Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, March 11, 2017

BỊ VONG LỤC - Phiếm đàm của Chu Vương Miện

              
              Nhà thơ Chu Vương Miện



              BỊ VONG LỤC

         (Gửi nhà văn Lang Trương)

Viết một lúc hai bài chia sẻ trao đổi với bạn, nhưng vừa post bài xong thì lại chợt nhớ ra rằng viết còn thiếu, nên cũng bắt chước chơi chữ, dùng từ "Bị Vong Lục" cho nó có vẻ Hiện Đại, Đương Đại một chút, có nghĩa là ở trong giai đọan Hại Điện, phải viết dưới ánh đèn dầu, xin giải nghĩa từ  "Bị Vong Lục" từ này có nghĩa như sau: "Bị là Bị là Tại, Vong là Quên mất , Lục là lục lọi tìm tòi lại thì sẽ thấy, đại khái vào năm 1979  người bạn anh em Hoa Lục Hoa Ngũ dạy cho chúng ta một bài học Lịch Sử “nói về chuyện Phải Quấy ở 6 tỉnh miền Bắc”. Chính Quyền có ra một bản Công Hàm "tức Bạch Thư" phản đối về vấn đề này, gửi chính quyền Hoa Lục Hoa Ngũ, nhưng không được hồi âm, nếu Công Hàm đầu gửi đi, chỉ nghĩ là với tình Hữu Nghị anh em giữa hai nước láng giềng là xong, nhưng không, nên đành phải gửi  Bản Bị Vong Lục, đáng lẽ Bạch Thư số Một, bây giờ là Bạch Thư số Hai. Một không có thì số Hai ai biết là thứ gì, nên bản bạch Thư số Hai mang tên là “Bị Vong Lục" có nghĩa là chúng tôi đã gửi đến Quý Quốc lời phản đối rồi, nhưng Quý Quốc vô tình không đọc hay cố tình quên đi, vậy xin tìm lại, lục lại thì sẽ thấy bản Bạch Thư mà chúng tôi đã kính gửi đến Quí Quốc để Nhàn Lãm. 

 Bài thơ của bà Huyện Thanh Quan:
- Dừng chân Đứng lại! trời! Non nước 
Mải đọc những lời phê phán về Ông Đồ Xứ Nghệ, và thiên tài sửa 1000 câu thơ của Nguyễn Du, của nhà văn Lang Trương, quên béng đi mất một điều, là câu thơ này cũng không có gì mà khó hiểu, mà cũng hoàn toàn không dám chê thơ của Bà Huyện, mà chỉ nói cái cách diễn đạt của người Việt mình, không biết cùng thời hay trước Bà Huyện đã có bài Hát Ví Hát Dặm của đồng bằng Bắc Bộ, mà nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy đã đưa vào bản "Trường Ca Con Đường Cái Quan" vĩ đại như sau :
Hỡi anh đi đường Cái Quan
Dừng chân Đứng lại cho em than đôi lời 
(Trường Ca Con Đường Cái Quan - Đi từ Miền Bắc)
Cụm từ "Dừng Chân Đứng Lại " đã xuất hiện từ lâu, chứ không phải chỉ có Bà Huyện mới dùng để làm thơ tả cảnh trong bài thơ "Qua Đèo Ngang".

Ở đây cũng xin cám ơn lời chỉ bảo nhắn nhủ của nhà văn Lại Quảng Nam "chữ Việt Nam rất phong phú, mà anh lại không còn ở quê nhà, tìm hiểu thêm" xin được thưa rằng kẻ hèn này, mãi đến năm 1985 mới qua Mỹ và cũng có nhiều năm làm ở Thư Viện Q.4, tuy không học hành chi nhiều, đọc không nhiều nhưng chữ nghĩa bên nhà tạm dùng được, hiểu tàm tạm được, không phải tra tự điển hay nhờ tới thông dịch.

Dừng Chân Đứng Lại là chuyện đã qua, chúng ta dùng Chữ và Từ đôi khi quá dư nữa là đàng khác, trước năm 1954 do ảnh hưởng của Hán Văn, Người Hoa miền Bắc nói :
Mậu Dậu Xìn (không có tiền)
Sau 1954 người Hoa miền Nam nói khác đi :
Dậu Xìn (Có Tiền)
Mậu Xìn (không tiền)
Người Việt Miền Nam cũng nói y vậy :
Có Tiền và Không Tiền.
Chúng tôi có bà con ở Kinh Tế Mới tỉnh Tây Ninh, mỗi lần về thăm nhà, thì vị tài xế xe khách hay nhìn trời rồi nói: "Trời có Khả Năng Mưa” 
Có nghĩa là có thể mưa, chứ chưa mưa !
Hoặc: “Xe có khả năng không chạy được ?” 
Xe không Hư, nhưng chưa chắc đã chạy được.
Xe bị Sự Cố "là có nhiều trục trặc trong máy móc"
Bài thơ Ví Dặm Trong Con Đường Cái Quan thì mong anh khách Bộ Hành Dừng Chân Đứng Lại chứ thực tế chưa đứng lại mà vẫn còn đi, còn thơ của Bà Huyện thì:
- Dừng Chân Đứng Lại! Trời! Non nước 
Còn bây giờ thì có Khả Năng Không đi được?
Xin hết!
                                     Chu Vương Miện

No comments: