Trên văn đàn
trong tỉnh gần đây có một số tác giả sử dụng hai từ "sông Vàm" để chỉ sông Vàm Cỏ Đông và núi Điện để chỉ núi
Bà Đen. Dùng như thề có chính xác không?
Nhớ ngày trước lúc
nhà văn Vân An còn sinh tiền và trong giai đoạn ông làm Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Tây
Ninh (và chính là vị thủ trưởng đầu tiên của tôi, người đã tận tụy dẫn dắt tôi
vào lỉnh vực hoạt động văn nghệ, báo chí) đã phản đối rất quyết liệt việc sử dụng
hai tiếng "sông Vàm". Với tư cách là nhà văn, nhà báo Nam Bộ sinh trưởng trên đất Tây Ninh, ông lý giải rất chí lý dựa vào sách "TỰ
VỊ TIẾNG NÓI MIỀN NAM" của học giả Vương Hồng Sển. Tôi xin được nhắc lại để
các bạn viết và bạn đọc cùng tham khảo để sử dụng từ ngữ tiếng Việt chính xác
hơn. Không chỉ có nhà văn Vân An mà nhiều cây bút có uy tín ở Tây Ninh và Nam Bộ
như Sơn Nam, Hi Đạm, Hoài Trinh, Thẩm Thệ Hà, Từ Trẩm Lệ đều đồng tình với
Vân An vì ông Vân An nhận định có cơ sở vững chắc.
Từ
"Vàm" rõ ràng là hoàn toàn
không thông dụng ở miền Bắc. Trong các tử điển xuất bản ở miền Bắc trước năm
1975 đều không có từ này! Thế nhưng ở
miền Nam "Vàm" được dùng rất nhiều
và trở nên phổ biến. Nhiều người
cứ tưởng đó là tiếng Việt nhưng thực sự
nó xuất phát từ tiếng Khmer mà ta đã Việt hoá từ thời Nam Tiến. Vàm do chữ
PAM, PÉAM của Khmer đã biến âm và hai từ này có nghĩa là cửa sông, cửa
biền và tử xưa đến bây giờ, "Vàm" chỉ được dùng ở miền Nam . Nhiều địa
danh và sông ngòi ở miền Nam có từ Vàm như Vàm Nao, Vàm Cống, Vàm Bến
Nghé, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây...
Vảm Cỏ (gọi theo
tử Hán Việt là thảo giang), Vàm Cỏ Đông (Người Pháp gọi là Vaico Oriantal và Vàm Cỏ Tây là Vaico
Occidental). Như vậy ta nên gọi
đầy đủ tên của con sông là Vàm Cò
Đông, Vàm Cỏ Tây hoặc gọi tắt là Vàm Cỏ. Còn
gọi là sông Vàm thì hoàn toàn không có ý nghĩa. Đã gọi là sông và còn
cộng với cửa sông nữa thì là gì nhỉ? Hãy sử dụng từ ngữ tiếng Việt một
cách thật chính xác như nhà thơ Hoài Vũ:
"Ở tận sông Hồng em có biết
Quê hương anh cũng có một dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông ơi! Vàm
Cỏ Đông!"
(Vàm Cỏ Đông)
Với việc dùng từ Núi Điện để chỉ núi Bà Đen cũng không chính xác. Chính ông Vân An cũng
hết sức phản đối và yêu cầu biên tập. Phóng viên của ông ngày ấy không được sử
dụng tùy tiện. Trong các sách báo, địa
lý, lịch sử, tư liệu khoa học đều sử dụng từ Núi Bà Đen hay Núi Bà. Trước kia
người dân địa phương quen gọi núi Bà là Núi Điện Bà vì trên núi có điện Bà thờ Bà Đen. Nếu gọi
núi Điện thì 2 từ núi và điện rất mâu thuẩn với nhau. Núi là ngọn núi đá hình thành trong trạng thái tự
nhiên, Điện Bà là nơi thờ tự được hình thành từ bàn tay con người. Gọi chung là
Núi Điện thì hoàn toàn vô nghĩa. Ta nên thống nhất gọi Núi Bà Đen hay Núi Bà là
đúng nhất.
PHAN KỶ SỬU-HỒNG CHUYÊN
No comments:
Post a Comment