Tác giả Phạm Đức Nhì |
XIN
HÒA NHÃ TRONG TRANH LUẬN THƠ CA
Phạm Đức Nhì
Mấy
ngày qua có chút xao động trong nhóm “Giao Lưu Văn Chương
Trên Mạng” mà tôi hân hạnh là một thành viên. Khởi
đầu là bài viết Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ
Nguyễn Khôi của ông Nguyễn Ngọc Kiên. Kế tiếp là thư
của nhà thơ Nguyễn Khôi trả lời chủ trang web Đặng
Xuân Xuyến về cảm giác “lấn cấn” của anh khi nhận
được bài viết. Sau đó là Vài Lời Biện Hộ Về Thơ
Nguyễn Khôi của nhà phê bình Châu Thạch đăng trên Văn
Nghệ Quảng Trị. Đến sau nữa là thư có cái tựa rất
dài của bác Nguyễn Bàng viết trả lời ông Nguyễn Ngọc
Kiên. Nhận thấy cuộc đối thoại này đề cập đến
một số điểm khá quan trọng của việc Bình Thơ tôi đã
muốn góp vài lời bàn luận nhưng thú thật còn phân vân
chưa biết “tiếp cận vấn đề” thế nào cho hợp lý
và hiệu quả nhất. Cuối cùng không biết trời xui đất
khiến thế nào tôi lại chọn đối thoại với bác Nguyễn
Bàng về hai điểm ở ngoại biên. Còn tiêu điểm của
cuộc đối thoại – Về Thơ Nguyễn Khôi và hai bài của
Nguyễn Ngọc Kiên và Châu Thạch – xin hẹn một thời
gian ngắn nữa.
Để
mở đầu thư của mình bác Nguyễn Bàng viết:
“Tôi
không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì
đến cả cái bằng Tiến sĩ Ngữ văn như ông Nguyễn
Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay
sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến
sĩ’”.
Trước
hết, bác Nguyễn Bàng không nên “xách mé” cái bằng
Tiến Sĩ Ngữ Văn của ông NNK như thế. Việc “xứ
mình hiện nay sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày
một ‘tiến sĩ’” không phải là lỗi của ông NNK. Hơn
nữa, đề tài chính của cuộc tranh luận này là nội
dung bài viết Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn
Khôi chứ không phải mảnh bằng Tiến Sĩ Ngữ Văn của
ông Nguyễn Ngọc Kiên. Chúng ta không nên nhập nhằng “đối
tượng đối luận” với “chủ thể đối luận”. Theo
tôi, viết như thế bác Nguyễn Bàng đã gây căng thẳng
không cần thiết cho không khí tranh luận.
Rồi
bác Nguyễn Bàng kết thúc thư của mình bằng đoạn “…
xin ông (Nguyễn Ngọc Kiên) hãy nhớ cho, ông còn trẻ
hơn nhà thơ Nguyễn Khôi rất nhiều và ông đã là
Tiến sĩ Ngữ Văn chắc ông thừa biết câu “Hãy
kính trọng người già khi bạn còn trẻ”. Nếu còn thì
thầm với nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi, xin ông Nên hãy
(thì) thầm những lời đúng và đẹp như hoa Xuân thì
hay hơn, ông Tiến sĩ Ngữ Văn à!”
Bước
vào sân chơi Bình Luận Thơ Ca dĩ nhiên phải có thái độ
lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, xưng hô cho phải phép.
Nhưng những người trẻ, như ông Nguyễn Ngọc Kiên, vẫn
có quyền bày tỏ ý kiến của mình, trao đổi thẳng thắn
và bình đẳng với các bậc lão thành về các vấn đề
Thơ Ca đang tranh luận. Trong bài ĐXTTVNTNK ông NNK đã có
cách xưng hô đúng mực, ngôn ngữ hòa nhã, theo tôi, không
thể chê trách. Nếu trong bài viết ấy ông NNK có chỗ
nào không đúng thì cứ thoải mái vạch ra phê bình, chỉ
trích. Xin đừng bắt ông ta vì câu “Hãy kính trọng
người già khi bạn còn trẻ” mà phải thì thầm vào tai
nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi những lời “đẹp như hoa
xuân” khi tâm ý của ông không muốn như vậy. Thi sĩ nếu
muốn được nghe những lời “đẹp như hoa xuân” của
người phê bình thì phải thai nghén, phải ủ tứ thơ cho
chín, cho lên men, rồi chờ lúc cao hứng dùng kỹ thuật
thơ điêu luyện của mình viết lên những vần thơ dạt
dào cảm xúc. Xin đừng mang tuổi già ra hù dọa lớp trẻ
để làm thui chột tính công bằng của việc phê bình.
Rất mong bác Nguyễn Bàng và những bậc lão thành khác
cởi mở hơn một tý nữa để không phải hai, mà nhiều
thế hệ người Việt yêu thơ có thể quây quần quanh một
Thi Đàn để cùng trao đổi, luận bàn một cách thoải
mái về cái hay, cái đẹp của thơ ca.
Phạm
Đức Nhì
No comments:
Post a Comment