AI CÔNG HẦU
(Trao đổi với
Anh Võ Hương An)
Chu Vương Miện
Thưa anh Võ Hương
An.
Trong những bài
viêt về hai nhân vật lịch sử Ngô Thời Nhậm và Đặng
Trần Thường, thì bài của anh là rõ nét và khách quan
hơn hết, chúng tôi không nhắc lại làm chi cho mất thì
giờ, nguyên văn hai câu đối như sau:
"Ai công hầu,
ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biêt ai?" của Đặng
Trần Thường. Câu đối lại là :
"Thế chiến
quốc, thế xuân thu. gặp thời thế ,thế thời phải
thế?" của Ngô Thời Nhậm.
Xuyên qua các bài
viết, chúng tôi nhận ra như vầy (không đề cập tới
chuyện riêng tư cá nhân của hai vị tiền bối, kể cả
việc hay hoặc việc dở):
1/ Chuyện Hai
người gặp nhau lần thứ nhất:
Hoàn toàn không
có, vì Ngô Thời Nhậm lúc đó là Binh Bộ Thương Thư
kiêm Tiết Chế Quân Vụ ở Miền Bắc thay mặt cho Vua
Quang Trung xử lý toàn bộ quân sự và hành chánh, (ông đậu Tiến sĩ từ thời Nhà Lê).
Còn Đặng Trần
Thường thì chỉ tốt nghiệp tới Sinh đồ (tức lớp Ba trường làng, được miễn sưu dịch, tuy nhiên vẫn
chưa đủ điều kiện để đi thi Hương, muốn thi Huơng
phải tốt nghiệp
trường Huyện (Phủ) để nhận chức danh là thầy Khóa, mà Võ thì không rõ Đặng Trần Thừơng
tài tới mức nào, chớ về Văn thì chỉ có chừng đó,
có nhiều bài viêt cho rằng hết cha đau rồi ốm rồi mất, rồi mẹ đau làm học hành dang dở.
So sánh hai vị
tiền bối trên, địa vị quá chênh lệch, không có lý
do nào để mà gặp nhau, để có hai câu đối lừng danh
để đời.
2/ Chuyện gặp
nhau lần thứ hai:
Khi chiến đoàn
của Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân có thể là do Tiền
Quân Nguyễn Văn Thành (hoặc Tả Quân Lê Văn Duyệt) chỉ
huy, lúc đó thì thượng tướng Đặng Trần Thường cũng
phụ trách một bộ phận Quân Lữ trong chiến đoàn này,
quân cơ hữu là một Sư Đoàn, chia ra làm 4 Trung Đoàn,
chỉ có 3 Trung Đoàn là tấn công tác chiến mà thôi,
còn một Trung Đoàn dùng làm đơn vị Trừ Bị và bảo vệ
Bộ Chỉ Huy, gồm có Tư Lệnh, Phó Tư Lệnh (Tham Tướng), Tham Mưu Trưởng (Tùy Tướng) .... Giả sử như đơn
vị của tướng Đặng Trần Thừơng bắt tại trận (ở
mặt trận Phú Xuân) thì cuộc diễn biến sẽ diễn ra như
sau: Đứng trước hàng quân bại trận của nhà Tây Sơn, kẻ đứng, ngươi ngồi, người nằm dưới
đất, kẻ bị trói, kẻ bị xích thì Thượng Tướng
Đặng Trần Thừơng đứng trước toàn quân toàn bại mà
dõng dạc tuyên bố như sau (ngài lấy trong
túi quân trang ra một giấy vải bằng vàng cuộn tròn
trong 2 cái trục bằng gỗ rồi thong thả đọc):
Thuận thiên thừa
Mệnh, Hoàng Đế chiếu viết:
"Trong cuộc
chiến 25 năm vừa qua, giữa nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn,
bá tánh lầm than chết oan chết uổng rất nhiều, cuộc
chiến có tính cách nồi da xaó thịt vừa cục bộ vừa
ngu xuẩn, chả có ai thắng và ai thua, thắng là bọn có
vũ lực và vũ khí, thua là toàn bộ nông dân bị bắt đi
lính làm bia đỡ đạn. Nay tất cả binh tốt trong hàng
ngũ Ngụy Tây Sơn, ai còn lành mạnh thì từ cấp Vệ Úy
đến Lãnh Binh đến Quản Cơ và hàng binh tốt tự động
về nhà mạnh giỏi, kế đến là những thương bệnh binh (cần đồng bọn khiêng đi) hay người nhà khiêng đi,
tất cả đều được hưởng tiền chu cấp ăn đường,
ngoài ra từ cấp Tham Tri đến Thượng Thư và Tướng lãnh
thì tạm thời giam vào thiên lao chờ cấp trên xử
lý sau (Khâm Thử).
