Hôn nhân không phải lúc nào cũng
là sự nối kết của đôi uyên ương hoàn toàn tâm đầu
ý hợp. Có lúc trước mắt họ là màu hồng tươi thắm.
Và cũng có khi là màu đen ảm đạm. Tuy nhiên khi đã
thành một gia đình thì bên dưới những sắc màu có thể
đổi thay đó là tình sâu, nghĩa nặng vợ chồng, tình
thương và trách nhiệm với con cái - nằm rất yên ắng.
Nhưng chỉ cần một cuộc chia xa - ngắn ngày thôi – cái
khối tình ấy sẽ trỗi dậy.
Bài thơ thứ 2 (Một Bi Kịch Của
Hôn Nhân) ẩn dụ kín, tứ thơ hơi khó bắt. Nếu bạn
gặp khó khăn xin đọc lá thư ở phần chú thích.
1/ TRÚNG GIÓ
Buổi chiều
mặc phong phanh
lại ngồi gần cửa sổ
không may phải cơn gió độc
nàng nằm ngay đơ
mặt tái xanh
mắt nhắm nghiền
môi tím ngắt
các con tôi la hoảng
bà con lối xóm tới đầy nhà
rồi người cạo gió, kẻ giật
tóc mai
người bôi dầu xoa nóng gan bàn
chân
một lúc lâu sau nàng hồi tỉnh
tay chân cử động
mặt đã đỡ xanh
mắt đã long lanh
môi đã có chút mầu hồng
có điều khi được hỏi
nàng ú ớ chẳng nên lời
cơn gió quái ác đã khiến nàng á
khẩu
tôi thức dậy
trời vừa rạng sáng
không có tiếng chửi chó mắng
mèo
như mọi khi
cũng không có tiếng ca cẩm
than thân trách phận
thay vào đó
là tiếng chim hót
trên cành bưởi trước nhà
tiếng dế xa xa
tiếng đàn gà con
tíu tít kiếm ăn ngoài ngõ
tôi nghe được cả tiếng xào xạc
của mấy tầu lá chuối
đong đưa trong gió
Ôi! Đã lâu, lâu lắm
tâm hồn tôi mới đủ thanh thản,
nhẹ nhàng
để nghe được những âm thanh dễ
thương như thế
tôi bước ra ngoài
các con tôi đang học bài
cũng đưa mắt nhìn tôi
mỉm cười ý nhị
Ôi! Thật lạ! Cuộc đời!
nỗi bất hạnh của một người
có khi là hạnh phúc của nhiều
người khác
Phạm Đức Nhì
2/ MỘT BI KỊCH CỦA HÔN NHÂN
Đang đứng ở góc sân
bỗng mắt hoa, mặt bừng bừng
tai ù, đầu nặng chình chịch
lại một cơn cao huyết áp
tôi cố bước
nhưng ngã chúi dập đầu vào
thành giếng
Hồn vất va vất vưởng
xác nằm trong áo quan
mẹ khóc ngất
mất thằng con trưởng
các em
mắt đỏ hoe
đầu quấn khăn tang
Bà cô ôm mẹ tôi
thở vắn than dài
“Tiếc thằng cháu học giỏi,
đẹp trai”
ông bác
sụt sùi kể lể
“Tội nghiệp! Nó chết còn quá
trẻ
chưa vợ chưa con
Giật mình tỉnh dậy
do tiếng vợ tôi léo nhéo ở dưới
nhà
(vẫn còn phảng phất không khí
của đám ma)
thì ra tôi vừa được “sống”
một giấc mơ
tuyệt đẹp
Phạm Đức Nhì
3/ VỀ NGAY EM NHÉ
(Đoạn viết thêm của bài Trúng
Gió)
Tháng trước nhạc phụ ốm nặng
vợ bay về Việt Nam
tôi ở lại đi làm
và chăm nom hai đứa con ăn học
Phải đi chợ, phải chui vào bếp
kho thịt, chiên cá, nấu canh
tối đến
nằm một mình
chiếc giường bỗng rộng thênh
thang
trống trải
Tiếng chim hót, tiếng dế, tiếng
gà
nghe mãi
cũng nhàm
và tiếng xào xạc của lá chuối
cũng không còn dễ thương
như ngày đầu nàng trúng gió
Hai đứa con hôm nào
cùng phe với bố
giờ bắt đầu
thèm nghe tiếng mẹ trên phone
ba bố con ngồi ăn cơm
mặt buồn rười rượi
Đứa lớn buông đũa mếu máo
“Bố gọi về xem ông ngoại khỏe
chưa?”
đứa bé khóc òa
“Con muốn mẹ về với con.”
(nó nói trong tiếng nấc)
Em ơi!
dù biết rồi sẽ lại phải nghe
đủ những tiếng chì, tiếng bấc
đón em về nhà
anh vẫn rất hân hoan
bấc chì
thôi thì …cũng phải …cố quen.
Tháng 7 năm 2011
Phạm Đức Nhì
Chú Thích:
Lấy phải con vợ như thế, sống
trong một gia đình như thế (chắc có cái gì khủng khiếp
lắm)
thì giấc mơ được “chết trẻ
- lúc còn độc thân” đúng là một giấc mơ tuyệt đẹp.
Ôi! Giấc mơ
đẹp nhưng tâm sự của lão đệ
lại buồn thúi ruột, hoàn cảnh của lão đệ thật đáng
thương. Bài
thơ hay lắm nhưng đọc xong lòng
ta nặng trĩu, mắt rưng rưng lệ. Nếu ở gần, ta đã vù
xuống
uống với lão đệ mấy ly.
Thân mến,
Ngọc Long.
No comments:
Post a Comment