Truyện
ngắn của Trần Hữu Giáo
-Răng
lâu ni anh không về?
Một
tay dấu trong túi áo khoác, cánh tay có bàn tay cứng đơ.
Bàn
tay còn lại lành lặn nhưng xương xẩu, đen đúa đặt
trên bàn .... cũng bất động bởi sự tê dại trong
tâm hồn sau câu hỏi của Sâm.
-Răng
lâu ni anh không về?
Chính
anh cũng đã nhiều lần tự hỏi mình như thế.
-Tưởng
Sâm đã theo gia đình di tản ra nước ngoài rồi.
-Di
tản hay không thì cũng về hỏi thăm mới biết chứ?
-Mình
không nghĩ ra, cũng có khi nghĩ Sâm đã cùng ai đó sống
hạnh phúc.
-Hạnh
phúc!
Cả
hai người lặng yên. Sâm nhìn ra ngoài qua khung cửa. Lữ
ngồi cúi đầu nhìn xuống nền gạch cũ mòn.
Những
ngày loạn lạc ấy hiện về trong ký ức anh.
Mới
về nhà được hai hôm, Lữ cỡi xe đạp lên tỉnh, quãng
đường chín cây số bỗng dài lê thê. Tiếng súng lẻ tẻ
từng phát một đó đây, có khi cả tràng dài lẩn với
tiếng súng lớn, xa có, gần có.
Lữ
cắm cúi vừa đạp vừa nghĩ đến Sâm. Ở dưới quê yên
tỉnh hơn ở Thị xã, với nhiều lính tráng đi lại cọng
với dân chúng tay xách nách mang.
Nhưng
chiếc GMC, Dodge. Jeep … qua lại
với lính tráng, có xe chở dân thường. Xe nào cũng chật
ních!
Rẻ
qua khu Mai Lĩnh, cả nhà Sâm đang ngồi trên chiếc Dodge
với lỉnh kỉnh đồ đạc. Sâm vừa hét vừa vẩy tay khi
trông thấy Lữ.
Vứt
chiếc xe đạp bên đường, chay băng qua đồ đạc ngổn
ngang, va vấp lung tung vào dòng người qua lại, vừa đến
được cạnh chiếc xe, tiếng lên đạn lạnh lùng hướng
về cậu trai học trò, vẩn còn khoác chiếc áo trắng cũ
sờn.
-Không
được đến gần!
Lữ
khựng lại, toàn thân tê cứng trong nỗi sợ hãi. Xe lăn
bánh mà nòng súng vẫn chỉa thẳng vào Lữ. Tiếng Sâm
thét lên thảng thốt, rồi lôi từ cặp ra cuốn sổ ném
xuống đường, Lữ nhìn theo hồi lâu với đôi mắt đờ
đẩn vô hồn. Anh nhặt cuốn sổ, ôm nó vào ngực như
một di vật. Chuyến xe ấy ai ngờ chở Sâm đi dài như
thế.
-Anh
còn giữ cuốn nhật ký không?
-Còn!
Những
giọt nước mắt lăn dài trên má Sâm,
Bàn
tay chị run run nắm lấy tay anh.
-Khổ
sớ lắm phải không anh? Răng không đốt đi?
-Không
muốn. Vã lại có nó dễ sống hơn.
Cuốn
nhật ký với những cảm xúc non dại, với những dỗi
hờn vu vơ đã ve vuốt anh bấy lâu nay, cho anh chút ngọt
ngào sau những khốn đốn của cuộc đời lưu lạc, cô
độc. Chính anh cũng không ngờ những dòng chữ
thề nguyền ngu ngơ, bồng bột ấy có khả năng bắt anh
chờ đợi
ngần ấy năm! Sau biến cố 1972, ngày ấy bãi
cát nóng Hải Lăng
đã
biến anh thành kẻ mồ côi hoàn toàn. Ba Lòng
mất cha. Hải Lăng
mất mẹ. Với chiều cao và sức khỏe của cậu con trai
nông thôn, anh trở thành đối tượng tuyệt vời của
lệnh tổng động viên. Tấm giấy
hoản
dịch vì lý do học vấn và tờ khai văn
bằng Tú Tài
còn sót lại đã xếp anh vào "tài nguyên sĩ
quan".
Sau
mấy tuần trầy trật ở Thủ đức, anh
trở ra làm quen với nắng gió Nha Trang…
Anh ra trường sớm vì lý do kỹ
luật với chiếc lon Trung sĩ
bởi nóng nảy ập nguyên chiếc gà mèn vào mặt thằng
bạn ngồi chung một Care đã lôi cuốn nhật ký ra đọc
và dễu
cợt anh.
Thế
rồi biến
cố 1975 ập đến, anh bỏ ngũ
theo đoàn
người di tản một cách vô định từ Ban Mê
Thuột
vào miền trong mà chẳng biết về đâu. Bị bắt ở Phan
Rang.Tám
tháng cải
tạo với tấm giấy hồi hương Triệu Phong,
Quảng Trị.