Với tình hình
như vậy thì thi hai vị Đặng trần Thừơng và Ngô thời
Nhậm gặp nhau ở chỗ nào mà có hai câu đối trứ danh
để đời?
3/ Lần sau chót:
Qua cuộc họp các
quan Đình thần, vua Gia Long Thống Nhất là tha bổng cho
các vị quan Tây Sơn nào về hàng, làm quan với Nhà
Nguyễn, hoặc quy an đuổi gà cho vợ, hoặc tuẫn tiết
với nhà Tây Sơn cho trọn chữ Trung thì cũng ô-kê, tuy
nhiên chỉ các văn thần tốt nghiệp tiến sĩ thì cho mang
ra Quốc Tử Giám (tẩm quất) tức lá đánh bằng roi (hay côn hay hèo) mỗi vị tượng trưng 20 roi , rồi tha về
nhà.
Xin nói ngay, nơi
mà các cựu quan chức nhà Tây Sơn bị hình phạt đánh bằng
roi là ở Bắc Thành (tức là thành Hà Lội bi giờ) dưới
quyền cai trị bời Tiền Quân Nguyễn Văn Thành,
giới nho sĩ Thượng Thư quan văn như Phan Huy Ích, Ngô
Thời nhậm được chở từ nhà Lao Măng Cá Nhỏ ở Quảng
Đức (tức Thừa Thiên) mang ra nhốt tạm ở Hỏa Lò "Hà
Lội" để chờ này thọ phạt.
Sau đó một tuần
thì quan Binh Bộ Thượng Thư là Đặng Trần Thường đi
máy bay Boeing từ Huế về Hà Lội với tư cách Khâm Sai
đại thần để làm quan giám khảo (tra khảo) trụ trì
cuộc tẩm quất các các bại tướng nhà Tây Sơn, (để
diễn tả cho đúng sự thực xin được diễn tả theo phim
tàu Hồng Kông trong phim bộ Bao Thanh Thiên [Tức Bao Công]).
Một hồi trống
kéo dài vừa dứt thì đoàn tù tội theo nhau đi hàng một, an vị đầu vào đó (có nghĩa là nằm dài ra úp mặt
xuống nền gạch của cái sân Văn Miếu), mỗi hàng là
10 người, kế đó là một hồi trống nữa, thỉ một toán
quân hổ bôn hay vệ quân cũng đi hàng một tay cầm một
cây côn (gậy) dài chừng một thước tây, mỗi một vị
binh tốt đứng cạnh một tù nhân đã nằm sẵn dưới
đất, và hồi trống thứ ba vừa chấm dứt, thi quan
thượng thư Đặng Trần Thường quăng một cái Lệnh bài (y như Bao Công quăng một miếng Lệnh bài bằng gỗ xuống
công đường và miệng hô trảm), thế là lính hổ bôn
mạnh ai nấy đánh, đánh đủ 20 hèo thì dừng tay, đứng
nghiêm chờ lệnh.
Hồi Trống thư
tư tan hàng, ai về nhà nấy, không thấy người Đặng
Trần Thường và Ngô Thời Nhậm xướng họa đối đáp
chi cả.
Còn về cái chết
của Ngô Thời Nhậm trên 7 bó tuổi già sức yếu, trước
khi bị đánh 20 hèo tại Quốc Tử Giám (là thời gian bị
bỏ tù, bỏ ngục, bỏ đói) nên sau khi được hưởng ơn
mưa móc 20 hèo của Triều nhà Nguyễn là tiên sinh qua đời, phiêu diêu miền cực lạc.
Cũng xin nói thêm "Hà Lội" hay Bắc Thành là nơi cai quản của Tiền Quân
Nguyễn Văn Thành, lâu la bộ hạ toàn là người của
Tiền Quân, Binh bộ Thựơng Thư Đặng Trần Thường
ra Bắc với tư cách là Khâm Sai đại thần, đi một chắc, may lắm là có một tùy viên đi theo sau sách cặp táp là
cùng thì làm gì mà có cái chuyện sai lính tẩm thuốc
độc vào ngọn roi mà đánh cho chết? mà lính nào? Mà giả sử có cuộc đối diện thật, thì trình độ
của Ngô Thời Nhậm là Tiến Sĩ, còn Đặng Trần Thường
tốt nghiệp lớp 3 trường làng (tức sinh đồ) thì đối
với đáp cái gì?
Chẳng qua là
người đương thời thấy chuyện về đời công và đời
tư hai vị tiền bối mê ly rùng rợn ly kỳ nên mới soạn
ra 2 câu đối (đối nhau chan chát) để đời đọc chơi
cho đỡ buồn hoặc tìm trong đó một bài học lên voi
xuống chó mà ngậm ngùi cho một kiếp phù sinh.
Chu Vương Miện
No comments:
Post a Comment