Truyện
ngắn Chu Vương Miện
Tôi giải
ngũ cuối năm 1966 và làm
công chức ở Bộ Cựu
Chiến Binh, còn anh Phóoc
thì mãi đến đầu năm 1972 mới thuyên chuyển về Bộ
này vì anh thuộc thành phần quân nhân loại 2 chờ ngày giải
ngũ.
Mới đầu thì anh Phóoc làm nhân viên ở Phòng An Ninh. Sau giải ngũ, anh học một lớp
huấn nghệ bên Viện Quốc
Gia Phục Hồi ngay bên cạnh, thì anh trở thành Huấn luyện viên cho các học
viên Kiếm Thị. Anh cấp bậc
Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến, bị
thương ở chân
phải đi hơi hơi khập khiễng. Anh học
sau tôi vài năm, kém tôi vài tuổi,
nhưng anh và tôi đều
có chút liên hệ là đều có ở Thành phố Đà Nẵng.
Tên thật của anh từ ngoài bắc
là Phát, còn tiếng Quảng Nam là Phóoc. Thực ra cái tên này có xuất xứ như sau: Khi anh đụng
trận bị thương ở chân,
nằm nhà thương Duy Tân,
các ghệ vào thăm, hỏi
thăm phòng anh Phóoc, anh Phóoc, thành ra anh có 2 tên vừa Phát vừa
Phóoc . Tôi với anh vừa đồng hương đồng xứ gặp nhau nơi quê người
coi nhau như anh em. Ngoài những
lúc cà phê thuốc lá, anh
kể cho tôi nghe về cuộc đời
binh nghiệp của anh. Anh nhập ngũ năm 68 Mậu Thân, cấp bậc cuối
cùng là Trung Úy đại Đột trưởng. Đại
Đội cuả anh nắm quyền
có ba Trung Đội. Khi đi
hành quân, một Trung Đội đi đầu, ngoài Chuẩn
úy Trung Đội trưởng ra thì thêm một thầy Thiếu
Úy đại đội phó đi kèm, còn anh là Đại Dội Trưởng
đi với một Trung đội tiếp theo, sau cùng là một Trung đội
dưới quyền một Chuẩn
úy đi áp chót. Anh có một
binh sĩ tà lọt, người này phụ trách mang ba lô cho anh và
lo phần ăn uống cùng căng mùng màn cho anh
ngủ. Anh chỉ đi người không với
một cây gậy ba tong ở
tay. Nếu chỉ có như thế thì cũng khỏe re như con bò kéo xe. Đằng này anh lại có cái thú nuôi chim. Chả là anh trụ ở vùng 4 chiến
thuật, anh xin hay mua lại được của
dân chài lưới một con chím ó già, tiếng bắc là Bồ
Nông. Mọi thứ quần áo lỉnh
kỉnh anh dồn hết sang ba lô của
người binh sĩ tà lọt, còn chiếc ba lô của anh chỉ để nhốt
con chim Bồ Nông mà thôi.
Khi đụng trận thì anh vừa vác ba lô con chim Bồ Nông vừa chỉ
huy. Sau trận thì anh đi
xin hoặc xin không được thì anh đi mua cá ngoài chợ cho con Bồ Nông ăn. Con chim này không
có tài năng chuyên biệt chi
cả, một ngày nó ăn chừng khoảng 4 hay 5 ký cá, ăn xong và ỉa, sau cùng thì chán quá, phần vác nặng anh bèn
mở ba lộ đuổi con Bồ
Nông đi. Con Bồ Nông ăn
quen rồi, mới đầu không chịu
đi, sau cùng thì anh cũng phải
lên đường hành quân, bỏ lại con Bồ
Nông ở một góc vườn nào đó. Con Bồ
Nông đi theo anh một chặng đường rồi
vỗ cánh bay về biển mất
tăm.
*
Có lúc rảnh
rỗi thì anh kể cho tôi nghe về ông già anh. Ngày ngoài Bắc
thì cụ làm công chức chánh nghạch, sau di cư vào
Nam cụ bỏ và chuyển qua nghành thầu khoán, rồi học thêm hàm thụ
bên Pháp nghành Kỹ sư Hóa Học (hóa chất). Cụ nhận
thấy ngoài Bắc tỉnh Kiến
An, có hai quận Tiên Lãng
và quận Vĩnh Bảo chuyên môn trồng thuốc Lào, trở
thành kỹ
nghệ, mà muốn trồng loại
cây thuốc này thì đất phải thuộc
vào loại tốt số một.
Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng có một
nơi tên là Cẩm Lệ chuyên môn trồng
và sản xuất thuốc rê Cẩm
Lệ. Cây thuốc Lào và cây thuốc Lá cùng họ bà con gần với nhau, Sau khi tốt
nghiệp Kỹ sư Hóa Học, cụ bỏ
nhiều thì giờ ra nghiên cứu đất trồng
của vùng Cẩm Lệ. Cụ
bỏ vốn mua một lúc 5 mẫu
đất và trồng dưa hấu bán Tết. Kết
quả rất là khả quan, nhưng gần đến ngày thu hoạch thì gặp ngay cơn lụt năm Thìn (1964) thế là sự nghiệp
trồng dưa hấu của cụ
đi đoong. Cụ không bao giờ tin số mệnh.
Sau đó thì cụ chuyển địa bàn qua thầu
vớt tàu chiến chìm của quân đội Mỹ chìm ngoài biển
Đông. Chuyến ra quân đầu tiên thu hoạch rất khả
quan. Con tàu chìm được
kéo về cảng Mỹ Khê, Sơn Trà. Vì là chiều
thứ sáu nên cơ quan chủ quản nghỉ
và nói là sáng thứ hai sẽ cho người ra tiếp
quản chiếc tàu vừa được
vớt về và sẽ thanh toán tiền
bạc cho cụ. Bất thần
sáng thứ bẩy, trời trở
gió và một cơn bão cà chớn đột xuất
hiện kéo con thuyền ra biển Đông chìm trở
lại. Thế là cụ lỗ
vốn tay không. Từ đó trở đi, cụ
về hưu không buốn bán làm ăn chi nữa. Cụ
không bao giờ tin số mệnh, nhưng cái số
mệnh oái oăm cứ lòng dòng làm phiền cụ.
Anh Phóoc thì thích nuôi chim Bồ Nông, còn cụ
thích mạo hiểm, nhưng trời chả bao giờ
chiều người, tay trắng vẫn hoàn tay trắng,
“mèo vẫn hoàn mèo.”
CVM
No comments:
Post a Comment