Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, August 4, 2016

PHẢI DÈ... - Truyện ngắn của Thủy Điền


              
                    Tác giả Thủy Điền


    PHẢI DÈ...

    Lan ngồi kề bên chiếc xe bán nước đá đậu, trước cổng Khám Chí Hòa. Nàng vừa đọc sách, vừa cầm cây que râu quơ quơ mấy con Ruồi đang thèm ngọt. Mắt nhìn vào quyển sách, miệng cứ thì thầm “ Phải dè “…. hồi đó lấy đại Sơn cho rồi, rồi dẫn anh ta về quê, xin ba mẹ cho vài công đất, hai đứa cất cái chồi, trồng Bí, trồng Rau để sống. Có phải sướng hơn khi phải ngồi trước cổng Khám Chí Hòa nhìn toàn những cảnh đời tội lỗi. Ngày ấy sao quá ngu si, khờ dại. Cứ chọn lựa, phân vân, giàu- nghèo, xấu- đẹp, danh vọng. Để bây giờ ra nông nỗi.
    Năm học lớp 11 Trường trung học Nông Lâm súc Định tường, tình cờ Lan quen Sơn qua một người bạn cùng lớp. Sơn cũng học Nông Lâm Súc, nhưng thuộc Trường khác. Hai người làm quen, rồi yêu nhau. Sự qua lại giữa hai gia đình, Lan yêu Sơn vì chàng đẹp trai, nhưng ngặt nỗi hơi nghèo, không cung ứng, cũng như giải quyết những yêu cầu mà nàng cần đến và ngược lại. Mọi suy nghĩ bồng bột bước đầu của người con gái mới lớn, vừa mới biết yêu bỗng tan vỡ và cuộc tình ấy đã chấm dứt sau những tháng dài bên nhau.
    Sơn quá rõ vì sau nàng đã nói lời chia tay và không đến với mình nữa. Chàng chấp nhận và không hờn trách, chỉ nuối tiếc mà thôi. Lan cũng thế, dù cuộc chia tay không mấy gì suông sẻ, nhưng nàng đã quyết và tìm cho mình một hướng đi mới. Hy vọng tương lai sẽ sáng sủa hơn, hầu thỏa được ước mơ của thời con gái.
    Sau ngày giải phóng, trường Nông Lâm súc giải thể, Lan trở về quê được ít tháng, rồi thi vào trung trung học Sư phạm Tiền giang. Đậu, và học tại đó ba năm. Khi ra trường được phân công về xã Quơn Long thuộc huyện Chợ gạo làm cô giáo cấp 1. Ở đây, nàng nghĩ sẽ là cơ hội để nàng tìm được một mái ấm và tương lai mới. Ai ngờ ! Trường có bảy lớp học, từ Hiệu trưởng, Nhân viên, Thầy cô giáo. Tất cả đều là phụ nữ cả. Thời ấy các thanh niên trạc tuổi Lan, nếu lý lịch xấu thì họ phải đi Thanh niên xung phong, còn ngược lại lý lịch tốt thì phải lên đường thi hành Nghĩa vụ quân sự. Bởi thế, cả làng đều vắng bóng những chàng trai. Ngày mới về nhận công tác, nàng vô cùng thất vọng, nhưng không thể nào làm khác hơn được. Vì một khi đã nhận giấy quyết định của Ty Giáo dục Tỉnh là phải dạy nơi mình nhận Nhiệm sở tối thiểu là ba năm. Sau đó muốn xin đi đâu thì xin hoặc là xin nghỉ việc luôn. Lan thì muốn đi dạy, nên phải đành chấp nhận Quơn Long là điểm dừng chân. Nàng dạy được hai năm và chờ thêm một năm nữa, nàng sẽ làm đơn xin về trường Huyện hoặc gần nhà, hy vọng nơi ấy sẽ khá hơn nhiều, còn Quơn Long là một xã nhỏ xa xôi, đèo heo, hút gió. Bỗng “ Đùng “ một cái. Anh trai nàng làm việc ở Sài gòn về ăn giỗ, có dẫn một ông bạn thân theo cùng. Trong buổi tiệc vui, uống dăm ba ly, lời qua, tiếng lại. Ông bạn nhã ý thích Lan? Nên quây sang hỏi? Nhân. Tớ thích em gái cậu đó Nhân. Cô ta có chồng chưa? Nếu chưa, gã cho tớ đi, tớ đang tìm vợ đấy. Chỉ lời nói vui vẻ qua loa, thế mà Lan đồng ý ngay, chẳng cần suy nghĩ, do dự. Anh chàng lớn hơn Lan mười tuổi, cả nhà nói không xứng đôi, vừa lứa. Nàng bảo, từng tuổi hai lăm, hai sáu nầy có người dạm hỏi, thì ưng khuất cho rồi, chờ đến bao giờ, còn hơn ở Quơn Long chẳng có ngoe nào. Chần chừ- chần chừ để nơi mơi ế, chẳng lẽ đi làm vợ bé người ta sao. Cả nhà nghe nàng nói có lý, nên cũng ưng theo.
