Tác giả Thủy Điền
TIẾNG Ò, E
Một dãy nhà
tám mái, lộp bằng cọng Năng rừng, nằm dọc theo con sông nhỏ được nối liền đoạn
cuối của Đồng tháp mười – sông Bảo Định. Những dãy nhà nấy đến đây tản cư hồi
những năm chiến tranh bắt đầu lớn dần 1966- 1967.
Ngày xưa vùng
đất nầy là một dãy bàu nửa bùn, nửa đất, lõm chõm, vô chủ, cây lát mọc um tùm.
Họ là những người sống trong vùng giải phóng vì bơm , pháo cứ trút, nã đạn hàng
ngày, chịu không thấu đành phải ra vùng quốc gia tạm lánh. Bước đầu họ định ở
tạm khi nào êm giặc sẽ về lại, nhưng chiến tranh càng ngày càng ác liệt hơn và
những đứa con của họ cũng lớn dần, lập gia đình, già đi, nên họ đành ở lại luôn
và cho đây là quê hương. Từ miếng đất vô chủ, sau thời gian lập nghiệp bây giờ
chính phủ cấp giấy và cho họ quyền sở hữu.
Cuộc sống của
họ rất đơn giản, hằng ngày chồng vào bưng nhổ Bàng, đốn củi, soi cá về bán, còn
vợ ở nhà đan giõ xách đệm lây lất qua ngày. Họ sống ở đây một thời gian dài rất
êm đềm và thanh thản, mối tình láng giềng rất đoàn kết, yêu thương như đang
sống trong quang cảnh thanh bình nho nhỏ.
Sau giải
phóng hai năm, bỗng dưng có năm ba gia đình người bắc không biết từ đâu đến,
lúc đầu dựng lều chỏng, sau cất nhà tạm bợ ở đối diện phía bên kia sông. Những
người nầy sống bằng nghề nuôi vịt và họ nuôi rất nhiều con, có người nuôi vịt đẻ,
có người nuôi vịt thịt. Cứ mỗi sáng sớm là họ lùa ra cánh đồng gần đó để cho ăn
và chiều khoảng bốn, năm giờ là họ lùa về và cứ thế hết ngày nầy qua tháng họ.
Sau thời gian làm việc, chiều về những người đàn ông tề tụ bên nhau bằng những
xị rượu trắng và khảy đàn bầu, thỉnh thoảng hát những bản nhạc đỏ như „Trường
Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Cô gái Quan Họ v…v “ nghe vang dội hai bên bờ sông.
Lúc ban đầu những
người dân nơi dãy nhà tản cư nghe là lạ, chiều nào bà con sau khi ăn cơm xong
cũng hay thường bắt cái ghế đẩu ngồi trước hiên nghe. Sau gần hai tháng ngày
nào cũng như thế bà con bắt đầu bực bội, khó chịu, vì những người lớn tuổi ngủ
không được, sáng sớm còn phải thức dậy bơi xuồng vào bưng để đốn củi và nhổ
Bàng về để sinh sống, công việc khá cực nhọc. Riêng mấy lão người bắc thì chẳng
nhằm nhò gì, cứ mỗi sáng tinh sương chỉ lùa vịt ra đồng rồi tìm bóng cây nào đó
làm một giấc ngon lành mà chẳng phải lao động gì cả, thậm chí có người lùa ra
đó rồi giao cho ông trời trông chừng giùm và quây ngược về nhà ngủ tiếp.
Qua mấy lần
thương thảo, số người tản cư đề nghị mấy lão người bắc nên giảm tốc độ ò e lại
hay nghỉ sớm trước giờ đi ngủ để sáng mai còn phải làm việc. Mấy lão lúc tỉnh thì
vâng vâng, dạ dạ cho suông rồi khi rượu vào thì tiếng ò e ấy vẫn vang dội.
Có lần hai
bên bất đồng, sanh cãi giả nhau, mất đoàn kết, chính quyền đến can thiệp, được
êm hơi đâu ít ngày và chuyện cũ bắt đầu khơi nóng trở lại.
Người miền
nam tuy hiền hòa, chất phát nhưng rất nóng tánh. Một hôm khi không còn thương
thảo được nữa, họ kéo nhau sang sông và tấn công mấy lão người bắc một trận tơi
bời, thậm chí tịch thâu hết mấy cây đàn của người ta mang từ bắc vào nam, đem
về đập nát ra từng mảnh nhỏ, thật là quá đáng vô cùng và cứ đổ thừa rất nhiều
cho những cây đàn ấy vì gợi lên những tiếng ò e mà lại không chịu đổ tội cho
mấy lão đàn nó.
Tội cho cây
đàn bầu, lúc thích thì thương, lúc buồn thì mang ra đập nát.
THỦY ĐIỀN
16-7-2016
No comments:
Post a Comment