*Thái Quốc Mưu
CHIA SẺ CÙNG HỌC GIẢ, GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC THUẦN
BÀI
# 2/2
PHẦN
CHIA SẺ BÀI 2:
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Sách LÍ
QUẬT (1) của Hoành Cừ Tử (2) viết rằng……”. (Qu. 5. Tài Phẩm. trang 10).
Chú thích.
(1). LÍ QUẬT nghĩa là cái hang chứa đạo lí”. SAI!
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Danh xưng đầy đủ của tác phẩm trên đây là “Kinh Nghĩa Lí Quật”. Tiếng “Lí Quật” có nghĩa là “ngôn luận đầy nghĩa lý cao xa”. Chẳng
có hang hốc gì cả. Hai tiếng “Lí Quật” xuất từ tập “Thế Thuyết Tân
Ngữ” của Lưu Nghĩa Khánh (403 - 444).
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Sách NGỤ GIẢN của họ Thẩm viết rằng……”. (Qu. 5.
Tài Phẩm.10).
Chú thích.
- “Chúng tôi chưa được rõ về tác giả người họ Thẩm
và tác phẩm NGỤ GIẢN của ông”.
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Tôi, xin
cấp tư liệu cho ông. “Họ Thẩm ở đây là Thẩm Tác Triết (? - ?), người thời Triệu
Tống (960 - 1279). Từ điển nhân danh Trung Hoa thì không thấy có tên Thẩm Tác
Triết. Tiểu sử của Thẩm Tác Triết
chỉ được thấy vài giòng sơ lược trong một số thư tịch về Thư mục và Từ điển về các Văn học gia.
- Thẩm Tác Triết (Khoảng trước sau năm 1147 Công
nguyên còn tại thế).
- Thẩm Tác Triết (Văn Hiến Thông Khảo ghi là Trọng
Triết), tên Tự là Minh Viễn, tên Hiệu là Ngụ Sơn, người ở Hồ Châu; năm sanh,
năm tử của ông đều không được rõ, đại để trong khoảng trước, sau Niên hiệu
Thiệu Hưng ông vẫn còn sống! Đậu tiến sĩ năm thứ 5 Niên hiệu Thiệu Hưng, trong
khoảng Niên hiệu Thuần Hi với chức Tả Phụng Nghị Lang ông đổi về tỉnh Giang Tây
làm việc tại Cơ quan Chuyển vận. Nhân làm thơ đụng chạm viên Trưởng Cơ quan
Ngụy Đạo Bật, bị hài tội, đưa qua bên Tam quan định đoạt, ông vì thế bất đắc
chí mà qua đời.
- Tác phẩm của Thẩm Tác Triết có Ngụ Sơn Tập 30 Quyển (theo Văn Hiến
Thông Khảo), Ngụ Giản 10 Quyển (theo
Tứ Khố Tổng Mục), về mặt khảo chứng có những nhận thức đặc biệt”.
- Vĩnh Dung (1743 - 1790) và nhóm biên soạn cuốn “Tứ Khố Toàn Thư Giản Minh Mục Lục” có
một số nhận định chi tiết hơn về Thẩm Tác Triết và cuốn “Ngụ Giản, 10 quyển, Thẩm Tác Triết đời Tống soạn, viết như sau:
- Tài học và biện luận của ông tương tự Tô Thức,
việc ông chê Vương An Thạch là thiển lậu, chỉ
trích Trình tử, cho tới việc luận đàm về các phương
diện Dưỡng sinh, nỗi say mê Thiền, về các phương diện này, lí luận của ông đều
giống (Tô) Thức, nói chung đây là cái dư hưởng của Phái Mi Sơn! Về mặt khảo
cứu, ông có rất nhiều kiến giải tinh thẩm, xác đáng, chỉ mỗi việc lấy Thiền
giải Dịch là rườm rà, không thể coi như mẫu mực được.
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Nay thấy trong KIÊN HỒ TẬP (13) có chép về……”. (Qu. 5. Tài Phẩm. 15).