    Khi hai bên đã là kẻ vợ, người chồng. Nàng làm đơn gởi đến trường và xin nghỉ dạy. Và, kể từ đó, nàng theo chồng về Sài gòn sinh sống, gia đình chàng tương đối khá giả, cưới được vợ trẻ, hai năm đầu chàng rất chìu chuộng, cuộc sống vô cùng hạnh phúc, nàng sinh cho chàng được hai cậu con trai kế nhau rất là khá khỉnh, ngoài ra nàng khỏi phải đi làm chi hết, chỉ ở nhà lo cho các con, còn chuyện ngoài xã hội riêng một mình chàng lo tất. Mỗi lần về quê thăm nhà hay đám đình, nàng khoe đủ thứ, cả nhà ai cũng nói. “Con nhỏ Lan nầy thật là có phước vô cùng”  Có chồng già, ông ấy rất cưng. Bước sang năm thứ ba công việc làm ăn càng ngày càng suy thoái, xã hội càng ngày càng siết chặt, bất ổn, thua lỗ trăm bề. Chàng buồn, túng quẩn và sanh ra rượu chè bê tha, đi sớm, về tối, nợ nần chồng chất, chuyện nhà phế mặc, bất cần, chẳng thèm ngó trước, nhìn sau. Cuối cùng mẹ con nàng phải lâm vào cảnh bần hàn, cơ cực và nghiệt ngã hơn, chàng bắt đầu ngã bệnh và từ đó không còn làm được việc gì cả, chỉ biết rượu và mắng nhiếc vợ con một cách vô lý.
    Trong cơn hoạn nạn, một mình chạy đôn, chạy đáo lo bảy, lo ba. Nàng phải trở về quê vay mượn một ít tiền và xin được một chỗ bán nước đá đậu trước khám Chí hòa để nuôi chồng và hai con thơ.
    Nhìn cảnh nhà bần bạc, nhìn xã hội ngày nào cũng có những chiếc xe thùng của Công an chở những người tội phạm ra vào, nhìn những người thăm nuôi uống ly nước đá đậu nửa chừng, không ngon miệng. Nàng muốn nổi bưng những sợ tóc gáy bạc màu ra từng mảnh nhỏ.
    Hai năm nuôi chồng trên giường bệnh, ngày ngày từ sáng sớm đến chiều ngồi trước khám Chí Hoà như anh Công an gác cổng là hai năm nàng đã thấm thía được cuộc đời cũng như số phận con người. Tất cả là do duyên phận và duyên phận ấy không ai tự dưng chọn cho mình được cả và chính mình cũng thế.
     Sau khi chàng mất, nàng chỉ còn lại hai con thơ và chiếc xe nước đá đậu hàng ngày trước cổng khám Chí Hòa Thành phố. Và, tự hỏi?  Phải dè, hồi ấy... chắc có lẽ số phần sẽ khác hơn không.
    Rồi nàng nhẹ tay, từ từ úp quyển sách lại, nhìn ra phía trước và hai giọt nước mắt cứ theo hai đôi má nhạt nhòa chảy dài không ngừng nghỉ…!

             TRỘI "HAI MƯƠI"

             Ta trội hơn mi nửa vạn ngày
             Làm chồng, làm bố chẳng gì sai
             Mi kém hơn ta quãng đời dài
             Làm thê, làm mẹ quá tầm tay

             Son, lão duyên phần "Đâu số phận"
             Ta, Mi nào mãi, cứ phân vân
             Sánh bước, chung lòng cùng góp sức
             Trăm năm dài, ngắn "Có là chăng" 

                                                           THỦY ĐIỀN

No comments: