Truyện
ngắn Chu Vương Miện
Nhà văn
Mỹ thì có tác phẩm truyện dài “Của Chuột và Người”; ở Việt Nam thì có Họa sĩ Âu
Như Thụy với bức tranh Người và Chó được huy chương Bạc. Chúng tôi không dám mon men đến các vị nói
trên. Chuyện tôi kể lại đây là nhớ lại cái hồi còn làm công chức ở miền Nam Việt
Nam, có một vị đồng nghiệp thâm niên làm ở phòng Công Văn Bộ kể nghe truyện
trên trời dưới đất cho vui nhân lúc nhàn nhã ở không. Nay nhân năm Bính Thân, tức
là năm “Con Khỉ” nên mạo muội viết đôi giòng, trước là để tưởng nhớ người bạn
già đồng nghiệp bây giờ mất hay còn, với nữa, trong câu chuyện kể lại có một người
và hai con vật, con chó và con khỉ, số phận một người và hai con vật dính liền
vào với nhau, khi không cột chặt vào với nhau. Ôi cũng là định mệnh trên đã an
bài phải như thế.
Ông lão làm nghề hành khất, cơ ngơi có một chiếc thuyền nhỏ, ở chung vào với một xóm chài vài chục chiếc cột ở bờ sông. Người ta sống trên bờ, thì đây, có nhà sống trên sông. Hằng ngày, cứ khỏang 9 hay 10 giờ sáng, ăn điểm tâm xong thì lão và con chó lên khỏi thuyền và đi hành sự. Con chó mầu vàng đậm, có sợi dây xích ở cổ, dẫn lão đi. Ngoài con chó dẫn đường, lão còn còn mang theo một cây gậy. Lộ trình thì ngày nào cũng giống ngày nào, là từ bến sông đi thẳng tới chợ Quận vòng qua Bưu Điện đến Tòa Án, rồi qua trường học, qua bến Tắm Ngựa rồi về lại thuyền. Con khỉ ở nhà nhòm thuyền, giữ nhà. Những cậu học sinh đôi khi đi qua thấy con khỉ ngộ quá chọc phá con khỉ cho vui, thì con khỉ cũng lấy tay tạt nước ở dưới sông lên, văng vào người các cậu cho ướt chơi. Các cậu bỏ đi thì thôi, còn nếu tiếp tục chọc phá nó quá thì nó chui vào trong khoang kéo rèm cửa lại là hết, “cuộc chơi chấm dứt”. Lão và con chó đi hành hiệp giang hồ kiếm cơm khoảng ba hay bốn giờ chiều thì về lại đò ngụ ở bến sông. Lão chỉ đi xin ăn vào những ngày nắng ráo, còn những ngày mưa to gió lớn thì lão ỏ nhà hưởng phước.
Ông lão làm nghề hành khất, cơ ngơi có một chiếc thuyền nhỏ, ở chung vào với một xóm chài vài chục chiếc cột ở bờ sông. Người ta sống trên bờ, thì đây, có nhà sống trên sông. Hằng ngày, cứ khỏang 9 hay 10 giờ sáng, ăn điểm tâm xong thì lão và con chó lên khỏi thuyền và đi hành sự. Con chó mầu vàng đậm, có sợi dây xích ở cổ, dẫn lão đi. Ngoài con chó dẫn đường, lão còn còn mang theo một cây gậy. Lộ trình thì ngày nào cũng giống ngày nào, là từ bến sông đi thẳng tới chợ Quận vòng qua Bưu Điện đến Tòa Án, rồi qua trường học, qua bến Tắm Ngựa rồi về lại thuyền. Con khỉ ở nhà nhòm thuyền, giữ nhà. Những cậu học sinh đôi khi đi qua thấy con khỉ ngộ quá chọc phá con khỉ cho vui, thì con khỉ cũng lấy tay tạt nước ở dưới sông lên, văng vào người các cậu cho ướt chơi. Các cậu bỏ đi thì thôi, còn nếu tiếp tục chọc phá nó quá thì nó chui vào trong khoang kéo rèm cửa lại là hết, “cuộc chơi chấm dứt”. Lão và con chó đi hành hiệp giang hồ kiếm cơm khoảng ba hay bốn giờ chiều thì về lại đò ngụ ở bến sông. Lão chỉ đi xin ăn vào những ngày nắng ráo, còn những ngày mưa to gió lớn thì lão ỏ nhà hưởng phước.