Chú thích.
- “(13) Cũng
có dịch giả phiên âm là KIÊN BIỀU TẬP
nhưng căn cứ vào mặt chữ Hán, chúng
tôi đọc là KIÊN HỒ TẬP. Dẫu vậy,
chúng tôi cũng đồng ý rằng phải viết là
KIÊN BIỀU TẬP mới đúng”.
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Trường hợp Giáo sư cho “KIÊN BIỀU TẬP” đúng, còn “KIÊN
HỒ TẬP” là sai? Thế thì tại
sao ông không viết là “KIÊN BIỀU TẬP”? Cớ sao ông viết KIÊN
HỒ TẬP rồi giải thích lòng vòng cuối cùng lại khẳng định KIÊN BIỀU TẬP là ĐÚNG? Ngoài ra, ông có biết chữ HỒ không thể đọc là BIỀU, vì hai chữ nầy hoàn toàn khác nhau.
Chữ “HỒ” nghĩa là trái Bầu - thuộc Bộ Qua (dưa), bên trái là chữ “KHOA
có một số nghĩa như xa xỉ, nói quá (khoa trương) đẹp đẽ… Còn chữ “BIỀU” thì khác; chữ BIỀU cũng Bộ Qua, ở bên trái là chữ “PHIÊU”
nghĩa là sáng rõ, là nhanh…
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Bấy giờ, Gia Quốc Công Vũ Văn Mật làm Trấn Thủ ở
Tuyên Quang vẫn theo chính sóc của
Nguyên Hòa ((7)....... “. (Qu. 5. Tài Phẩm. 23).
Chú thích.
- “(7) Chính sóc của Nguyên Hòa nghĩa là theo
chính sóc của ông Hoàng Đế có niên hiệu là Nguyên Hòa… Nguyên nghĩa, theo chính
sóc nghĩa là theo lịch, đúng ra là tính thời gian theo niên hiệu. Tính theo
niên hiệu nào là thần phục Hoàng Đế đặt niên hiệu đó”.
- “Nguyên nghĩa, theo chính sóc nghĩa là theo lịch,
đúng ra là tính thời gian theo niên hiệu. Tính theo niên hiệu nào là thần phục
Hoàng Đế đặt niên hiệu đó”.
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Giáo sư
Thuần viết: “Chính (ông viết có dấu sắc) sóc của Nguyên Hòa nghĩa là theo chính
sóc của ông Hoàng Đế có niên hiệu là Nguyên Hòa…”. Trong khi chữ CHÍNH (có dấu sắc), phải đọc là CHINH (không
dấu sắc) mới đúng! CHINH là ngày đầu
năm, SÓC là ngày đầu tháng (Theo Từ Điển Từ Nguyên).
- Hồ Tam
Tỉnh (1230 - 1302) chú thích: “Tư Trị Thông Giám”, viết: “Thời cổ, một triều đại
mới lên, để biểu thị lẽ “Ứng Thiên thừa vận” thì định lại Lịch pháp với hàm ý
rằng bậc Vương giả nắm được chính sự khởi đầu từ ta, cho nên bỏ LỊCH CŨ ban
hành LỊCH MỚI - Chẳng hạn Hạ triều định tháng Dần là tháng Giêng, tiếp theo đó
Thương triều lại chọn Sửu làm tháng Giêng, Chu triều thì cho Tí là tháng Giêng,
còn Tần triều thì tháng Giêng là tháng Hợi…
- Giáo sư giải thích như thế chưa đúng hẳn, mà phải
nói là thần phục cả một triều đại đã qui định mốc CHINH SÓC cho Lịch pháp
đó, tức từ lúc triều đại đó lên nắm vận mệnh Quốc gia, vì lẽ mốc Chinh Sóc vốn
đã được định từ vị hoàng đế khai sáng triều đại, các vua kế tiếp cứ đó mà theo.
