Lời dẫn : "Bánh Chưng" xưa là đặc sản của các bộ tộc Việt, đặc trưng cho nền "văn minh lúa nước" ở vùng Lĩnh Nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Giao Chỉ)... nay còn lưu lại ở cố đô Lĩnh Nam (Tp Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông ) & miền bắc Việt Nam ta. Bánh Chưng ở Triệu Khánh gọi là "quả Chưng" hay "Quả chưng tống" được coi là "Trà điểm vương" (Vua món điểm tâm), còn ở ta theo sự tích đó là món Lang Liêu làm dâng Vua Hùng...
Bánh chưng Triệu Khánh & VN về công thức gói đều giống nhau, chỉ khác là bánh Chưng Triệu Khánh có hình 3 góc, 4 mặt (giống như "bánh Dợm- bánh nếp" ở Bắc Ninh) có ưu điểm là tận dụng được lợi thế của góc lá, buộc bánh được chặt hơn, còn "bánh Chưng Việt Nam" là hình vuông/ bánh Dày hình tròn- tượng trưng cho đất vuông/ trời tròn... Xưa nay ở ta Tết là phải có "bánh Chưng xanh / thịt mỡ/ dưa hành/ câu đối đỏ"... nếu không đủ các thứ đó thì chưa phải là Tết.
No comments:
Post a Comment