Nguyễn
Nguyên An
Kim
Hạnh - Con Dâu Hiếu Thảo
Giải Ba “Đạo hiếu và dân tộc”
Ngày vẫn ngày qua, Hạnh đều đặn bưng cơm nước và thuốc thang hầu mẹ, thi thoảng tắm giặt quần áo, thay màn, hớt tóc cho mẹ. Hạnh nói: "Nhìn mẹ ăn, cũng như cho thằng No ăn. Mẹ và No vui là em vui rồi".
Vợ
tôi Nguyễn Thị Kim Hạnh, một cô gái Huế nhà ở Vỹ
Dạ. Thời thơ ấu, Hạnh ở trong ngôi nhà bề thế. Nhà
chính gồm ba gian lớn và hai gian nhỏ. Nhà dưới gồm một
dãy liên tiêp năm gian nhỏ. Gian giữa nhà chính là phòng
khách, với bộ "xa lông" tròn bằng gỗ có bốn
ghế dựa chạm đá cẩm thạch. Trong gian thờ đạt chiếc
khám thờ chạm trổ tinh vi với đây đủ bài vị thẻ
bài của ông bà tổ tiên nhà tôi, ngoài ra hai bên tường
còn treo hai vòng cườm có ảnh về ông bà nội Hạnh.
Tường
của gian nhà chính được trang hoàng bởi những tranh thêu
của Tàu trình bày cảnh Ngư, Tiều, Canh, Mục. Chính giữa
bức tường phòng khách có treo bức sơn mài, Bà Triệu
cỡi voi ra trận. Cách tường non thước đặt một cái
sập gụ đen tuyền, trên sập chỉnh chệ một chiếc hộp
tộ gỗ mun, khảm xà cừ.
Trên
tô điểm mấy cánh hoa đồng tiền thanh thoát trong dĩa
thuỷ tinh. Cổ nhất là cái bàn bằng mâm đồng hình bát
giác, khắc chữ Nôm và chạm nhiều hoa văn. Hạnh con nhà
gia giáo, nề nếp. Thuở âu thơ có cúng thôi nôi, Hạnh
đã bốc cây bút đầu tiên. Điều đó khiến ba mẹ tôi
nghĩ rằng lớn lên Hạnh học hành thông minh, do vậy ba
mẹ Hạnh đã tổ chức ngày lễ khai tâm cho Hạnh.
Ngày
được chọn là ngày mùng hai Tết. Người được mời để
cầm tay cho Hạnh viêt chữ đầu tiên là cô Công Huyền
Tôn Nữ Phùng Khánh, cô gái hàng xóm đang học Đại học
Sư phạm, người mà ba mẹ Hạnh cho là thông minh đạo
đức hơn người. Cô Phùng Khánh mặc một chiếc áo dài
màu trắng. Trên bàn học có cắm hoa hồng vàng nhạt,
trong phòng thoang thoảng mùi trầm hương. Cô cầm tay Hạnh
nhẹ nhàng đồ lên tờ "pơ lua" trắng tinh một
chữ "Mẹ". Cô nói với ba mẹ Hạnh: "Nếu
không có mẹ đứa trẻ sẽ rất khổ sở khi vào đời,
em nó là gái sau này cũng sẽ làm mẹ". Lòng
thương mẹ và sự ao ước làm mẹ in sâu trong Hạnh cho
đến bây giờ. Nhưng trớ trêu thay cô giáo dạy chữ “Mẹ”
đầu tiên cho Hạnh trở thành Ni sư Thích Nữ Trí Hải.
Sau này, Ngài viên tịch trong một chuyến đi làm từ
thiện.
Lễ Thành Hôn của Kim Hạnh và tác giả. |
Tôi
đã có đời vợ. Vợ tôi bỏ tôi và bốn đứa con. Tôi
toe tua cơm áo giữa đời giông gió. Tôi lại lấy vợ, vợ
tôi là cô giáo Hạnh, khi ấy Hạnh 39 tuổi. Với tuổi
này, thời gian đã gọt giũa đến nguội lạnh những háo
hức, khát khao của người phụ nữ. Hạnh đang sống ổn
định và bình lặng với nghề gõ đầu trẻ. Gặp tôi,
Hạnh thương cảnh gà trống nuôi con, thương lũ con tôi
đầu xanh không mẹ. Tôi đem đến cho Hạnh chùm hạnh
phúc muộn màng lúc lỉu trái đắng! Hạnh vui vẻ chấp
nhận, cùng tôi đi dưới bóng nợ nần.