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Chiêm
Thành tuy là một nước nhỏ nhưng nhân tài cũng không ít”. (Qu. 5. Tài
Phẩm. 29).
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Trong nguyên tác viết như sau: “Chiêm Thành nhất quốc nhân tài dịch phi
thiểu dã!”.
Dịch nghĩa:
- “Nhân tài của cả nước Chiêm Thành cũng không
phải là ít!”. Không hề có “tuy là một nước nhỏ” ở đây. Thưa Giáo sư.
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Nhà ở của (Lê) Niệm có tên là Thoát Hiên, ngụ ý
hâm mộ ý chí khí Đào Chu (1)......”. (Qu. 5. Tài Phẩm. 32).
Chú thích.
- “(1) Đào Chu nói ở đây là Phạm Lãi, người
Trung Quốc thời Xuân Thu. Ông là người đã giúp Việt Vương Câu Tiễn hạ được Ngô
Phù Sai, nhưng sau đó thì bỏ đi chu du khắp Ngũ Hồ chứ không chịu ra làm quan
cho Việt Vương Câu Tiễn”.
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Đáng lẽ Giáo sư nên chú giải thêm vì sao Phạm
Lãi được gọi là Đào Chu? Đúng không ạ!
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Sách VIỆT
ĐIỆN U LINH TẬP nói: lúc Lý Nam Đế cùng anh là Lý Thiên Bảo chạy vào Cửu
Chân...”. (Qu. 6. Phong Vực. 76).
Chú thích.
- “Cửu Chân là tên của một quận do nhà Hán
cắt đặt. Đất của quận Cửu Chân nay đại thể tương ứng với tỉnh Thanh Hóa”. SAI!
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Ông đã sai về Địa lý cổ! Diện tích Quận Cửu Chân
thời Hán không đúng như ông chú thích.
- Quận Cửu Chân từ buổi đầu thành lập vào năm 110
trước công nguyên, trải dài xuống hơn 300 năm, cho tới hết thời kỳ Đông Hán (25
- 220), trước sau lãnh hạt vẫn bao gồm 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh
ngày nay. Trên Bản đồ, Quận Cửu Chân trải từ vĩ tuyến 20o tới vĩ tuyến 18o.
(Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Tần. Tây Hán. Đông Hán).
- Đến thời Tam Quốc (220 - 280), Ngô triều (222 -
280) phân cắt Quận Cửu Chân mà lập Quận Cửu Đức. Trong “Tam Quốc Chí” không ghi
Quận Cửu Đức lập năm nào.
- Trên Địa đồ Lịch Sử, Quận Cửu Đức gồm 2 tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh ngày nay, địa thế trải từ vĩ tuyến 19o 26’ tới vĩ tuyến 18o - lãnh
hạt hầu như toàn tỉnh Nghệ An trải xuống tới gần hết tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
- Như vậy, Lãnh hạt Quận Cửu Chân, từ thời điểm đó,
đến năm 271 nói trên, chỉ còn một phần đất của tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Sách NGU
HÀNH CHÍ của người thời Tống là Phạm Hành Nhân viết rằng…………”. (Qu. 6.
Phong Vực. 100).
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Theo nguyên tác ở bản Hán văn viết như sau: “Tống Phạm Thành Nhân Ngu Hành Chí
vân……”. Nhưng, Bản Hán văn ở đây đã in sai:
- Chữ “Nhân”
(Người) ở câu trên, chính là chữ “Đại”
(Lớn). Nói rõ hơn, đó là chữ “Đại”. Nhưng, trong nguyên bản đã in bị mất nét
ngang nên in SAI chữ ĐẠI (thiếu
nét ngang bị đọc lầm là Nhân).
Và như vậy, câu trên trong bản Hán văn phải là: “Tống Phạm Thành Đại “Ngu Hành Chí” vân vân…” mới ĐÚNG!
- Nghĩa là: “Sách Ngu Hành Chí’ của Phạm Thành Đại đời Tống”…
- Phạm Thành Đại (1126 - 1193) là tác giả của Tập
“Ngu Hành Chí”, mà Tên gọi đầy đủ là Quế
Hải Ngu Hành Chí, một tác phẩm quan trọng nói về vùng Biển Nam (Nam Hải)
thời cổ, trong đó có đất Giao Chỉ, vào thế kỷ XII. Vì vùng Nam Hải có nhiều Quế do đó trong tựa sách có 2 chữ “Quế Hải”.
***
* Tiến sĩ,
Học giả Nguyễn Khắc Thuần, viết:
- “Theo quẻ Kiền (1) đòi thời mở vận / Pháp hào sư (
lấy luật dụng binh”.
(Qu. 6. Phong Vực. 175).
Chú thích.
- “(1) Quẻ Kiền (hay quẻ Càn) là một trong Bát quái
: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài. Quẻ Kiền được coi là biểu trưng
của trời, của quyền lực lớn, của cha, của con trai, của sự chắc chắn và bền
vững”.
- “(2) Pháp hào sư là phép cầm quân. Hào sư trong
Bát quái là hào nói về phép cầm quân”.
* Chia sẻ
của Thái Quốc Mưu:
- Quẻ Kiền, hay Quẻ Càn, đề cập ở câu trên không
phải Quẻ Càn trong Bát Quái, mà là Quẻ Càn trong “Lục Thập Tứ Quái”
(64 QUẺ DỊCH). Nói khác đi, Quẻ Càn nói ở đây là Quẻ Càn có 6 hào (hào là 2
loại nét liền ¾ và nét đứt - - , đơn
vị cấu thành 1 Quẻ), là loại Quẻ trong
Dịch học gọi là “Trùng Quái”. Gọi là “Trùng Quái” vì loại Quẻ 6 hào nầy do 2
quẻ, mỗi quẻ có 3 hào, hợp lại thành. Chữ “trùng” ở đây có nghĩa là “tầng,
lớp”, ý nói lấy 1 quẻ đơn đặt lên một quẻ đơn khác thành 1 lớp, 1 tầng nữa!
- Quẻ Càn mà ông giải thích ở trên là Quẻ Càn chỉ
có 3 hào, là quẻ gọi là đơn quái.
- Thứ đến, xin ông độc giả biết “Hào sư trong Bát quái” là hào gì? Ông nói hào nầy nằm “trong Bát
quái”, thế thì, Bát Quái 8 X 3, 24 hào xin
ông chỉ cho hào nào là “Hào sư”?
- Trong Kinh Dịch không có một hào nào gọi là “Hào
sư” cả. Thưa ông Giáo sư Tiến sĩ.
- Chữ “Sư” trong tiếng “hào sư” tức chỉ Quẻ Sư (Khôn
/ Khảm). Sư có nghĩa là “đám đông”, là “quân đội” (quân đội cũng là một đám
đông).
- Có 2 cách giải thích tiếng “hào sư”:
1). Hào của Quẻ Sư.
2). Hào là đơn vị của Quẻ, không có hào thì không
thành Quẻ, do đó, “hào sư” ở đây chỉ Quẻ Sư.
Phân tích rõ nữa: Câu thơ nói: “Pháp hào Sư, lấy
luật dụng binh”.
Hào Sơ lục Quẻ Sư nói:
- “Sơ lục. Sư xuất dĩ luật, phủ, tang hung!”.
- “Hào Sơ lục. Quân ra trận thì phải có kỷ luật,
không có kỷ luật thì sẽ nguy!”.
Nếu đọc Kinh Dịch thì sẽ hiểu ra ngay câu thơ nói
cái gì, chỉ cái gì! Như đã dẫn, ở đây câu này rõ ràng chỉ vào hào Sơ, tức hào đầu tiên của Quẻ
Sư.
(Chưa
hết, chúng chỉ tôi tạm ngừng nơi đây!)
Atlanta, Jan.
01-2018
Thái Quốc Mưu
No comments:
Post a Comment