Tạm trú tại nhà người bạn mới quen chờ ngày về. Anh
đã chờ đợi đúng
38 năm! Lữ
chợt
thở dài vì ít nhất anh cũng ba lần định về.
Lần
thứ nhất, cùng người bạn chặt mía thuê được một
khoản tiền nho nhỏ. Nhưng rồi cũng hết trong ngại ngần
không biết về làm chi.
Lần
thứ hai, đi tìm trầm lạc qua Lào. Anh muốn theo đường
Khe
Sanh
trở về nhưng bộ dạng người rừng đã ngăn anh lại.
Lần
thứ ba, khi anh đào được gốc gỏ "Nu" cách nay
ba năm. Gốc gỏ chẹt làm bàn tay anh cứng đờ các ngón,
tiền thuốc men và những ngày lầm lỳ bên chai rượu làm
anh nhẵn
túi.
-Răng
tự dưng lại về. Tiếng của Sâm lôi anh trở về thực
tại
-Sâm
nói chi?
-Răng
bựa ni lại về?
-Biết
Sâm ở đây và...
-Không
chồng và có con, sống cơ cực từng ngày từng tháng,
từng năm phải không?
Những
giọt nước mắt không
kìm được làm méo mó khuôn mặt khô sần của Lữ.
Còn Sâm, chị
úp mặt vào hai cánh tay khoanh trên bàn khóc rấm rức.
Lát
sau, chị đứng dậy, đến bên Lử, vòng tay ôm khép chặt
hai thân thể. Lữ
như
muốn ngất di trong nụ hôn bất tận.
-Không
ở lại dây được mô. Lữ
vô Huế đi, mai gặp lại trong nớ.
-Quên,
cháu đâu?
-Lấy
vợ, có một đứa con,làm việc và có nhà riêng ở Đông
Hà.
Lâu mới về một lần. Em ở với chị.
-Chị
mô rồi?
-Trong
buồng. Chị
bị tiểu đường, mù hai mắt ở với
em tám năm nay rồi.
-Anh
chào chị được không?
-Được
nhưng chừ tối rồi. Vô Huế
đi. Gặp chị sau cũng được.
Lữ
khoác
túi xách lên vai, tần ngần nhìn Sâm, thoáng xót xa ập về
trong lòng anh. Sâm không gầy nhưng hơi đen. Mái tóc nhuộm
đã lâu, hiện lên một quầng bạc ở trán, không quá
nhiều nhưng đủ báo hiệu xuân thì đã qua lâu. Anh hơn
Sâm
ba tuổi nhưng không
hiểu sao chỉ vài sợi bạc lơ thơ. Bất chợt anh ôm chầm
lấy Sâm gọn gàng trong vòng tay rồi ghì chặt "Sâm,
Sâm ơi". Cả
hai lịm đi trong hạnh phúc.
***
Ngã
người trên chiếc ghế êm ái của chiếc taxi,
anh
chợt nhớ ra rằng đây
là lần đầu tiên anh xử dụng phương tiện này. Tệ hơn
là anh không thoát được cảm giác lo lắng không còn gặp
lại Sâm, Bao nhiêu năm cuộc sống đẩy đưa trôi nổi,
tưởng như không gặp lại Sâm đươc nữa,
bỗng
dưng mọi chuyện trở nên quá dễ
dàng làm anh đâm
ra nghi hoặc. Đây
chỉ là giấc mơ. "không nhất dịnh không phải là
mơ."
Từ
đêm
nhậu ngà ngà, mua mười tấm vé số, cho người bạn năm
tấm, rồi say và quên đi cho tới khi người bạn đến,
lắp bắp nói không ra tiếng:
-Trúng… rồi… Lữ
ơi!
-Trúng
gì?
Lại
giọng
nói như mất lưỡi:
-Trúng
đặc biệt!
Nhìn
qua túi xách, gọn gang trong đó
có số vàng chuyển hóa từ số tiền trúng số. Người
bạn khổ cực vất vả bấy lâu chuẩn bị làm nhà, ngôi
nhà mà vợ chồng họ mơ ước nhưng
chưa bao giờ tin là có được..Còn Lữ
,anh bối rối cả tháng cho đến
khi gặp Nông nơi bệnh viện Chợ
Rẫy.
Sâm
vẫn
ở một mình với đứa con trai, Hậu quả một đêm họp
HTX mà tác giả là thằng chó đểu
Phó chủ nhiệm. Anh ngồi uống ly nước với Nông
mà cứ nhấp nhổm, lẽ
ra anh còn ở lại để phẩu thuật bàn tay, nhưng anh vội
vã nhét cho bạn ít tiền rồi chia tay trước đôi mắt
ngạc nhiên của Nông.