Không
ngờ cuộc đời lận đận truân chuyên của tôi lại có
duyên lành. Hạnh đi dạy học giúp tôi, nuôi các con riêng
của tôi thành người. Trong mục: “Người tốt việc
tốt” của Báo Thừa Thiên Huế số 962, ra ngày
02/06/1997, nhà báo Đinh Hoàng Xuân Hồng đã viết: “Trong
hội nghị tổng kết “Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” của ngành giáo dục tỉnh, tôi chú ý đến cô
giáo… nụ cười cũng buồn nhưng thật đôn hậu. Chị
là Nguyễn Thị Kim Hạnh… người mẹ của 5 đứa con
(trong đó có 4 đứa con riêng của chồng) luôn tất bật,
vất vả, phải dạy thêm, chi tiêu tằn tiện mới trang
trải đủ cho cuộc sống của gia đình… Khi tôi đến
thăm gia đình chị, tôi đều nghe bọn trẻ gọi chị bằng
mẹ một cách trìu mến…”.
Sạu
này Hạnh hộ pháp cho tôi tu tập. Hạnh phát tâm bậc
thánh…nuôi mẹ tôi 84 tuổi và đứa con riêng của tôi
bị tâm thần phân liệt, tên No. Vợ tôi và hai cô em dâu
thứ sáu, thứ tám chung sức chăm sóc mẹ. Nhưng chuyện
giặt áo quần, cơm nước, thuốc thang hàng ngày và tắm
giặt cho mẹ chỉ một mình Hạnh có đủ tâm từ mới
làm nổi.
Có
lần tôi chảy nước mắt khi Hạnh đưa tay trần giặt
quần bị bệnh trĩ cho mẹ. Một thau nước bẩn làm tôi
rùng mình. Hạnh nói: “Máy giặt không sạch, em phải
vò tay”. Một cô em chồng thấy Hạnh săn sóc mẹ, cô đã
không săn sóc mẹ, cô còn nói: “Đó là nghiệp!”. Hạnh
bảo: “Cô nghĩ nuôi mẹ cha là nghiệp, còn tôi cho đó
là phước. Phước của cô nhường cho tôi, tôi nhận.
Nuôi con hư mới là nghiệp. Nuôi cha mẹ, dù đội cha mẹ
trên hai vai, cha mẹ đại tiểu tiện lên đó cũng là
phước báu”.
Ngày
vẫn ngày qua, Hạnh đều đặn bưng cơm nước và thuốc
thang hầu mẹ, thi thoảng tắm giặt quần áo, ra, màn, hớt
tóc cho mẹ. Hạnh nói: “Nhìn mẹ ăn, cũng như cho thằng
No ăn. Mẹ và No vui là em vui rồi”. Bà con phường Trường
An, Tp.Huế ai cũng khen. Và, anh C… công an phường thường
chào vui Hạnh: “Chào mẹ anh hùng”.
Sau
khi về hưu, Hạnh vẫn làm lụng siêng năng, cần cù nuôi
con trai học Đại học Sư phạm năm thứ 3, nuôi con gái
học lớp 9. Hai con đều học giỏi và ngoan. Đối với mẹ
chồng Hạnh xứng là CÔ CON DÂU HIẾU THẢO hiếm hoi của
thế kỷ 21 này; với xã hội Hạnh còn giáo viên từ
thiện, “Bồi dưỡng kiến thức cho các em nghèo vượt
khó thuộc Hội Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Thật
là công đức vô lượng!
Tịnh
cốc Tây An
Nguyễn
Nguyên An, số 50
Trần Thái Tông, phường Trường An, Tp.Huế
No comments:
Post a Comment