Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC “BỖNG NHỚ”, THƠ NGUYỄN ĐỨC KIM LONG
Châu Thạch
Tôi biết tác giả Nguyễn Đức Kim Long lần đầu
tiên qua bài thơ “Bỗng Nhớ” đăng trên trang web Văn Nghệ Quảng Trị do anh Phú
Đoàn gắn thẻ trên trang Facebook của tôi. Đọc xong bài thơ tôi ngồi ngẩn ngơ
vừa để cho những cảm nhận thấm thía vào lòng vừa cố tìm một dòng chữ diễn đạt
đại ý cảm nhận của mình. Khó quá, không tìm ra câu nào vừa ý cả. Có bao giờ quý
vị đi trên con đường mùa thu có mưa bay lất phất, có lá rụng đầy chân và có
tiếng chuông báo tử vang lên từ một nhà thờ đâu đó? Có lẽ tâm trạng ai trong
lúc nầy cũng buồn. Nhưng nếu quý vị thưởng thức cảnh kia trên một bức tranh?
chắc là thú vị vì đẹp vô cùng. Vâng, cả hai tâm trạng ấy đang xảy ra trong tôi
khi đọc bài thơ “Bỗng Nhớ” Vì sao thế? Xin hãy lần lượt đi vào từng vế một của
bài thơ:
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Con đường lá vàng và zó
Cõi nào như cõi xa xôi
Mưa bay qua bàn tay tôi
Con đường lá vàng và zó
Cõi nào như cõi xa xôi
Con đường có mưa bay, có lá vàng thì rõ ràng đây
là buổi sáng mùa thu. Nếu vẽ một bức tranh có bóng em đi, có giáo đường, có mưa
bay, có lá vàng thì bức tranh ấy bình an và nên thơ biết bao. Nhưng câu thơ thứ
tư vụt biến hóa bức tranh thành ra trong mộng. Câu thơ “Cõi nào như cõi xa
xôi”làm hụt hẫng mọi niềm vui, biến ta như người nằm mộng trong đêm, đau thắt
lòng trong mộng vì thấy em đó nhưng em như là sương khói. Vế thơ đầu tiên dìm
ngay ta vào trong cõi mơ, cho ta cái khoái lạc của sự thanh thoát vì có mùa
thu, có giáo đường nhưng cũng khiến lòng ta mang niềm đau ray rứt khi chỉ được
nhìn thấy bóng em gần mà với tay không tới được. Câu thơ “Mưa bay qua bàn tay
tôi” là một tứ thơ hay tuyệt vì hình ảnh mưa bay mà lọt qua bàn tay nói lên tất
cả sự phù du, sự vô thường của cuộc đời. Một ngàn câu thơ nói về mưa bay ướt
tóc, ướt đầu, ướt môi, ướt áo nhưng chỉ câu thơ nầy nói “mưa bay qua bàn tay
tôi”. Câu thơ thật bình thường nhưng nó tự nhiên khuấy động tâm hồn vì nó khiến
cho lòng ta cảm như buồn rười rượi mà không biết do đâu.
Qua vế thơ thứ hai tác giả mới thổ lộ nỗi buồn
thật sự:
Buổi sáng em đến záo đường
Tiếng chuông nge buồn não nuột
Bước em từng bước ngại ngùng
Vọng chùng xuống đời zá buốt
Tiếng chuông nge buồn não nuột
Bước em từng bước ngại ngùng
Vọng chùng xuống đời zá buốt
Không hiểu vì sao em đến giáo đường mà “từng
bước ngại ngùng”. Có lẽ tình yêu bị ngăn trở nên nàng ngại gặp nhau tại đó, hoặc
là nàng cảm thấy tội lỗi vì lỡ yêu con người ngoại đạo. Cái tâm trạng đau buồn
đó của người con gái hay của người làm thơ hay của cả hai người không ai biết
được. Tuy nhiên ta thấy nỗi sầu loang ra trong tiếng chuông rồi vọng xuống cuộc
đời giá buốt và khiến bước chân em bước ngại ngùng thì phải gọi là một nỗi buồn
tê tái. Vế thơ thứ nhất cho ta thấy nỗi buồn chỉ là ảo ảnh, vế thơ thứ hai cho
ta thấy nỗi buồn đã trở thành hiện thực, trùm lên không gian, nhập vào lòng
người, làm chùng bước chân, chùng cuộc đời trong giá buốt. Tất cả nghệ thuật
sáng tác đó làm cho ta cảm nhận hết sự thiêng liêng ở nơi thờ phượng như làm
buốt thêm nỗi đau chất chứa trong hồn. Tuy nhiên cũng làm ta thấy được nỗi đau
đó có trong tâm hồn trắng trong và tinh khiết.
