THANH LỌC THÂN TÂM VÀ TẨY NGHIỆP
Phật giáo gọi nghiệp là (kamma). Kamma gồm nghiệp thiện,
nghiệp ác. Theo Dhamma thiền Vipassaana gọi là Sanhara. Sanhara là phản ứng của
tâm và tinh thần, hình thành hành động có dụng ý, tạo nên nghiệp. Nghiệp mang
lại hậu quả trong tương lai, hậu quả xấu do nghiệp ác, hậu quả tốt do nghiệp
thiện. Nghiệp liên quan chặt chẽ với nhân quả. Có nghĩa là trồng cây gì (nhân)
ta hưởng trái đó (quả). Không thể trồng cây ớt mà hưởng cà được. Nhân quả này
cũng là luật thiên nhiên trong qúa trình sinh hoại của vạn vật.
Nghiệp còn có sức mạnh lôi cuốn chúng ta theo dòng chảy của
nó. Khi gần qua đời, nghiệp nào được ta huân tập nhiều nó sẽ cuốn ta các nẻo
luân hồi theo nghiệp lực đã gieo. Sớm hay muộn cũng sẽ nhận quả, nhãn tiền hay
kiếp sau không thể tránh khỏi. Người xưa nói: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”
là vậy. Dù tin hay không tin, nghiệp luôn ảnh hưởng trên chúng ta. Đừng nghĩ
rằng chúng ta có khả năng ở ngoài vòng ảnh hưởng của nghiệp. Những người hành
nghề đồ tể không tin rằng việc giết quá nhiều súc vật sẽ ảnh hưởng đến họ, tin
hay không tin, họ đã gây đau khổ quá nhiều cho chúng sinh khác thì chắc chắn
đau khổ sẽ đến với họ.
Thiền Vipassana là từng bước một đi đến giải thoát. Dhamma
phương pháp tuyệt diệu để hóa giải những chướng ngại, thanh lọc thân tâm, tẩy
nghiệp. Tham dự KHÓA THIỀN VIPASSANA mười ngày là bắt đầu đi những bước đầu
tiền đến giác ngộ giải thoát, các bạn được thanh lọc thân tâm và tẩy nghiệp.
Khi thiền sinh chăm chỉ thiền một ngày mười giờ liên tục, cơ hội ô trược, của
những bất thiện nghiệp được nảy sinh, cho ta những chướng ngại để vượt qua, để
tẩy nghiệp cũ. Thông thường Khóa thiền có hơn 100 người. Nhờ cộng tu, nhờ công
lực, một thiền sinh ngồi thiền 10 giờ X 100 thiền sinh: 1000 giờ. Như vậy, nếu
ta chân thật, chăm chỉ tham dự một Khóa thiền ta có cơ hội tẩy nghiệp rốt ráo
hơn, mạnh mẽ hơn. Nếu như ta có nghiệp ác là một nắm muối, ta bỏ vào chỉ một ly
nước thiện nghiệp của ta vừa tạo ra, ta không thể uống nổi ly nước đó. Nhưng
nếu ta bỏ nắm muối vào dòng sông thiện nghiệp, ta sẽ uống ly nước trong dòng
sông đã có nắm muối của ta hòa tan một cách dễ dàng.
Thiền Vipassana chắc chắn đến giải thoát. Pháp Dhamma là
cách khơi một dòng sông thiện nghiệp. Tham dự Khóa thiền Vipasana là chúng ta
cùng nhau, cật lực khơi một dòng sông thiện nghiệp luân lưu bất tận để cuốn
trôi và hòa tan tất cả những bất thiện nghiệp trong quá khứ, vén dọn mình tinh
khiết, thanh tịnh cùng giúp nhau đi đến bến bờ giác ngộ giải thoát bằng cách
thanh lọc thân tâm và tẩy nghiệp.
Huế, ngày 09092014
Nguyễn Vinh Nguyên Hiển
No comments:
Post a Comment