Đêm
dài và sâu hun hút, sâu hơn nhưng đêm ngồi bên đống
lửa trong rừng chờ sáng của
nhưng ngày mạo hiểm tìm trầm. Dài hơn cả những đêm
canh chừng vượt trạm, đưa
mớ gổ về nhà bọn lái khốn nạn rồi hồi hộp chờ
tiền....
Căn
phòng trọ rẻ tiền, vẫn
quá xa hoa đối với anh. Chiếc đồng
hồ treo tường như đứng ỳ không chay. Lữ
nhìn đồng
hồ tay nhưng cũng chỉ thế! Ít ra cũng phải đến sáng
mới gặp lại Sâm. Anh như chợt nhớ ra, vùng dậy ra khỏi
phòng trọ.
Chắc
chắn có một quán rượu đâu đó. Rượu. Loại thuốc
ngủ
mà nhờ nó anh dễ
dàng trải qua ba mươi tám năm nay, vất vả
cô độc.....
Càng
uống càng tỉnh ra, những kỷ niệm xưa cứ chờn vờn
trong tâm trí anh, những tiếc nuối
cứ dày vò anh mãi
tới sáng.
***
-Em
phải đưa chị qua gởi nhà hàng xóm, lại phải chờ xe
lâu ơi là lâu.
Lữ
không còn cảm thấy gì ngoài nỗi
mừng đã có được
Sâm sau bao lo lắng vu vơ sau đêm dài dằn vặt tiếc nuối.
-Sâm
có đi đâu
không?
Cái
lắc đầu làm rung rung mái
tóc, mái tóc đen mượt,
có
lẽ
mới nhuộm lại hôm qua làm gương mặt Sâm như trẻ lại.
Đôi
mắt sáng nhìn anh cười làm Lữ
choáng váng, bởi hình ảnh ngày nào, hình ảnh của nhiều
năm trước.
-Lâu
quá không về, Lữ
chẳng biết đi đâu.
-Mình
đi uống ca phê, kiếm quán mô hay hay một chút.…
ngồi nghe nhạc.
Phòng
trọ đã trả, anh gọi taxi.
-Cho
tôi tới quán mô thoang thoáng một chút, quán có nhạc ấy.
-Qua
đập
đá nghe anh
chị?
-Vâng
Sâm
cứ im lặng nhìn Lữ
cười cười làm anh lúng túng hỏi
-Anh
mắc cười lắm phải không?
-Ừ,
nói tiếng Nam
nghe mắc cười lắm.
Lữ
cũng
phì cười nói.
-Quen
khi mô chẳng biết.
Chưa
bao giờ Lữ
ở trong trạng thái vừa bồn chồn vừa hạnh
phúc vừa âu lo như hôm nay, Khi Sâm kề bên anh như không
còn khoảng cách, khi mà khuôn mặt vừa lạ lẫm
vừa thân quen hỏi vu vơ về những
ngày tháng cũ
đã vời vợi xa....
Ăn
trưa một cách miễn
cưỡng,
Sâm lại muốn tìm quán nhạc, có lẽ chỉ có nhạc mới đưa ký ức chị về với ngày ấy dễ
dàng hơn. Chiều buông, ngồi nhìn dòng Hương giang bình
yên trôi mà Lữ
quay quắt tiếc nuối bao năm tháng qua. Anh đã sống lầm
lì khô khan như một gã bất cần đời, cứ mặc cho thời
gian trôi đi mà chẳng buồn vọng động, ngóng chờ một
đổi thay.
Bên
nhau trong chiếc giường rộng và êm ái, thời gian bây giờ
trôi qua quá mau cho những hạnh phúc muộn màng. Sâm khóc
rấm rứt. Lữ
cũng không ngăn được những giọt nước mắt tưởng đã
cạn khô theo ngày tháng cô độc. Anh như mê sảng gọi
tên Sâm trong cơn nồng nàn vừa trao nhau.
-Mình
sống với nhau nghe Sâm?
-Em
không còn có con nữa...
-Không
cần.
-Còn
chị của em?
-Cả
chị nữa.
-Vô
trong nớ à
-Ừ
vô trong nớ
Sâm
hạnh phúc đến ngẹn ngào
-Lữ
ơi. Em yêu anh!
Lữ
cũng
lặng đi, Hạnh phúc đơn sơ quá, giản dị quá. Như chợt
nhớ ra, anh
rời cánh tay Sâm, nhẹ
nhàng đến lấy từ túi xách ra số vàng may mắn có được
và
đưa cho
chị, Sâm ngạc nhiên.
-Cái
chi rứa?
-Vàng.
-Anh
đào được à?
-Không,
trúng số.
Đôi
mắt Sâm tròn xoe nhìn Lữ.
Anh nói thêm với giọng cả quyết trẻ con.
-Đủ
làm nhà và mở cái quán nho nhỏ qua ngày.
-Như
thế thiệt hả Lữ?
-Thiệt,
như rứa, nhưng quá lâu phải không Sâm?!?!
Tháng
III-2011
Trần
Hữu
Giáo
No comments:
Post a Comment