*
Cũng như
mọi lần, chiều nay lão về sớm, lý do là có một vị khách xộp cho lão tiền, số tiền
lên tới 50 xu. Lão ghé qua chợ quận mua
một nải chuối dành cho con khỉ, rồi hai thầy trò, một người một chó, lẳng lặng về
thuyền. Con khỉ ở trong khoang thuyền phóng ra, tay cầm tay lão, miệng kêu khèng
khẹc. Lão vuốt đầu con khỉ, xong lão ngồi xuống đầu thuyền kiểm tra và xếp loại
thực phẩm mà lão đã thu hoạch được trong ngày. Lão đếm chậm rãi từ tiền giấy đến
tiền cắc, tiền xu. Lão cất tiền giấy riêng, tiền cắc riêng. Kế đó thì đến thực
phẩm khô như gạo, bánh mì rồi thịt cơm dư…. Cái nào để dành cho ngày mai, cái
nào xử lý ngay bây giờ. Lão lấy trong khoang thuyền ra một cái vỏ chai không xa
xị, có nút chai đàng hoàng. Lão lấy trong túi ra 1 đồng 5 cắc đưa cho con khỉ.
Con khỉ nhận tiền đưa vào mồm ngậm lại, tay kia lão đưa xị không cho con khỉ,
con khỉ dơ tay ra cầm. Con chó vội vàng leo cầu ván lên bờ, đứng đợi con khỉ
leo lên sau và nhẩy lên lưng con chó mà ngồi. Hai con chở nhau đi mua rượu. Quãng đường đến quán bán tạp hóa chú Tiều cách
khoảng chừng 100m ngay cuối quận. Hai con khỉ chó vừa ra quân được chút đỉnh thì bị ngay chó
thiên hạ thấy ngộ quá, ào ra vồ chơi. Bị sự cố đột xuất, chó dông theo đường
chó, còn con khỉ hóng tuốt luốt lên cành cây gòn trốn thoát, nhưng cái chai
không xa xị bị quăng xuống đường bể chỉ còn cái cổ chai. Khi mọi sự mọi việc trở
lại bình thừơng, con khỉ bèn lượm cái cổ chai kẹp vào nách nhẩy lên lưng con
chó đi mua rượu tiếp. Đến tiệm của chú Tiều, con chó đứng ngoài, còn con khỉ
ung dung cầm cái cổ chai vào tiệm. Con khỉ há miệng lấy ra đồng 5 cắc đưa tận
tay cho chú Tiều và cái cổ chai. Chú Tiều nhìn cái cổ chai, đầu lắc lắc, tay
xua xua con khỉ đi chỗ khác. Con khỉ như hiểu ý, tay cầm cái cổ chai bể đi ra,
ung dung leo lên lưng con chó. Hai con lại chở nhau về lại thuyền. Về tới nơi,
con chó sủa lên vài tiếng rồi cụp tai rồi nằm chờ trên bờ. Con khỉ đi xuống
thuyền, tay đưa đồng 5 cắc cho chủ và tay kia đưa cái cổ chai bể. Lão già cầm
tiền và cái cổ chai, nhíu cặp lông mày suy nghĩ, chập sau lão kiếm một cái xị
không khác, quăng tõm xuống mặt sông. Con chó phóng xuống bơi, miệng ngậm lấy
cái vỏ chai không rồi bơi vào bờ. Hai con, một khỉ một chó, lại chở nhau đi mua
rượu. Lần này chú Tiều đong đầy xị rựơu trắng đưa cho con khỉ. Hai con lại chở
nhau hí hửng về tới thuyền. Ba thầy trò, con khỉ thì ăn chuối ăn kẹo, còn lão
già và con chó ăn cơm thừa của bá tánh bố thí. Bồi dưỡng xong xuôi, lão khề khà
uống ruợu, còn con chó nhẩy xuống khỏi thuyền ghé miệng xuống bờ sông làm một hơi
no kềnh, xong xuôi thi ba bà con đi ngáo.
CVM
No comments:
Post a Comment