Vế thơ thứ ba là tiếng than rất nhẹ, rất nhẹ
nhưng thật xót xa:
Buổi sáng em đến záo đường
Mắt buồn nhìn đời thánh thiện
Em ơi có fải là
Một đời tôi bỏ quên xa
Mắt buồn nhìn đời thánh thiện
Em ơi có fải là
Một đời tôi bỏ quên xa
Vì sao tôi nói xót xa? Xót xa vì hình ảnh em đến
giáo đường cũng là hình ảnh “em hiền như Ma Soeur” với đôi mắt “nhìn đời thánh
thiện”. Vậy mà em buồn. Tất nhiên đời thấy nỗi buồn của em thì xót xa hơn trăm
nỗi buồn nhân thế. Tác giả không cần than khóc, chỉ cần nói “em đến giáo đường”
và em “nhìn đời thánh thiện” thì ai mà không cảm nhận được hết nỗi buồn trong
mắt của em. Thơ hay ở chỗ lời nhẹ nhàng mà nói lên hết tâm hồn sâu thẳm, ý sâu
xa mà tứ thật đơn sơ. Câu thơ “Em ơi có phải là/ một đời tôi bỏ quên xa” hỏi mà
như không hỏi, lững lờ hờ hững như bất cần nhưng lại đem đến nỗi buồn thê
thiết. Đó là tất cả hình ảnh buông tay và nhịn nhục, chấp nhận sự chia ly để bỏ
quên nhau một đời.
Và cuối cùng lại giáo đường, lại mưa bay qua tay
để tác giả nhận mình tội lỗi nhưng không phải tội lỗi với Chúa mà tội lỗi vì
suốt đời không quên được em:
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Nhìn theo thấy mình tội lỗi
Vẫn còn thương nhớ một đời
Mưa bay qua bàn tay tôi
Nhìn theo thấy mình tội lỗi
Vẫn còn thương nhớ một đời
Hình ảnh em đến giáo đường và hình ảnh nước mưa
trôi qua bàn tay một lần nữa làm đậm bức tranh buồn. Mối tình không còn chi
nữa. Nhà thơ nhận sự thương nhớ của mình là tội lỗi. Đó là một ý niệm lạ làm
cho ý thơ sâu sắc. Yêu và nhớ với người đời là lẽ thường tình, không ai kết
tội. Trong Thiên Chúa, một nửa của mình là do Chúa định, nên yêu và nhớ không
phải một nửa của mình tất nhiên là tội lỗi. Tuy thế cảm nhận trong tôi là tác
giả thấy mình tội lỗi với em. Cái tội lỗi đó đời không bắt tội, em không bắt
tội và có lẽ Chúa cũng không bắt tội, chỉ có sự bén nhạy trong tâm hồn tác giả
khiến tự mình kết tội cho mình. Cái tội lỗi nầy chỉ cảm nhận qua thơ mà khó có
lời giải thích , chỉ có thể định nghĩa là cái tội “yêu”, tội “nhớ” và tội
“thương”
Bài thơ “Bỗng Nhớ” bềnh bồng, sâu thẳm, buồn nên
thánh. Bài thơ có cái hay thật khó diễn thành lời. Tôi đã viết như thế trong
phần bình luận dưới bài thơ đăng trên facebook vì thật sự bài thơ đã cho tôi
những phút giây vừa mơ và vừa tỉnh. Mơ là vì hình ảnh mùa thu, bóng dáng người
con gái trên con đường lá rụng đến giáo đường quá đẹp. Tất cả những hình ảnh
đều vẽ ước lệ, thấy như là mình đang đi trong mộng. Tỉnh là vì niềm đau của
tình yêu hằn sâu và bền bỉ trong lòng tác giả. Tiếng rên của người đau nhẹ như
tiếng tơ đồng nhưng nó ngân lạnh buốt trong không gian và lắng sâu trong
lòng mãi mãi khôn nguôi.
BỖNG NHỚ
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Con đường lá vàng và zó
Cõi nào như cõi xa xôi
Buổi sáng em đến záo đường
Tiếng chuông nge buồn não nuột
Bước em từng bước ngại ngùng
Vọng chùng xuống đời zá buốt
Buổi sáng em đến záo đường
Mắt buồn nhìn đời thánh thiện
Em ơi có fải là
Một đời tôi bỏ quên xa
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Nhìn theo thấy mình tội lỗi
Vẫn còn thương nhớ một đời
Nguyễn Đức Kim Long
Huế, 1974
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Con đường lá vàng và zó
Cõi nào như cõi xa xôi
Buổi sáng em đến záo đường
Tiếng chuông nge buồn não nuột
Bước em từng bước ngại ngùng
Vọng chùng xuống đời zá buốt
Buổi sáng em đến záo đường
Mắt buồn nhìn đời thánh thiện
Em ơi có fải là
Một đời tôi bỏ quên xa
Buổi sáng em đến záo đường
Mưa bay qua bàn tay tôi
Nhìn theo thấy mình tội lỗi
Vẫn còn thương nhớ một đời
Nguyễn Đức Kim Long
Huế, 1974
No comments:
Post a Comment