NGHE TIẾNG CUỐC KÊU NHỚ MẸ
Hầu như ở bất kỳ làng quê nào cũng đều có thể nghe được ba
âm thanh dung dị mà rất quen thuộc, khó quên trong đời – nhất là mỗi khi đi xa,
nhớ về Quê nhà. Đó là tiếng gà gáy, tiếng gù của chim cu, và tiếng cuốc kêu!
Tiếng gà gáy tản sáng – mà đặc biệt là tiếng gáy ban trưa vào mùa hè oi nồng,
khó ngủ. Tiếng chim cu gù đều đều, nhẫn nại, mà réo gọi trong không gian yên
vắng êm đềm của làng quê nơi các lũy tre hay góc hiên nhà. Và, nhất là tiếng
kêu tha thiết của chim cuốc nơi bờ rào, ngõ ngách um tùm của ruộng vườn.
Ba âm thanh
đơn giản mà quyến rủ ấy được mỗi người “chợt nghe” (hay lắng nghe) trong những
thời điểm khác nhau, với những tâm trạng cũng không hề giống nhau – nhưng,
dường như đều có một điểm chung là âm thanh ấy đã giúp khắc sâu trong tâm khảm
mối người những kỷ niệm không thể nào quên?
Nhà thơ
Nguyễn An Đình thì “Nghe Cuốc Kêu, Nhớ Mẹ”:
“Cuốc kêu trời mửng sáng rồi
Lom khom Mẹ
bắt ốc ngoài bờ ao
Cuốc kêu
xanh biếc vòm cao
Mồng tơi Mẹ
đỡ leo rào tre thưa…”
Mẹ ra đi từ
lúc “trời vừa mửng sáng” – nghĩa là chỉ mới “mửng” (chợt nhú lên một chút)
sáng, bóng người đi còn mờ mờ trong sương, mà Mẹ đã còng lưng trên ruộng nước
để mò tìm từng con ốc cho bữa cơm trưa. Khi tiếng cuốc kêu “xanh biếc vòm cao”
(lúc trời đã sáng tỏ), thì Mẹ lại cần cù bên bờ rào với từng ngọn mồng tơi vừa
bắt giàn. Mẹ không có chút thời gian ngơi nghỉ nào cho riêng mình. Mà Mẹ đã
suốt đời như vậy vì các con yêu thương.
Ốc bươu ngâm
nước vo gạo – rửa sạch luộc chín lấy ruột nấu canh với mồng tơi, là món ăn dân
dã, nhưng rất ngon ngọt, bổ dưỡng của người miền quê. Mẹ đã tần tảo, kiếm tìm
từng món ăn cho đàn con khi chúng còn đang ngon giấc…
Cho đến
khi:
“Cuốc kêu
giục nắng ban trưa
Mẹ còn nhổ
cỏ vẫn chưa thấy về”
Sau khi đã
nâng đỡ cho các ngọn dây mồng tơi leo lên bờ rào trước ngỏ, Mẹ lại bươn bả ra
đồng nhổ cỏ cho thửa ruộng đang làm đòng mãi cho đén lúc “Cuốc kêu giục nắng
ban trưa” mà vẫn còn mãi miết còng lưng với công việc dưới nắng trưa gay gắt
như thiêu. Trên lưng cõng nắng, dưới chân
ngâm nước – Mẹ không hề biết mỏi mệt chỉ vì đời sống và tương lai của các con.
“Bây giờ
biền biệt sơn khê
Chợt nghe
cuốc gọi, tứ bề quạnh hiu!”
Nhưng – bây giờ, lúc nầy đây, Mẹ đã không còn bên đời con nữa, tuy tiếng cuốc ngày nào vẫn còn vang vọng thiết tha từng hồi, như tiếng gào thét trong lòng con đang nhớ thương, tiếc nuối. Làng quê im vắng. Vườn nhà trống trải lạnh lẽo. Hai câu cuối của bài thơ "Bây giờ biền biệt sơn khê/ Chợt nghe cuốc gọi, tứ bề quạnh hiu!” như âm vang tiếng khóc lặng thầm kéo dài cả suốt một dời con còn lại…
Tiếng cuốc đòi
đoạn nức nở ngày xưa, mãi còn vang vang, mà
hình dáng Mẹ nay đã biền biệt phương nào?
Bài lục bát
như ca dao: Chơn phác mà thật nặng tình!
Quê nhà, tháng 6, 2012
No comments:
Post a Comment