ mà thành thật)、心想事成 [tâm tưởng sự thành](lòng mong muốn mà sự thành)、天从人愿 [thiên tòng nhân nguyện] (trời theo ý người)
78) VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY
Rất nhiều người chúng ta đều biết câu thành ngữ này nhưng không mấy ai tỏ
tường nguồn gốc, câu chuyện đằng sau câu nói quen thuộc của người xưa.
Vào những năm cuối của triều đại nhà Đường, ở Tuyên
Châu có một gia đình nằm sát bên một ngọn núi vừa cao vừa đồ sộ. Gia đình họ có
ba người gồm hai vợ chồng trẻ và một cậu con trai nhỏ tuổi.
Mỗi đêm trôi qua, cậu bé này đều thấy một con quỷ dẫn
theo một con hổ đến để truy bắt mình. Cậu bé đã chứng kiến cảnh ấy đến hơn mười
lần rồi. Vì vậy, cậu liền nói với cha mẹ rằng: “Cha mẹ! Hằng đêm quỷ đều dẫn
hổ đến truy bắt con, chắc con sẽ không thoát khỏi cái chết. Con nghe người xưa
bảo rằng hổ ăn thịt người, hồn người ấy không biết đi đâu, lại theo con hổ, để
đưa hổ về ăn thịt người khác, vì thế những kẻ giúp kẻ ác làm ác đều gọi là
Trành. Khi con biến thành Trành, con hổ bắt con dẫn đường đi ăn thịt người,
con sẽ dẫn nó đến làng mình. Cha hãy làm bẫy, chắc chắn sẽ bắt được nó, cứu được
dân làng.”
Không lâu sau, cậu bé này quả nhiên bị
con hổ đến ăn thịt.
Qua mấy ngày tiếp theo, cha của cậu bé nằm mộng. Trong
giấc mộng, cậu bé hiện về nói với cha rằng: “Cha ơi! Con đã biến thành
Trành, ngày mai con sẽ dẫn lão hổ đến làng mình. Cha hãy làm một cái bẫy chỗ
ngã ba đường để bắt hổ.”
Người cha tỉnh dậy, nhớ lại lời con trai nói trước khi
chết và trong cả giấc mơ, liền tin theo. Ông cùng với dân làng đào ngay một cái
bẫy thật lớn theo đúng lời cậu bé căn dặn. Quả nhiên, ngày hôm sau, một con hổ
già đã bị mắc bẫy và dân làng đã bắt được con hổ ấy.
Câu thành ngữ: 为虎作伥 [vi hổ tác
trành] (Vẽ đường cho hươu chạy) cũng từ đây mà ra đời.
Chữ 伥 [Trành] Từ điển
Hán Việt [NXB Văn hóa thông tin, 1999, tr. 79] giải thích là: Ma trành (truyền thuyết dân gian: Hồn ma người bị hổ
ăn thịt gọi là trành, nó sẽ theo con hổ giúp con hổ tìm người khác để ăn thịt.)
(79)背水一戰 (Bối thủy nhất chiến) với nghĩa đen là: lưng tựa sông đánh trận.
Hàn Tín (256–195 TCN) là một nhà chiến lược quân sự và vị tướng có công rất
lớn trong việc lập nên triều đại nhà Hán (206 TCN – 220 SCN).
Sau khi chinh phục nước Ngụy vào năm 205 TCN, Hàn Tín lập tức nhận được lệnh
tấn công nước Triệu. Quân Triệu có khoảng 200 nghìn binh lính, trong khi Hàn
Tín chỉ dẫn khoảng 30 nghìn quân.
Quân Triệu nắm giữ vị trí rất thuận lợi và chặn đứng các cửa ngõ quan trọng
vào nước Triệu. Lối vào độc đạo nằm ở phía Tây của dãy Thái Hành Sơn, còn phía
trước là một dòng sông chảy xiết.
Bản thân Hàn Tín hiểu rõ những điều kiện bất lợi mà quân sĩ đang phải đối
mặt. Ông cũng thấy rằng các binh sĩ đã mệt mỏi sau chặng đường dài và nguồn tiếp
tế có thể dễ dàng bị cắt đứt bởi quân Triệu. Ông đã nghĩ ra một kế.
Hàn Tín ra lệnh cho phần lớn quân của mình vượt qua sông, đối diện với
doanh trại địch, cách khoảng 30 dặm từ nơi cửa ngõ. Sau đó, ông cho một số quân
đào hào và lập chiến lũy.
Các tướng lĩnh và binh lính Triệu đã cười nhạo Hàn Tín, họ cho rằng đó là
một sai lầm chiến thuật bởi trong trường hợp thất bại, sẽ không có cách nào
thoái lui được vì có con sông phía sau. Hàn Tín đã không hề lay động.
Ông đã bí mật ra lệnh cho 2000 quân xâm nhập vào trại của Triệu và cắm những
lá cờ Hán tại đó ngay sau khi lính Triệu bỏ ra ngoài.
Giữa đêm đó Hàn Tín dặn binh sĩ chỉ ăn nhẹ và hứa sẽ có một bữa tiệc vào
hôm sau khi đánh bại quân Triệu. Mặc dù họ làm theo mệnh lệnh của Hàn Tín nhưng
ngay cả những tướng lĩnh thân tín của ông cũng không thực sự tin điều đó.
Sớm hôm sau, Hàn Tín ra lệnh cho quân phất cờ nổi trống tiến tới cửa ngõ.
Quân chủ lực của Triệu rời trại đuổi theo quân Hán.
Hàn Tín ngay lập tức ra lệnh cho quân rút về thủ thế. Quân Triệu tức tốc
đuổi theo. Hán binh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chiến đấu đến cùng, điều
này khiến quân Triệu khiếp sợ.
Để thiết lập lại thế trận, tướng Triệu ra lệnh cho quân rút khỏi cuộc
giao tranh. Khi quân Triệu rút về trại, họ phát hiện cờ Hán tua tủa khắp nơi.
Họ nghĩ rằng mình đang bị tấn công từ phía sau và vô cùng hoảng hốt. Ngay
lúc ấy, Hàn Tín dồn toàn lực tấn công và quân Triệu đã bị đánh bại.
Trong bữa tiệc mừng chiến thắng, Hàn Tín được hỏi tại sao ông lại để binh
lính dàn trận khi phía sau là con sông. Ông trả lời: “Trong tình huống như vậy,
một người lính sẽ chiến đấu bởi họ không thể trốn chạy. Nếu họ được đặt ở tình
huống có thể rút lui, họ sẽ rút.”
Chiến thuật này dẫn đến thành ngữ 背水一戰 (Bối thủy nhất chiến) với nghĩa đen
là: lưng tựa sông đánh trận.
Nó được dùng để mô tả tình huống mà người ta phải chiến đấu để chiến thắng
hay bỏ mạng, hoặc trong khi một người phải nỗ lực hết mình để giành sự sống.
Nguyễn Ngọc Kiên
No comments:
Post a Comment