BÀI THƠ ÔNG ĐỒ
mỗi năm mai đào nở
lại có mươi cụ đồ
khăn đóng áo the mới
ôm tráp ngồi hiên ga
lơ thơ người thuê viết
nào cuốc cước gia gia
mưa bụi bay lất phất
ngoài phố thưa người qua
mỗi năm càng mỗi vắng
các cụ giờ quá già
mực xạ trong nghiên ngọc
điểm thêm nét tài hoa
thương về nơi Tần Lĩnh
nào núi Tản sông Đà
người cũ giờ quá vãng
ngoài phố hoa là hoa
lịch sử giờ đổi khác
bóng chiều nghiêng tà tà
chữ nghĩa ruồi nhặng đậu
nặng lòng nỗi xót xa
mỗi năm hoa đào nở
ngày xưa có ông Đồ
bây giờ hoa đào nở
không thấy cụ đồ xưa ?
xuân cũ có Nguyễn Du và Tú Xương
xuân vừa vừa có Tản Đà và Nguyễn Bính
xuân này có Nguyễn Bắc Sơn cùng Lâm Chương
xuân tới ? liệu còn ai làm thơ nữa ?
mỗi năm đào nở rồi đào tàn
hỡi ơi nhà thơ và nhà văn ?
xuân đi xuân đến
đào nở rồi tàn
ông Đồ tới một chặp
đi luôn ?
tháng năm xoay vần
bốn mùa luân chuyển
kiếp người chỉ một lần
mưa phùn bay lất phất
trên góc phố góc phường
trên tháp chuông ?
chợt nhớ cụ Đồ
Vĩ Đình Liên
MỖI NĂM HOA
ĐÀO NỞ
chỉ thấy ông
Đồ già
bày mực tàu
giấy đỏ
bên phố đông
người qua
năm nay hoa
đào nở
không thấy ông Đồ
xưa
mưa phùn
giăng trên giấy
hồn nơi nao
? bây giờ ?
lịch sử đã
sang trang
bút sắt thay
bút lông
cái học xưa
đã hỏng
Tú Xương đã
nản lòng ?
năm nay hoa
đào nở
tìm mãi chả
cố nhân ?
người cũ không còn nữa
mà nét mực vẫn
còn ?
làm người ai không già ?
chế độ nào
thì cũng qua
cố níu lại
vô ích
những nhà
máy xay lúa
bằng chong
chóng gió
những guồng
nước lấy nước
trên sông chả
còn
tất cả đều
dĩ vãng
kể cả những
ông Đồ
CỨ CUỐI NĂM
theo gió
đông
hoa đào rơi
lác đác
không có ông Đồ
nhưng có nhiều
ông Đồ trẻ khác
toàn là lá
vàng bay
xào xạc
mỗi năm hoa
đào nở
lại thấy ông
Tàu Già
cầm bộ đồ tẩm
quất
leng keng phố
Hàng Gà
mưa phùn
giăng giăng phố
hàng Puồm Pạc, Pông Pồ
từ hang cùng
ngõ hẻm
đến giữa chợ
Hàng Hoa
năm nay hoa
đào nở
không thấy ông
tàu già
mưa nhẹ trên
phố Khách
toàn phùn xẩy
phá xa ?
cát bụi hoàn
cát bụi
khác nhau
nơi thủ tục
có nơi thiên
táng
có nơi thủy
táng
và có nơi hỏa
táng
có nơi đọc
kinh
có nơi gõ mõ
đánh chuông
có nơi thổi
kèn
kèm theo mấy
vòng hoa cườm
bông hồng
kể như xong
?
250 NĂM TRƯỚC
dưới cội cây
hòe
cụ Nguyễn Du
múa bút
sau đó thì cụ
Tú Xương
Tản Đà
mưa phùn bay
lất phất
dưới cội hoa
đào già
mọi thứ qua
mới đây cụ
Nguyễn Bính
đời tàn dưới
sân ga
hàng Cỏ
hoa đào vẫn
nở
năm nào cũng
hoa đào
tàn rồi nở
trong gió
nhưng ông Đồ
thì không
đi luôn ?
năm tháng đi
qua đi qua mãi
mà mùa thì lại
giống y nhau
mùa thu hoa
cúc, xuân hoa đào
những nhà
máy chong chong gió
bây giờ bỏ
xó
câu đối tết không ai viết nữa ?
hoa đào mai
vẫn rơi ngoài ngõ
thế hệ giờ không cần chữ Nho
không cần ông Đồ
hoa đào mai
vẫn nở
mà không còn người
xưa ?
làm mặt trời
tròn mãi
làm cá thờn
bơn méo mãi
làm trăng
khi tròn khi méo
làm hề quá
khó
lúc mặt trắng
lúc mặt nhọ
làm người
quá khổ
BÀI THƠ HOA
ĐÀO (VĐL)
mỗi năm hoa
đào nở
tìm không ra
cụ đồ
chiếu bầu
cua cá cọp
bên phố đông
người qua
chỗ này bàn
tài xỉu
chỗ kia bàn
cò quay
hoa đào rơi
lất phất
xác pháo phố
thêm dầy
chỗ này bàn
xóc dĩa
chỗ kia sạp
bài tây
dưới đất bàn
cờ thế
bên cạnh bói
cầu may
người qua đường
vội vã
lưng trời
mưa bụi bay
hỡi cụ đồ
năm trước
bây giờ chốn
nào đây ?
mùa hạ trên
hồ hai chị em hái sen
lá xanh hoa
đỏ mặt nước êm
mùa thu chị
đã về nhà chồng
sang năm một mình em hái sen
năm nay gió
đông đào lại nở
góc phố thấy ông Đồ già
gió thổi mưa
phùn bay lất phất
phố phường
chen lấn đông người qua
(Thơ trên là
của Nguyễn Văn Hai
"Hai chị
em hái sen"
Thơ dưới là
thơ Ông Đồ Già
của nhà
giáo Vũ Đình Liên)
người hoài đầu, người hoài cổ
đều giống
nhau
quay mặt về
đằng sau ?
năm nào mà
chẳng hoa đào ?
cái đầu nô lệ
Tàu
vẫn chữ chân
chim đó
viết tới viết
lui ?
bên phố cổ
vẫn còn người
ngưỡng mộ
vẫn chen
chúc nhau
gật gật cái
đầu ?
ông đồ trốn
mất tiêu ?
nơi đâu ?
VŨ ĐÌNH LIÊN
những hồn
mươi năm cũ
giờ lạc lõng
nơi đâu?
hỡi ơi Thác
Bản Giốc
giờ sáp nhập
đất Tàu
chốn này quê
hương tạm
nhớ quê
mình biết bao ?
câu đối
không ai viết
vì không ai
biết chữ Hoa
ông Đồ cùng
ông Đạc
mất tiêu từ
thủa nào ?
ôi áo the
khăn đóng
nào tráp, mực
nghiên sầu
ông Đồ đã biến
mất
trên phố rặt
hoa đào
mùa xuân vẫn
thường đến
ông Đồ xưa
nơi nao ?
CHU VƯƠNG MIỆN
No comments:
Post a Comment